Đá cẩm thạch là một loại đá quý hiếm luôn được nhiều người dùng lựa chọn và tìm kiếm trên thị trường hiện nay. Giá trị của đá không chỉ thể hiện qua số tiền mà nó còn phụ thuộc vào việc đá có lên nước đẹp khi sử dụng hay không. Vậy hiện tượng đá lên nước là gì? Làm sao để đá cẩm thạch lên nước? Cách nhận biết cẩm thạch lên nước ra sao? Cách làm cho cẩm thạch bóng như thế nào? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Đá cẩm thạch lên nước là gì?
Thông tin về đá cẩm thạch
“Đá cẩm thạch (Jade) được hình thành và tạo nên do quá trình biến đổi địa chất của trái đất (xuất hiện từ hàng triệu năm về trước). Vì thế mà dòng đá này sở hữu nhiều đặc điểm, tính chất cũng như màu sắc khá đa dạng với nhiều vân đá độc đáo. Thành phần cấu tạo nên Jade gồm có canxit có màu trắng nguyên bản và màu sắc của chúng có thể thay đổi bởi các khoáng chất tự nhiên khác được trộn lẫn.”
- Đá ruby hợp mệnh gì? Đá Ruby có hợp với mệnh Kim không?
- Ngọc Jadeite là gì? Đá cẩm thạch (Jadeite) giá bao nhiêu?
- Spinel là đá gì? Đá spinel giá bao nhiêu? Cách nhận biết đá spinel giả
- Nguyên nhân khiến đá cẩm thạch bị nứt? Cách xử lý và bảo quản ra sao?
Một vài đặc điểm tự nhiên của cẩm thạch:
- Cấu trúc tinh thể: Hệ tinh thể đơn nghiêng.
- Màu: Xanh lục, vàng, nâu, huyết, đen, …
- Độ cứng theo thang Mohs: 6.0 -7.0
- Trọng lượng riêng: 1.600 – 1.688
- Lưỡng chiết suất: 0.020 – 0.027, …
Đá được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác nhau trên khắp thế giới, cụ thể như Trung Quốc, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Myanmar, … Đá có tác dụng lưu thông và cân bằng năng lượng cơ thể con người cũng như hỗ trợ chức năng cho các cơ quan gan/thận, …
Hiện tượng đá lên nước là gì?
Hiện tượng đá lên nước là hiện tượng đá thiên nhiên trở nên bóng sáng và có màu sắc đậm hơn sau một thời gian sử dụng. Thậm chí có nhiều trường hợp đá ánh lên những màu sắc tươi tắn. Với những viên đá sở hữu vân mờ nhạt thì chúng sẽ dần tiêu biến đi theo thời gian. Thông thường, đá lên nước có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Mồ hôi: Mồ hôi của con người thường chứa nhiều chất khoáng và các axit tự nhiên. Những chất này sẽ phản ứng với các thành phần của đá giúp đá tự nhiên trở nên sáng bóng.
- Tia UV: Nguồn tia UV xuất phát từ nguồn ánh sáng mặt trời có thể tác động đến các thành phần của đá giúp màu sắc của đá đậm hơn, …
Lưu ý, thời gian lên nước của mỗi loại đá hoàn toàn khác nhau. Đối với những loại đá cẩm thạch tự nhiên chưa qua bất kỳ khâu xử lý nào thì thời gian lên nước chỉ mất khoảng 1 tuần sử dụng. Giá trị của chúng càng đắt khi đá lên nước càng nhanh và rõ. Ngược lại, đối với những sản phẩm đã được qua xử lý bằng nhiệt hoặc dùng hóa chất để nhuộm thì khả năng lên màu sẽ lâu hơn. Vì cấu trúc của đá khi đó đã bị phá vỡ và không còn giữ nguyên hiện trạng như ban đầu.
Làm sao để đá cẩm thạch lên nước?
“Kết duyên ngọc” là một thuật ngữ thường được nhiều người nhắc đến khi sử dụng đá cẩm thạch. Hay còn được gọi là đá cẩm thạch lên nước. Như đã được đề cập thì những viên đá cẩm thạch tự nhiên sẽ có thời gian lên nước nhanh chóng còn những viên đá đã qua xử lý thì thời gian lên nước khá lâu. Vậy làm sao để đá cẩm thạch lên nước đẹp? Đối với các trường hợp này, để đá lên nước đẹp bạn cần thực hiện các cách sau:
- Dùng dầu máy khâu: Sử dụng khăn mềm được thấm với dầu máy khâu để lau đá cẩm thạch. Thông thường chỉ cần sau 4 ngày là đá đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt khi các vết nứt dần biến mất và bề mặt đá sẽ dần bóng sáng lên nước đẹp nhất.
- Không đặt đá gần các chất tẩy rửa mạnh: Trong quá trình sử dụng đá cẩm thạch, người dùng tuyệt đối không được để đá tiếp xúc với các chất hóa học có chất tẩy rửa cao. Vì khi đó các chất hóa học này sẽ phá vỡ đi cấu trúc của đá. Ngoài ra, bạn nên dùng khăn mềm để lau đá với tần suất 1 tháng 1 lần.
Cách nhận biết cẩm thạch lên nước
Hiện tượng đá cẩm thạch lên nước rất dễ dàng nhận biết chỉ sau vài ngày sử dụng. Khi đó, bề mặt đá lên nước thường trở nên mượt mà, sáng bóng và người dùng có thể kiểm tra bằng cách dùng ánh đèn huỳnh quang hoặc ánh sáng tự nhiên để rọi trực tiếp vào đá.
Trường hợp đá không bóng nhưng lại chuyển sang màu sắc khác thì đây không phải là đá cẩm thạch thật. Có thể đây là đá đã được xử lý nhiệt hoặc nhuộm màu. Vì thế, người dùng cần nên chú ý vấn đề này để dễ dàng lựa chọn được những viên đá cẩm thạch đẹp và chất lượng nhất.
Cách làm cho cẩm thạch bóng và sáng
Nếu muốn đánh bóng/làm sáng đá cẩm thạch theo các cách thủ công thì bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn sau:
- Dùng baking soda: Thoa hỗn hợp baking soda + nước theo tỷ lệ nhất định lên trên bề mặt đá cẩm thạch. Tiếp đó, hãy cùng miếng màng thực phẩm sạch để quấn quanh đá trong 24h đồng hồ. Đủ 24h, hãy mở lớp phủ này ra và dùng khăn ướt lau sạch đá cẩm thạch.
- Sử dụng vỏ thóc: Đặt vòng cẩm thạch vào trong bát có vỏ thóc và để qua đêm. Lưu ý, hãy đảm bảo phủ kín vỏ thóc lên trên bề mặt của ngọc để các bụi bẩn có thể được hút sạch.
- Dùng tinh dầu: Hãy nhỏ vài giọt tinh dầu chanh, hương thảo hoặc dầu thông, … lên trên bề mặt đá và miết nhẹ bề mặt đá cẩm thạch (lưu ý, hãy dùng khăn mềm và sạch để lau chùi đá).
Khi nào đá cẩm thạch ngừng lên nước?
Ngoài việc tìm hiểu làm thế nào đá cẩm thạch lên nước thì thời gian đá cẩm thạch ngừng lên nước cũng là một tâm điểm chú ý của nhiều người. Đối với các dòng đá cẩm thạch tự nhiên thì không có giới hạn thời gian lên nước. Càng sử dụng, độ sáng và độ lên nước của đá càng tăng. Điều này đồng nghĩa, giá trị của đá cũng sẽ tăng cao mà không có loại đá nào khác có thể sánh lại được.
Nếu đá cẩm thạch lên nước càng nhanh thì về sau chúng sẽ lên nước dần chậm lại (đây là hiện tượng bình thường). Ngược lại, với các loại đá cẩm thạch đã qua xử lý thì thời hạn ngừng lên nước chắc chắn sẽ xuất hiện. Thời gian này có thể dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào chất lượng của cẩm thạch.
Một số câu hỏi liên quan khác về đá cẩm thạch
Nên đeo vòng cẩm thạch tay nào?
Xét theo phong thủy, để thu hút được nhiều vận may cũng như tài lộc cho bản mệnh người dùng đá cẩm thạch. Thì tốt nhất nên đeo vòng cẩm thạch ở bên tay trái. Khi đó, vòng đá có thể kích thích các nguồn năng lượng tốt hỗ trợ cho người đeo trong nhiều tình huống khác nhau như kinh doanh, thi cử, đầu tư, …
Cách dưỡng ngọc cẩm thạch chuẩn nhất
Cẩm Thạch được cấu tạo nên bởi các vi lỗ rỗng nên vì thế mà độ cứng của chúng không cao. Nếu bảo dưỡng không đúng cách thì đá rất dễ bị bám bẩn hoặc thậm chí bị xỉn màu. Trong một số trường hợp, đá còn có thể bị nứt vỡ gây mất giá trị cho sản phẩm trang sức đó. Để bảo dưỡng ngọc cẩm thạch, bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn sau:
- Tuyệt đối không đặt đá cẩm thạch chung với các loại đá khác (điển hình là những loại đá có độ cứng cao).
- Vệ sinh và lau chùi đá cẩm thạch đình kỳ để loại bỏ nhanh chóng những vết bám bẩn trên bề mặt đá.
- Khi tham gia các hoạt động thể thao mạnh hay làm việc nhà cần phải tiếp xúc với các chất hóa học (các chất có tính chất tẩy rửa mạnh như axit, bột giặc, …) thì tốt nhất bạn nên tháo chúng ra.
- Hạn chế để đá tiếp xúc với những dung dịch có màu sắc như rượu vang, nước ngọt, thuốc nhuộm, … vì những chất này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của đá.
- Không nên đeo đá khi nấu ăn vì bếp nấu ăn luôn có nhiệt độ khá cao dễ phá vỡ cấu trúc của đá. Xét theo phong thủy thì những sản phẩm về ngọc thường rất kiêng kỵ nơi bếp núc, nấu ăn, …
Nguyên nhân khiến đá cẩm thạch bị nứt
Đá cẩm thạch có độ cứng không cao và có thể bị nứt bởi các nguyên nhân khách quan sau:
- Đá cẩm thạch bị nứt do điều kiện thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột tự nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
- Do va chạm trong quá trình khai thác hoặc trong quá trình sử dụng đá cẩm thạch (ví dụ như các hoạt động thể dục thể thao, làm việc nhà, chạy bộ, …), …
Tại sao đá cẩm thạch lại được yêu thích?
Mặc dù trên thị trường có rất nhiều dòng đá quý khác nhau nhưng đá cẩm thạch vẫn được người dùng yêu thích là vì:
- Cẩm thạch sở hữu vẻ đẹp độc đáo được giới phong thủy ưa chuộng. Nếu chọn đá hợp mệnh, nó có thể mang lại cho gia chủ nhiều sự may mắn trong công việc, tình duyên, kinh doanh, …
- Đá còn được dùng để điều trị các căn bệnh lý liên quan đến thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, …
- Đá có màu sắc độc đáo và dễ dàng gia công thành nhiều món trang sức khác nhau làm tôn nên vẻ đẹp quyền quý cho người đeo, …
Trên đây là toàn bộ những cách nhận biết cẩm thạch lên nước và các cách làm cho cẩm thạch bóng đẹp nhất. Mong rằng những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu rõ được hiện tượng đá lên nước là gì cũng như lý giải được câu hỏi làm sao để đá cẩm thạch lên nước. Để biết thêm các thông tin khác về đá cẩm thạch hay những dòng đá quý khác, hãy cùng đồng hành với Giavang.com nhé!
Một số bài viết có liên quan khác về đá quý