Trong lĩnh vực Cryptocurrency, Light node được xem là một phần không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng blockchain hiện đại. Vậy light node là gì? So với full node thì cách hoạt động của loại node này có gì khác biệt? Ưu và nhược điểm khi chạy light node là gì? Cùng Giavang.com tìm hiểu thông qua bài viết sau đây!
Mục Lục
Light Node là gì?
Light Node chính là một loại node phổ biến thứ hai sau Full Node trong mạng lưới blockchain. Những node này sẽ đảm nhận vai trò lưu giữ các dữ liệu về block header (tiêu đề khối). Ngoài ra, Light Node còn có rất nhiều tên gọi khác nhau có thể kể đến như Lightweight node, Light client, Simple Payment Verification (SPV) node.
Xem thêm
- Full Node là gì? Cách hoạt động của Full Node trên mạng Blockchain
- Node là gì? Cách hoạt động của Node trong Blockchain
- Blockchain là gì? Tìm hiểu ứng dụng của nó trong thực tiễn
Cách hoạt động của Light Node
Light Node xét về cơ bản có thể được xem là một full node ở phiên bản rút gọn. Trong cơ chế hoạt động của light node trên blockchain, các full node sẽ đóng vai trò như là một bên trung gian để light node truy vấn dữ liệu về tiêu đề khối và sau đó truyền thông tin xác thực giao dịch đến blockchain.
Cụ thể, để xác nhận một giao dịch, các full node sẽ nhận các yêu cầu lọc dữ liệu do light node gửi đến. Lúc này, nhiệm vụ của light node là phải xác nhận những thông tin cần thiết như tiêu đề khối giao dịch trước đó, biên lai giao dịch (transaction receipt), số dư tài khoản,…
Bước tiếp theo, dựa trên thuật toán đồng thuận của blockchain, Lightweight node bắt đầu kiểm tra tính hợp lệ và xác thực giao dịch. Nếu việc xác thực giao dịch hợp lệ, các full node trong blockchain có thể nhận được một mã hash hoặc là trạng thái giao dịch đó do chính light node gửi đến.
Và để đồng bộ hóa với các dữ liệu mới nhất trên blockchain, Lightweight node sẽ phải thông báo cho full node để hỗ trợ trong việc cập nhật và xác nhận thông tin giao dịch mới bởi bản thân của light node không thể nào lưu trữ toàn bộ blockchain được.
Cuối cùng, để chắc chắn rằng các giao dịch đều được thêm vào blockchain một cách chính xác và an toàn, full node sẽ tiếp tục xác thực lại những thông tin trên một lần nữa.
Ưu và nhược điểm của Light Node
Ưu điểm
- Dễ thiết lập: Người dùng có thể chạy light node trên các thiết bị như laptop hay smartphone đều được bởi việc chạy light node không cần thiết phải dùng đến một lượng dữ liệu quá lớn và bộ nhớ cao như khi chạy full node. Hơn nữa, chi phí để vận hành khi chạy light node cũng sẽ khá rẻ.
- Tăng tốc độ giao dịch và đồng bộ: Để xác thực và cập nhật trạng thái các giao dịch, người dùng chỉ cần tải về và kiểm tra thông tin cần thiết. Qua đó, người dùng có thể tiếp nhận được những thông tin mới nhất một cách hiệu quả hơn.
Nhược điểm
- Phải phụ thuộc vào full node để cập nhật dữ liệu và xác thực giao dịch
Đôi khi việc chạy light node sẽ khiến người dùng gặp phải không ít khó khăn trong việc truy vấn dữ liệu nếu như không có đủ full node hoặc các full node đó không có độ tin cậy cao. Dẫn đến trong quá trình xác thực có thể bị gián đoạn hoặc xảy ra sai phạm.
- Không được tham gia vào quá trình đồng thuận
Light node có thể bị thiếu thông tin hoặc không thể đồng bộ được hoàn toàn với mạng vì chúng không lưu trữ toàn bộ blockchain gây ra sự không đồng thuận trên mạng lưới.
- Giới hạn chức năng
Lightweight node có thể bị hạn chế khả năng tương tác và thực hiện các hoạt động tiên tiến trên mạng blockchain bởi về bản chất chúng chỉ thực hiện được các chức năng cơ bản chẳng hạn như là xác thực giao dịch.
- Quy trình phức tạp
Không giống như khi chạy full node, quá trình truy cập dữ liệu khi chạy Lightweight node rất phức tạp và cần phải dành khá nhiều thời gian cho chúng.
Ai nên chạy Light node?
Xét về mặt lý thuyết, bất kỳ một cá nhân nào cũng có thể chạy được light node nếu họ có vốn kiến thức cơ bản về blockchain cũng như có máy tính (hoặc điện thoại) kết nối được với mạng Internet.
So với việc chạy full node, quá trình chạy Lightweight node sẽ đơn giản hơn rất nhiều nhưng vẫn yêu cầu người chạy phải bỏ ra nhiều thời gian và có kinh nghiệm kỹ thuật trong các công việc sau đây để đảm bảo cho không có sự cố xảy ra. Các công việc đó là: cài đặt phần mềm khách (client), định cấu hình các biến, tải xuống block header, giám sát các node,…
Chính vì vậy, những người có nhu cầu chạy Lightweight node thường được mạng blockchain khuyến khích là nên có chuyên môn kỹ thuật và quen với hệ sinh thái web3. Có một điều cần phải lưu ý nữa đó là đa phần những người chạy Lightweight node sẽ không nhận được lợi nhuận từ phí giao dịch. Đơn giản là họ chỉ muốn đóng góp vào những mạng lưới blockchain mà họ thật sự tin tưởng.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Light node cũng như nêu lên các đánh giá về những mặt ưu và nhược điểm khi người dùng chạy light node. Thông qua bài viết Giavang.com hy vọng sẽ giúp cho quý bạn đọc nắm được những thông tin tổng quan về loại node này để từ đó tự đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn cho riêng bản thân mình. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm