Mô hình làm việc KASH x B là gì? Đây là một phương pháp quản lý hiệu quả được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong quản lý tài chính cá nhân. Trong bài viết này, hãy cùng giavang.com tìm hiểu kỹ hơn về mô hình làm việc KASH x B nhé.
Mục Lục
Mô hình làm việc KASH x B là gì?
K: Knowledge – Kiến thức
Kiến thức là một trong những yếu tố được đề cập đến đầu tiên trong mô hình làm việc KASH x B. Hiểu một cách đơn giản, kiến thức là sự nhận thức của một người về một vấn đề cụ thể, thường được tích lũy qua quá trình học tập, giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm.
Đây là nền tảng cho sự thành công của mỗi cá nhân. Hay nói cách khác, một người càng học nhiều thì trình độ của họ sẽ ngày càng cao và khả năng áp dụng kiến thức vào công việc càng lớn. Theo nhiều chuyên gia, mỗi cá nhân cần phải có kiến thức cơ bản trước khi phát triển đến những kỹ năng và thái độ.
A: Attitude – Activities
- Attitude: Như bạn đã biết, thái độ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hành động của mỗi con người. Thái độ có thể được hiểu là cách mà một người đối diện và giải quyết các vấn đề bằng cảm xúc và được thể hiện rõ qua hành vi của họ.Thái độ tích cực là sẽ là điều kiện cần để khích lệ một người nỗ lực làm việc và tối ưu hóa hiệu suất công việc.
- Activities: Việc áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tế công việc để tạo ra những trải nghiệm thú vị là một phương pháp tốt để cải thiện kỹ năng cá nhân. Vì vậy, hiện nay có nhiều người trở nên “nghiện” cảm giác này.
S: Skills – Kỹ năng
Thông thường, kỹ năng sẽ được phát triển từ khả năng tự nhiên của mỗi người. Ở đây nó được hiểu là những kỹ năng mềm, nằm ngoài phạm trù kiến thức chuyên môn, chẳng hạn như kỹ năng quản trị rủi ro, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh,…
Tuy nhiên, kỹ năng cũng có thể được hình thành từ năng lực, kinh nghiệm và quá trình đào tạo bài bản. Một cá nhân làm việc dựa trên kỹ năng cần kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố: Kiến thức (Knowledge), Thái độ (Attitude) và Hành động (Activities) để tạo thành Kỹ năng (Skills).
H: Habits – Thói quen
Thói quen được hiểu là những hành động lặp đi lặp lại nhiều lần bởi một người. Đôi khi, những hành động này được thực hiện mà không cần nỗ lực hay suy nghĩ. Không giống như kiến thức, thói quen không phải là thứ có thể học được mà là do chúng ta tự tạo ra.
Thói quen có thể được chia thành 2 loại: thói quen tốt và thói quen xấu. Thói quen tốt giúp nâng cao hiệu suất công việc. Ngược lại, khi áp dụng mô hình làm việc KASH x B, việc loại bỏ thói quen xấu là một thử thách lớn vì chúng thường được xây dựng dựa trên cảm xúc hơn là lý trí. Tuy nhiên, việc này không phải là không thể.
Để loại bỏ thói quen xấu trong quản lý tài chính, điều kiện tiên quyết là phải coi kiến thức và kỹ năng là nền tảng cho tư duy lý trí, từ đó đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn. Vì vậy, mỗi người nên hình thành những thói quen tốt ngay từ đầu.
B: Belief – Niềm tin
Mặc dù là một yếu tố được xếp sau cùng trong mô hình làm việc KASH x B, nhưng Niềm tin (Belief) lại có tác động quan trọng đến sự thành công của mỗi người. Khi bạn có niềm tin vào công việc, dự định và bản thân mình, điều đó sẽ trở thành nguồn động lực mạnh mẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu.
Cách áp dụng mô hình KASH x B để quản lý tài chính cá nhân
Về cơ bản, sự phát triển và nâng cao mô hình làm việc KASH x B phụ thuộc vào việc rèn luyện kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn của mỗi người. Từ đó, hình thành thái độ tích cực và tạo thói quen tốt trong quản lý tài chính. Cả 5 yếu tố của mô hình KASH x B cần phải được phát triển đồng bộ và chính xác ngay từ ban đầu.
Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu tài chính cho mình là tích lũy được 120 triệu đồng mỗi năm. Với tỷ suất sinh lời 12%/năm, sau 5 năm bạn sẽ có hơn 973 triệu, sau 10 năm có 2.4 tỷ và sau 20 năm có 9.8 tỷ.
Để đạt được tỷ suất sinh lời 12%/năm, bạn có thể tham khảo các yếu tố sau:
Kiến thức (K):
- Chứng khoán
- Thị trường, kinh tế vĩ mô
- Báo cáo tài chính
Kỹ năng (S):
- Định giá cổ phiếu
- Phân tích kỹ thuật giá cổ phiếu
- Phân bổ danh mục đầu tư một cách rõ ràng
Thái độ (A):
- Rèn luyện tư duy tích cực để tối đa hóa hiệu quả của mô hình KASH x B
Thói quen (H):
- Phân tích cổ phiếu trước khi thực hiện lệnh mua bán, tránh để thị trường chi phối
Niềm tin (B):
- Tự tin vào bản thân và các mục tiêu đã đặt ra.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết về mô hình làm việc KASH x B. Nếu bạn thực sự biết cách áp dụng mô hình KASH x B một cách nhuần nhuyễn vào quản lý tài chính cá nhân thì các hoạt động tài chính của sẽ bạn trở nên “hợp lý” và dễ dàng tính toán hơn. Nhờ đó, các khoản đầu tư của bạn cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn và có khả năng sinh lời cao hơn.
Xem thêm: