Lending Coin là một hình thức mà người dùng sẵn sàng mang đồng coin của mình cho người khác vay để nhận về lãi suất nhất định. Cùng giavang.com theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu chi tiết hơn về Lending Coin, cách thức hoạt động, ưu và nhược điểm của nó nhé!
Mục Lục
Lending trong tiền điện tử là gì?
Trước khi đi vào chi tiết về Lending Coin, chúng ta nên hiểu rõ khái niệm của Lending trong tiền điện tử. Lending, hay còn được gọi là cho vay, là một phương thức tài chính phi truyền thống mà người dùng có thể tận dụng tiền điện tử của mình để vay hoặc cho vay cho những người khác.
Điều đáng chú ý là việc cho vay và vay tiền bằng tiền điện tử này không cần thông qua các bên trung gian như ngân hàng. Thay vào đó, Lending Coin sử dụng công nghệ blockchain để xác nhận và ghi chép giao dịch, tạo ra sự minh bạch và toàn vẹn cho mọi hành động tài chính.
Tại các nền tảng Lending, người dùng có thể thế chấp tài sản là các loại tiền điện tử của họ để vay những loại tiền điện tử khác chẳng hạn như Bitcoin, các Altcoin hoặc Stablecoin.
Lending Coin là gì?
Lending Coin là một dạng tiền điện tử được thiết kế để tận dụng việc cho vay và vay mượn trên nền tảng blockchain. Lending Coin đưa ra cơ hội cho các nhà đầu tư sử dụng tiền điện tử của mình để cho vay và thu lợi nhuận từ việc này.
Tương tự như việc gửi tiền gởi truyền thống, việc cho vay tiền điện tử thông qua Lending Coin cho phép bạn nhận một khoản lợi nhuận hấp dẫn dựa trên số tiền bạn đầu tư và thời gian bạn cam kết.
Cách thức hoạt động của Lending Coin
Ba thực thể chính để có thể vận hành một lệnh vay thành công bao gồm:
- Người vay (Borrower): Đây là những người có nhu cầu vay 1 loại tiền điện tử nào đó. Họ sẽ phải thế chấp bằng một loại tiền điện tử khác để có thể thực hiện nhu cầu vay.
- Người cho vay (Lender): Đây là những người nắm giữ tiền điện tử nhàn rỗi, và họ có nhu cầu kiếm thêm thu nhập thụ động bằng việc cho người khác vay số tiền điện tử đó.
- Nền tảng Lending: Đây là các giao thức Lending thực thi các nhu cầu của Lender và Borrower.
Lender và Borrower sẽ cần thực hiện những điều sau để quy trình vay và cho vay diễn ra:
- Trước hết, Lender sẽ gửi và khóa (lock) tiền điện tử của mình vào giao thức Lending. Khi xuất hiện borrower, lender sẽ nhận được mức lãi suất tương ứng. Trong trường hợp, lender không muốn cho vay nữa thì họ có thể rút tiền về bất kỳ lúc nào.
- Borrower sẽ phải thế chấp tài sản để có thể nhận được khoản vay. Tài sản thế chấp sẽ được trả lại sau khi borrower hoàn trả khoản vay kèm lãi suất cho lender.
Ưu và nhược điểm của Lending Coin
Lending Coin cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của Lending Coin:
Ưu điểm
- Giao dịch nhanh chóng và thuận tiện: Lending Coin giúp giảm đáng kể thời gian và công sức liên quan đến quy trình vay và cho vay truyền thống.
- Tiết kiệm chi phí: Không cần thông qua các bên trung gian truyền thống như ngân hàng, Lending Coin tiết kiệm chi phí giao dịch và phí trung gian.
- Bảo mật: Các giao dịch sẽ được xác nhận và bảo vệ khỏi sự can thiệp của bên thứ ba
- Công bằng: Người nắm giữ Lending coin có cơ hội tác động đến mô hình hoạt đồng của giao thức.
Nhược điểm
- Rủi ro cao: Như bất kỳ hình thức đầu tư nào khác, việc cho vay qua Lending Coin đồng nghĩa với việc định cư một mức độ rủi ro cao.
- Quy định pháp lý: Trong một số quốc gia, việc hoạt động vay và cho vay sử dụng tiền điện tử có thể gặp khó khăn do quy định pháp lý chưa rõ ràng. Người dùng có thể gặp khó khăn trong việc tuân thủ các luật lệ, quy định liên quan đến thuế, giao dịch và báo cáo
- Biến động giá: Lending coin cũng được xếp chung hàng với các Altcoin. Đa phần các Altcoin vẫn đang sự ảnh hưởng từ biến động giá của BTC, đặc biệt là các Lending coin vốn hóa thấp.
Lịch sử phát triển của Lending Coin
Giai đoạn 1
Lending Coin bắt đầu phát triển từ năm 2017 khi mà một số nền tảng giao dịch tiền điện tử như Bitfinex và Poloniex, cho phép người dùng cho vay hoặc vay các đồng coin nhàn rỗi để kiếm lợi nhuận từ lãi suất. Đây là thời điểm người dùng có thể vay và nhận về tài sản là stablecoin tập trung.
Stablecoin được hiểu là các đồng tiền điện tử được niêm yết theo tỷ lệ 1:1 với đồng đô la Mỹ. Người dùng sẽ cần phải có tài sản đối ứng tương đương với 1 USD để sở hữu stable coin. Và khi người dùng trả lại 1 stablecoin thì họ sẽ nhận về 1 USD.
MakerDAO là một ví dụ điển hình cho giai đoạn 1. Người dùng có thể vay DAI stablecoin để chi tiêu trên các giao thức khác của DeFi thông qua nền tảng này. Việc kiểm soát quá trình vay và cho vay sẽ dựa trên hợp đồng thông minh (smart contract) trên Ethereum.
Giai đoạn 2
Giai đoạn này có sự xuất hiện của các Lending coin nhằm mang đến nhiều quyền lợi hơn cho người dùng. Một ví dụ điển hình đó là compound. Người dùng sẽ được thừa hưởng lãi suất và còn được khuyến khích gia tăng các hoạt động vay và cho vay trên giao thức thông qua phần thưởng là COMP Lending cooin.
Bắt đầu từ đó, thị trường DeFi nở rộ mô hình này và tung ra nhiều mô hình khác nhau chẳng hạn như Yield Farming hoặc Liquidity Mining nhằm thu hút người dùng.
Tại một số thời điểm, tỷ lệ APY trên các giao thức này lên đến hàng ngàn phần trăm do phần thưởng cho người dùng từ các giao thức là các Lending coin và bằng một cách nào đó giá Lending coin tăng mạnh. Từ đó khiến cho dòng tiền đổ mạnh vào DeFi
Nhà giao dịch nào phù hợp với Lending Coin?
Bất kỳ ai cũng có thể giao dịch Lending coin. Tuy nhiên, để có thể phát huy một cách tối đa tiềm năng của coin này.
Lending Coin sẽ phù hợp với những nhà giao dịch thường xuyên có nhu cầu vay tiền điện tử.
Đối với những người có kiến thức và kinh nghiệm về tiền điện tử, Lending Coin có thể là một cách tốt để đa dạng hóa portfolio đầu tư và tạo ra một nguồn thu nhập thụ động.
Có nên cho vay tiền điện tử không?
Nếu bạn đầu tư vào tiền điện tử, bạn có thể cân nhắc việc cho vay nó như một cách để tăng số tiền nắm giữ của mình. Trước tiên, hãy xem xét các nền tảng cho vay để xem liệu bạn có cảm thấy thoải mái với bất kỳ nền tảng nào trong số đó hay không và tìm hiểu xem bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền lãi.
Quyết định cho vay tiền điện tử cuối cùng phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Đầu tư vào tiền điện tử vốn đã là một rủi ro khi xem xét sự biến động của thị trường. Việc cho vay sẽ tạo thêm một số rủi ro mới cho phương trình vì có khả năng bạn sẽ mất tiền. Nhiều nhà đầu tư cho vay tiền điện tử mà không gặp vấn đề gì, nhưng điều đó không đảm bảo rằng nó an toàn. Dành thời gian đánh giá những ưu và nhược điểm trước khi bạn quyết định.
Kết luận
Lending Coin đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thế giới tài chính tiền điện tử. Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm Lending trong tiền điện tử, cách thức hoạt động của Lending Coin, vai trò của nó trong quy trình cho vay và cho vay, cũng như những ưu và nhược điểm của Lending Coin.
Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết cùng giavang.com.