Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả luôn là một trong những điều cần thiết lập. Bởi khi đó, các kế hoạch này sẽ góp phần không nhỏ giúp bạn sử dụng nguồn vốn của mình hiệu quả hơn. Vậy làm thế nào để lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thông qua các App và Excel? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng với Giavang.com tìm hiểu ngay bài viết phân biết sau đây nhé!
Mục Lục
- 1 Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là gì?
- 2 Lợi ích của việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
- 3 Các mục cần có trong bảng kế hoạch tài chính cá nhân
- 4 6 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
- 5 Những lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
- 6 Phương pháp quản lý kế hoạch tài chính
- 7 Lời kết
Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là gì?
Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là một bảng thống kê toàn bộ các khoản chi phí, nguồn tiền của bản thân. Dựa trên cơ sở này, mọi người dùng sẽ dễ dàng quản lý được các hoạt động chi tiêu, thu chi, tiết kiệm hoặc tham gia đầu tư của bản thân.
- Ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ vay tiền nhanh
- Tất toán là gì? Những thủ tục và hồ sơ chuẩn bị để tất toán
- Nợ quá hạn là gì? Nợ quá hạn có phải là nợ xấu không?
- Khẩu vị rủi ro là gì? Chiến lược đầu tư cho từng cấp độ khẩu vị rủi ro
Hiện nay, việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân thường sẽ được thiết lập từ những công thức chung. Điều này sẽ phần nào giúp mọi đối tượng người dùng dễ dàng kiểm soát được nguồn tiền chính xác và hiệu quả nhất.
Lợi ích của việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân sẽ mang đến rất nhiều khoản lợi khác nhau. Trong số đó, đáng kể đến những lợi ích cơ bản sau đây:
- Đảm bảo được nguồn tài chính lâu dài cho gia đình cũng như bản thân.
- Chủ động được nguồn tài chính dành riêng cho các trường hợp khẩn cấp trong cuộc sống.
- Dễ dàng đi đến mục tiêu tự do tài chính trong khoảng thời gian sớm nhất có thể.
- Giảm thiểu các gánh nặng về mặt tài chính cho cuộc sống của chính bản thân bạn cũng như gia đình.
- Dễ dàng tham gia các hoạt động đầu tư sinh lời một cách hiệu quả và thiết thực nhất.
Các mục cần có trong bảng kế hoạch tài chính cá nhân
Mục tiêu tài chính
Xác định rõ được mục tiêu tài chính sẽ giúp bản thân dễ dàng lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Dựa trên mục đích này, chúng ta mới bắt đầu triển khai và xây dựng nên các hướng đi phù hợp nhất. Để có được một mục tiêu dài hạn và đi đến các định hướng đúng đắn đòi hỏi chính bản thân bạn phải trả lời được những câu hỏi mấu chốt.
Sau đây là một số những câu hỏi cụ thể giúp bạn dễ dàng hình dung rõ hơn về các mục tiêu tài chính về nhà cửa.
- Bạn mong muốn mua nhà chung cư hay nhà mặt đất? Số lượng thành viên sinh sống trong ngôi nhà như thế nào?
- Muốn mua nhà ở tỉnh hay một thành phố bất kỳ?
- Địa điểm cụ thể mà bạn mong muốn mua nhà tại vị trí tỉnh/thành phố đó?
- Mục đích mua nhà dùng để ở, kinh doanh hay sử dụng cho những mục tiêu khác?
- Diện tích căn nhà mà bạn đang muốn mua sẽ giao động với diện tích bao nhiêu m2?
- Kiến trúc, nội thất trang trí căn nhà được xây dựng theo chiều hướng nào?
Các khoản thu chi chi tiết
Các khoản thu chi chi tiết được thể hiện theo từng ngày/tháng/quý/năm là cơ sở giúp bạn tính toán được số dư trong tài khoản của bạn. Mặt khác, bạn cũng có thể dễ dàng kiểm soát được lượng chi tiêu trong tháng này như thế nào. Nếu chi tiêu quá nhiều thì nên điều chỉnh sao cho hợp lý. Ngược lại, nếu chi tiêu phù hợp thì số tiền còn dư sẽ được dùng để đầu tư vào việc gì.
Hiện nay, để thống kê được các khoản thu chi cần thiết này đa số nhiều người dùng sẽ lựa chọn sử dụng sổ tay, excel, … Mỗi cách sẽ đều có ưu nhược điểm riêng biệt tùy thuộc vào mỗi đối tượng.
Mốc thời gian hoàn thành
Khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân thì mốc thời gian hoàn thành là điều rất quan trọng. Với những mục tiêu ngắn hạn, tốt nhất bạn nên lựa chọn bắt tay vào thực hiện ngay. Riêng với các mục tiêu dài hạn, hãy chia nhỏ mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ kèm các mốc thời gian biểu riêng. Việc chia nhỏ thời gian sẽ giúp bạn dễ dàng nắm rõ được kết quả của các mục tiêu này.
6 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Đánh giá tình hình tài chính cá nhân
Đánh giá tình hình tài chính cá nhân yêu cầu bạn phải liệt kê chi tiết được các khoản tài chính như: thu nhập, khoản nợ, khoản cho vay, chi phí sinh hoạt, … Những mục này càng nêu rõ thống kê chi tiết sẽ càng có lợi cho bạn trong việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân. Để thuận tiện, bạn có thể tải ngay các app để quản lý các khoản chi tiêu cá nhân.
Đặt ra mục tiêu tài chính cần đạt được
Ghi rõ các mục tiêu tài chính mà bạn mong muốn nhất (có thể là mục tiêu chi tiêu/mục tiêu tiết kiệm). Ví dụ, nếu bạn muốn mua nhà thì cần phải tiết kiệm trong thời gian bao lâu? Số vốn mua nhà cụ thể sẽ đạt khoảng bao nhiêu là phù hợp nhất?
Loại bỏ chi tiêu không cần thiết
Theo nhiều đánh giá, việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân còn giúp bạn dễ dàng thiết lập nên các chi tiêu tối ưu hóa nhất. Đặc biệt, dựa trên bảng thống kê chi tiêu, người dùng sẽ bắt đầu cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không thực sự cần thiết.
Khi loại bỏ thành công những khoản chi tiêu này, nó sẽ giúp bạn dễ dàng tiến gần hơn với kết quả quản lý tài chính. Vì đôi khi, có những mục chi tiêu sẽ không mang lại cho bản thân những giá trị lợi ích lâu dài nào cả. Đôi khi nó chỉ là những vấn đề thỏa mãn cảm xúc ở thời điểm hiện tại.
Ví dụ, bạn đang thấy có một thỏi son giảm giá nhưng bản thân bạn hiện đang có rất nhiều dòng son rồi. Thì tốt nhất, hãy loại bỏ chi tiêu không cần thiết này ra khỏi danh mục chi tiêu của bản thân.
Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết
Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân có thể được thiết lập trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, để dễ dàng lập được kế hoạch chi tiết nhất đòi hỏi bạn phải hiểu rõ các cách lập cơ bản sau đây:
- Quy tắc 50/20/30: 50% dành riêng cho các khoản chi thiết yếu, 20% dành để tiết kiệm/trả nợ, 30% dành cho tiêu dùng cá nhân.
- Quy tắc 6 chiếc hũ: hũ 1 – 55% cho nhu cầu thiết yếu, hũ 2 – 10% cho các kênh đầu tư từ số tiền nhàn rỗi, hũ 3 – 10% cho gửi tiết kiệm, hũ 4 – 10% cho hưởng thụ, hũ 5 – 10% cho giáo dục, hũ 6 – 5% cho từ thiện.
Xác định thời gian hoàn thành mục tiêu
Sau khi xác định được các mục tiêu tài chính cốt lõi mà bản thân mong muốn hướng đến. Mỗi cá nhân sẽ tiếp tục nghiên cứu, xác định được thời gian thực hiện như thế nào là hợp lý nhất. Việc xác định thời gian hoàn tất mục tiêu sẽ có ý nghĩa khá quan trọng cho tất cả mọi cá nhân. Nếu không có mục tiêu hoàn thành thì nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả thực hiện.
Mục tiêu ngắn hạn thì nên bắt tay vào thực hiện ngay, ngược lại đối với mục tiêu dài hạn thì nên chia nhỏ thời gian thực hiện dựa trên tổng thời gian hoàn tất mục tiêu đó. Ví dụ, bạn đang cần số tiền 10 triệu để đi Hà Nội thì trong 3 tháng bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền là phù hợp nhất.
Tuân thủ bảng kế hoạch tài chính
Bất cứ một bảng kế hoạch tài chính nào cũng vậy, để có thể thành công bạn cần phải có kỷ luật nhằm đảm bảo thực hiện theo các quy tắc đã đề ra. Chắc chắn sẽ không có bất kỳ kế hoạch nào được hoàn tất nếu chúng bị bỏ giữa chừng và không nghiêm túc thực hiện.
Những lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Trước khi bắt đầu lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, bạn cần nên cân nhắc những lưu ý liên quan sau đây:
- Nên lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đúng với các định hướng gần nhất mà bản thân có thể thực hiện được. Tuyệt đối không nên đặt kế hoạch quá xa vời.
- Thường xuyên theo dõi bảng kế hoạch tài chính của bản thân để có thể điều chỉnh sao cho hợp lý nhất.
- Có thể kết hợp thêm các tính năng, ứng dụng thông minh để điều chỉnh kế hoạch trực quan nhất.
Phương pháp quản lý kế hoạch tài chính
Sử dụng app quản lý chi tiêu
Sử dụng app quản lý chi tiêu là một trong những cách xác lập kế hoạch quản lý tài chính khá hiệu quả. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh là bạn đã có thể thống kê được những khoản chi tiêu dễ dàng. Bởi hầu hết, những ứng dụng này sẽ đều tích hợp vô vàn những tính năng tính toán thông minh nhất. So với các nền tảng excel thì các ứng dụng này sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.
Sử dụng bảng excel quản lý kế hoạch tài chính
Phương pháp này cực kỳ rất được các nhân viên văn phòng lựa chọn và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Thông qua giao diện này, người dùng hoàn toàn có thể dễ dàng tạo lập nên các bảng chi tiêu hàng loạt dễ dàng. Mặt khác, dựa trên excel bạn còn có thể đánh giá so sánh với các khoản thu chi theo những sơ đồ/biểu đồ dễ dàng.
Tuy nhiên, đa số người dùng sẽ có xu hướng sử dụng các bảng excel trên hệ thống máy tính. Điều này đôi khi khiến người dùng cảm thấy khá bất cập. Chưa kể đến vấn đề, một số đối tượng người dùng không biết sử dụng các tính năng của excel.
Lời kết
Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn dễ dàng tiết kiệm được số tiền mong muốn nhất. Hy vọng những kiến thức hữu ích mà Giavang.com nêu trên sẽ góp phần giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức cần thiết nhất trong việc quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả nhất có thể.
Xem thêm