Layer 2 một blockchain thuộc trong chuỗi các hệ thống “State Of”. Với tần suất sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy cụ thể hơn, Layer 2 là gì, nó có tầm quan trọng như thế nào? Cùng giavang.com nghiên cứu qua các danh mục sau nhé!
Mục Lục
Bản chất của Layer 2 là gì?
Layer 2 là một mảnh ghép quan trọng của crypto, là lớp thứ 2 nằm trên lớp Blockchain (lớp nền tảng). Chúng được kế thừa từ các đặc tính ban đầu của lớp layer 1.
Hiểu đơn giản, Layer 2 sẽ được sử dụng cho các giao thức được tạo ra để mở rộng ứng dụng thông qua các cách xử lý giao dịch ngoài Ethereum Mainnet. Đa số các Layer 2 sẽ nhắm tới việc tăng tốc độ giao dịch, tăng thông lượng, giảm phí gas đáng kể so với layer 1.
Hơn hết, Layer 2 có thể phát triển tại bất kỳ các blockchain nào, đặc biệt ở các quy mô lớn. Mỗi Layer 2 luôn có những dApp để tạo nên một hệ sinh thái đầy đủ. Từ đó, chúng sẽ cùng kết hợp với các hệ thống như Lending/Borrowing, Gaming/NFT, AMM DEX, …
Tầm quan trọng đến từ các Layer 2 như thế nào?
Sự tác động của Layer 2
Đặc trưng cơ bản của Layer 2 là scalability (tính mở rộng). Trong khi đó, Ethereum – là nền tảng smart contract hiện nay. Nền tảng này dường như luôn phải đối mặt với các vấn đề phí gas tăng cao. Đặc biệt là tốc độ xử lý chậm, gây tắc nghẽn trên diện rộng.
Để tối ưu hóa được tình trạng này, các Layer 2 đã dần được hình thành để hỗ trợ người dùng cũng như các nhà phát triển. Chúng sẽ đảm nhận vai trò mở rộng, giảm phí giao dịch đáng kể. Trong khi, vẫn đảm bảo duy trì được bản chất cốt lõi phi tập trung của blockchain Ethereum.
Thực trạng gián đoạn tại các chain trên thị trường
Theo đánh giá, không chỉ Ethereum mới gặp các vấn đề khó khăn trong quá trình mở rộng. Hay những Bitcoin cũng chỉ có thể dễ dàng xử lý trong khoảng thời gian trung bình từ 7 giao dịch/giây.
Mà những kiểu chain khác như Avalanche, BNB Chain hoặc Polygon, … Cũng vẫn thường xuyên bị gián đoạn/tắc nghẽn trong những khoảng thời gian cao điểm. Từ đó, nhu cầu phát triển các chuỗi giải pháp nhằm mục đích mở rộng mạng lưới trở nên rất cần thiết.
Đặc biệt là sự hình thành của Layer 2 – một trong những giải pháp tối ưu cho vấn đề này.
Chức năng của Layer 2 trong hệ sinh thái
Sự hiện diện của Layer 2 đã giúp hệ thống sinh thái tối ưu được nhiều vấn đề như sau:
- Tối ưu hóa khả năng xử lý các giao dịch, giảm thiểu các vấn đề tắc nghẽn mạng lưới. Mang đến sự trải nghiệm tối ưu nhất cho mọi đối tượng người dùng.
- Phát triển nhanh chóng hệ thống mạng lưới chuyên dụng, đáp ứng mọi mục đích sử dụng của các nhà mạng. Từ đó, giúp cơ chế hoạt động có thể phát triển mạnh tại các quy mô rộng lớn hơn.
- Layer 2 không cần phải đánh đổi tất cả các đặc tính liên quan như bảo mật/phi tập trung. Mà nó hoàn toàn vẫn có thể đạt được sự mở rộng nhất quán nhất. Bởi Layer 2 được phát triển trực tiếp ở phía trên mạng.
- Gói gọn được nhiều giao dịch hợp nhất thành một để xử lý hiệu quả nhất nhằm giảm phí gas. Từ đó, mọi đối tượng người dùng sẽ dễ dàng tiếp cận đến hệ thống này hơn.
Một số giải pháp Layer 2 nổi bật hiện nay
Plasma
Plasma cho phép tạo nên các chuỗi blockchain con (child chain). Những cấu trúc này có khả năng hoạt động riêng biệt và độc lập với nhau. Nhưng chúng vẫn đảm bảo khả năng tương tác với blockchain gốc Ethereum.
Hoạt động giao tiếp này sẽ được thực hiện bằng cách kết hợp Merkle-Tree và smart contract. Điểm hạn chế của Plasma là khoảng thời gian rút tiền từ hệ thống Layer 2 về Ethereum gốc khá lâu.
Một số dự án nổi bật đã sử dụng Plasma trên thị trường hiện nay là:
- OMG Network
- Loom Network
- Matic Network
State Channels
State Channels cho phép người dùng thực hiện giao tiếp 2 chiều giữa các blockchain. Điều này làm giảm thiểu tối đa khoảng thời gian chờ đợi khi không có sự xuất hiện của bên thứ ba. Chẳng hạn như miner.
Bản chất của State Channels cực kỳ an toàn. Bởi khi đó, chỉ có những đối tượng trực tiếp tham gia giao dịch mới nắm rõ được thông tin. Đối với blockchain Ethereum thì hoàn toàn ngược lại. Chúng dường như sẽ đảm nhận vai trò ghi lại tất cả các giao dịch qua một số cái.
Từ đó, mọi đối tượng tham gia sẽ dễ dàng thực hiện kiểm toán một cách công khai. Một số dự án có mặt State Channels như Celer Network hay Raiden Network, …
Rollups
Rollups đảm nhận nhiệm vụ mở rộng các quy mô của Layer 2 thực hiện các giao dịch ngoài Layer 1. Giúp hệ thống cập nhật và đăng các dữ liệu liên quan từ các giao dịch thực tế trên đó. Tăng thông lượng giao dịch nhanh chóng, giảm phí gas đáng kể cho người dùng.
Rollups sẽ được phân định thành 2 mô hình bảo mật chuyên biệt như sau:
- Optimistic Rollups: Khi các giao dịch đã được xử lý hoàn toàn và thông tin được gửi lên các mạng lưới. Giả sử, các giao dịch này là hợp lệ cho đến khi xuất hiện ai đó gửi minh chứng cho sự gian lận/sai này.
- Zero-Knowledge Rollups: Các bản này sẽ thực hiện chạy tính toán theo dạng off-chain. Tiếp đó, sẽ tiến hành gửi bằng chứng hợp lệ cho các chuỗi cơ sở hoặc mainchain gốc.
Lưu ý, các mainchain này chỉ thực sự chấp nhận khi các thông tin giao dịch có thể xác định bằng mật mã. Các dữ liệu mặc nhiên là sai cho đến khi có minh chứng đúng.
Sidechains
Sidechains giữ vai trò mở rộng quy mô cho các Layer 2 chạy riêng biệt so với blockchain gốc. Cơ chế hoạt động cốt lõi của quá trình này là đồng thuận độc lập. Cụ thể, chúng sẽ đảm nhận các vai trò sau:
- Tối ưu hóa hệ thống để nâng cao được khả năng mở rộng.
- Đảm bảo tốc độ xử lý các giao dịch mượt mà nhất.
Tuy nhiên, tại các tình huống này, hệ thống blockchain phải tiến hành xác định các giao dịch. Từ đó mới có thể duy trì được tính năng bảo mật cũng như khả năng xử lý tranh chấp.
Khác với state channels, Sidechains cho phép ghi lại tất cả các giao dịch thực tế trong sổ cái. Nếu một Sidechains gặp trở ngại về bảo mật thì nó vẫn hoàn toàn không ảnh hưởng đến các hệ thống khác.
Các mặt hạn chế đến từ Layer 2
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội mà Layer 2 mang đến cho mọi đối tượng người dùng. Thì giải pháp này vẫn vướng phải một số những mặt hạn chế liên sau đây.
Phí giao dịch cao
Layer 2 có khả năng tối ưu hóa được lượng phí gas hiệu quả hơn so với Layer 1. Đồng thời, chi phí giao dịch trên Layer 2 hoàn toàn thấp hơn so với Layer 1. Tuy nhiên, theo thống kê ở thời điểm hiện tại thì nó vẫn còn khá cao. Điều này dẫn đến việc chuyển từ Layer 1 sang Layer 2 là một vấn đề khá nan giải.
Có thể hiểu, mức tiết kiệm chi phí hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống Layer 2. Trong đó, plasma, sidechains và channels là dòng kinh tế nhất. Trong khi, Layer 2 lại có thể cho phép lưu trữ dữ liệu trên Layer 1 tiết kiệm hơn.
Sidechains khó có thể tương tác với nhau
Hạn chế lớn nhất của các Layer 2 khi sử dụng Sidechains là khó có thể tương tác. Giả sử, bạn là liquidity provider cho các Uniswap trên hệ thống Ethereum. Khi đó, bạn sẽ phải chịu một khoản phí gas khá cao mỗi khi thực hiện các hoạt động thanh khoản.
Lúc đó, Uniswap sẽ mở ra một thị trường mới trên hai hệ thống sidechains Ethereum riêng biệt. Trên thực tế, bạn phải tiến hành chia thanh khoản giữa các Layer 2. Hoặc phải chọn 1 cái thay thế vì cho cái còn lại.
Nếu xuất hiện nhiều Layer 2 như vậy sẽ dẫn đến các phân mảnh thanh khoản. Trong khi, các giải pháp Cross-chain Bridge lại chưa được ra mắt đại trà.
Bệ phóng Layer 2 thực sự có hiệu quả trong tương lai?
Theo đánh giá, với lộ trình phát triển đang dần tập trung vào các chuỗi Rollup của Ethereum. Kết hợp cùng với sự phát triển của các giải pháp Layer 2. Tất cả những cơ sở này đã tạo nên một tiền đề vững mạnh cho sân chơi của Rollup trong tương lai.
Nếu các dự án tiên phong vẫn tiếp tục phát triển và giữ vững được thị phần của mình. Chắc chắn chúng sẽ mang đến một làn sóng mới cho các giải pháp Layer 2. Đặc biệt là các giải pháp Layer 2 sử dụng đồng thời cả Optimistic Rollups cũng như Zk Rollups.
Tiềm năng thu hút dòng tiền và nhiều cơ hội lợi nhuận mới được mở ra. Các Layer 2 này có thể phát triển đồng thời trên các Solana, BNB Chain, Polygon, … Lưu ý, bản chất của Layer 2 là giúp Layer 1 tăng thêm khả năng mở rộng. Do đó, chỉ có những Layer 1 thực sự thu hút mới có thể liên kết được với những giá trị mới để phát triển.
Lời kết
Ethereum luôn có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng trên thị trường hiện nay. Để tối ưu hóa được vấn đề mở rộng thì các giải pháp Layer 2 thực sự rất cần thiết trong tương lai.
Hướng dẫn đầu tư bitcoin dành cho mọi đối tượng