Mô hình giá flag được biết là một trong những mô hình giá phổ biến, xuất hiện thường xuyên và độ chính xác vô cùng đáng tin cậy. Đây có thể xem một trong những mô hình giá được nhiều trader lựa chọn. Vậy mô hình giá flag là gì? Làm sao để nhận dạng và cách giao dịch với mô hình lá cờ hiệu quả nhất? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Mô hình giá Flag là gì?
Mô hình giá flag còn có tên là mô hình cờ, là một trong những mô hình giá quan trọng dùng để dự báo tín hiệu giá tiếp tiếp diễn trong xu hướng tăng hoặc giảm.
Phân loại và đặc điểm và ý nghĩa mô hình giá Flag
Đặc điểm
Mô hình giá Flag được cấu tạo từ hai phần chính: cán cờ và lá cờ.
- Cán cờ: bộ phận thể hiện xu hướng hiện tại của thị trường trước khi phần lá cờ hoàn chỉnh. Đây cũng là dấu hiệu quan trọng quyết định xu hướng của giá sau cú breakout khỏi mô hình.
- Lá cờ: có dạng hình chữ nhật nằm ngang, so với hướng đi của cán cờ có xu hướng ngược lại và có thể chếch lên hoặc xuống một chút.
Xét về mặt cấu tạo: Phần lá cờ gần như tương tự kết cấu của mô hình chữ nhật, gồm hai đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Lúc mới hình thành, giá trong phần lá cờ nhìn chung di chuyển với biên độ rất hẹp. Sau đó, giá này bứt phá khỏi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, lúc này mô hình giá flag được xem là hoàn thiện.
Phân loại
Mô hình giá flag được chia làm hai loại cơ bản: Mô hình giá Bull Flag (Lá cờ tăng), mô hình giá Bearish Flag (lá cờ giảm).
- Mô hình giá lá cờ tăng: Phần cán cờ biểu thị sự tăng lên, còn phần lá cờ thì giá tăng từ đáy và biến động. Biên độ biến động giá cùng một kênh sẽ được hình thành từ 2 đường kháng cự và hỗ trợ có chiều hướng song song nhau.
Mô hình lá cờ tăng có thể nhận diện bằng các đặc điểm sau:
+Loại mô hình Flag này sẽ khởi đầu bằng một xu hướng tăng (phần cột cờ trong mô hình).
+Khi cột cờ được xác nhận, giá có xu hướng dịch chuyển trong một biên độ nhỏ, thường giảm xuống dưới một chút. Đây là phần lá cờ. Trong mô hình giá flag, 2 mép của lá cờ cần phải song song với nhau.
+Một mô hình cờ tăng chuẩn phần lá cờ không nên giảm xuống so với cột cờ thấp hơn ½.
+Trường hợp giá vượt lên trên kênh tích lũy, người chơi có thể xem đây là tín hiệu thực hiện lệnh bán. Khi đó giá thường có xu hướng dịch chuyển song song với hướng cột cờ hình thành trước đó.
- Mô hình cờ giảm: Phần cán cờ là một cây nến giảm giá, kèm theo đó các kênh giá ngắn hạn tăng nhẹ, sau đó chạm đường hỗ trợ. Trường hợp đường hỗ trợ dưới bị phá vỡ thì giá sẽ có xu hướng tiếp tục giảm mạnh.
Mô hình lá cờ giảm sẽ được xác định bằng các đặc điểm sau:
+Khi mới hình thành, loại mô hình giá Flag này sẽ có một đợt giảm giá, tiwf đó cấu tạo nên phần cột cờ.
+Sau khi phần cột cờ được xác định, giá thường dịch chuyển trong một biên độ hẹp và có xu hướng dốc lên phía trên. Đồng thời phần mép hai bên lá cờ cần phải song song với nhau.
+Trong mô hình từ giảm giá, phần lá cờ không được tăng cao quá ½ so với phần cột cờ.
+Khi giá phá xuống bên dưới kênh tích lũy, đây được xem thời điểm thích hợp để thực hiện lệnh bán. Tiếp đó, giá được dự đoán là sẽ dịch chuyển xuống phía dưới song song với hướng của cột cờ vừa được tạo thành.
Ý nghĩa giao dịch mô hình giá Flag
- Đối với mô hình giá flag, biên độ của những lá cờ cũng mang một ý nghĩa nhất định. Đối với kênh giá, biên độ của lá cờ cũng là điểm thể hiện rõ nhất khoảng cách giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự.
- Biên độ hẹp, cán cao là biểu hiện rõ ràng nhất trong top mô hình hiệu quả.
- Hiện tượng hồi lại trong kênh giá của mô hình thường đi ngược lại xu hướng của cán cờ. Nếu đoạn hồi lại cầu thành phần lá cờ và cùng chiều với xu hướng thì mô hình giá Flag này được xem là không hiệu quả.
Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình giá Flag
Một trong những mẹo mà để các trader trade lệnh thành công với mô hình giá Flag là dựa vào thời điểm kết thúc mô hình. Hoặc là có thể hiểu một cách đơn giản, khi giá breakout ra khỏi một trong hai đường xu hướng của mô hình, các nhà đầu tư sẽ tiến hành mua hoặc bán. Các trader có thể tham khảo các cách giao dịch sau đây:
Điểm vào lệnh
Có hai trường hợp xảy ra ứng với hai loại của mô hình giá Flag:
- Mô hình cờ tăng: khi giá phá vỡ đường xu hướng kháng cự, thực hiện lệnh buy.
- Mô hình cờ giảm: khi giá bứt ra khỏi khu vực hỗ trợ để xuyên xuống, thực hiện một lệnh sell.
Điểm cắt lỗ (stop loss)
Đặt stop loss là một trong những chiến lược hay giúp trader hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Đối với mô hình giá Flag, ta có thể thiết lập điểm cắt lỗ như sau:
- Mô hình giá cờ tăng: Điểm stop loss lý tưởng là đáy gần nhất của mô hình, cũng chính điểm thấp nhất của phần là cờ.
- Mô hình giá cờ giảm: đặt lệnh cắt lỗ stop loss tại đỉnh cao nhất của mô hình giá flag.
Điểm chốt lời (take profit)
Thiết lập điểm chốt lời tại điểm mà khoảng cách từ đó đến điểm vào lệnh bằng với chiều dài của cán cờ và cùng hướng với vị trí mở lệnh.
Kết luận
Nói tóm lại, mô hình giá Flag được xem là mô hình giá phổ biến và cung cấp tín hiệu chính xác, hữu ích cho các trader. Trong giao dịch, các trader cần tìm hiểu và nắm rõ từng thể loại của mô hình giá Flag để nhận diện và đặt lệnh cho phù hợp. Với bài viết trên đây, chúng tôi mong rằng có thể cung cấp những thông tin hữu ích về mô hình giá flag. Chúc các bạn giao dịch thành công.