Trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động thì nhà đầu tư thường tìm đến các kênh trú ẩn an toàn như vàng, trái phiếu,…Nhiều người băn khoăn rằng liệu lạm phát có nên mua vàng không? Cùng giavang.com theo dõi bài viết bên dưới để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!
Mục Lục
Mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng?
Giá vàng và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể nói rằng vàng là một chỉ số đo lường lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên thì giá vàng cũng sẽ tăng theo.
Lý giải lý do?
“Lạm phát” hay thực chất chính là tiền tệ, “phát” đề cập đến lượng cung cấp của tiền xu, tiền giấy khi chúng tăng lên. Khi mà lượng cung tiền tăng lên nhưng sản phẩm và dịch vụ mà nền kinh tế sản xuất ra không tăng theo, tiền tệ sẽ cung cấp dư thừa, dẫn đến tiền bị mất giá và giá cả tăng lên. Còn vàng là loại tiền tệ có tốc độ cung tăng chậm hơn, so với việc phát hành tiền tệ quá mức, giá trị của vàng sẽ tự nhiên tăng theo.
Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên thì người dân sẽ có xu hướng đi tìm các tài sản có giá trị nhằm bảo vệ giá trị tài sản của mình. Và vàng được đánh giá là một tài sản an toàn trong thời gian lạm phát, vì thế nhu cầu vàng tăng cao thì sẽ đẩy giá vàng lên.
Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng liệu lạm phát có nên mua vàng hay không? Cùng giavang.com theo dõi tiếp để giải đáp thắc mắc này nhé!
Cách đọc biểu đồ giá vàng. Vì sao nên học cách đọc biểu đồ giá vàng?
Những kinh nghiệm bán vàng 100% không bị lỗ
Có nên mua vàng ở ngân hàng hay không?
7 kinh nghiệm mua vàng tích trữ sinh lời siêu cao mà bạn phải biết
Lạm phát có nên mua vàng?
Để giải đáp cho câu hỏi lạm phát có nên mua vàng không, chúng ta cùng xét ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư vàng nhé!
Ưu điểm
- Tính thanh khoản: Vàng là tài sản có tính thanh khoản cao, bạn có thể dễ dàng mua hoặc bán vàng. Bên cạnh đó, vàng cũng được chấp nhận như một hình thức thanh toán trên toàn thế giới.
- Sự đa dạng hóa: Đa dạng hóa được coi là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Vàng là loại tài sản không chỉ mang ý nghĩa về giá trị vật chất mà nó có thể hoạt động như một loại “bảo hiểm” cho danh mục đầu tư của bạn trong thời kỳ khó khăn. Do đó việc đầu tư vào các hình thức vàng khác nhau cũng sẽ cung cấp cho bạn sự linh hoạt mà không phụ thuộc vào một loại hình duy nhất.
- Chống lạm phát: Khi lạm phát, giá vàng sẽ không giảm theo thời gian như tiền tệ do đó vàng được coi là một lựa chọn đầu tư an toàn nhất là trong thời kỳ kinh tế không ổn định.
- Tính toàn cầu: Vàng luôn có sức hấp dẫn đối với các cá nhân và các tổ chức tài chính trên toàn thế giới.
- Lưu giữ giá trị: Giá trị của vàng thường có xu hướng tăng lên theo thời gian, không chỉ giúp bạn có thể bảo vệ tài sản của mình khỏi lạm phát mà còn có khả năng tăng thêm giá trị trong tương lai.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, vàng có một số nhược điểm như sau:
- Giá vàng thường xuyên có biến động: Giá vàng có thể tăng lên một cách “chóng mặt” trong một thời gian ngắn, nhưng cũng có thể giảm xuống ngay lập tức.
- Không sinh lợi tức định kỳ: Đầu tư vàng không phải là hình thức đầu tư tạo ra lợi tức hoặc lợi nhuận định kỳ như đầu tư cổ phiếu hoặc trái phiếu. Điều này có nghĩa là nếu giá vàng không tăng, bạn sẽ không kiếm được lợi nhuận từ khoản đầu tư này.
- Việc lưu trữ vàng có thể là vấn đề lớn: Vàng là tài sản vật lý cần phải được bảo quản an toàn
- Tiềm ẩn rủi ro về chính sách về Chính sách điều hành thị trường của Chính Phủ: Các chính sách của chính phủ cũng có thể ảnh hưởng đến giá vàng, như quy định về nhập khẩu và xuất khẩu, thuế…
Vậy lạm phát có nên mua vàng không? Câu trả lời là bạn hãy xem việc mua vàng, đầu tư vàng là một phần của danh mục đầu tư đa dạng, chứ không phải là phương thức đầu tư duy nhất để tránh bị phụ thuộc và bạn cũng nên phân bổ ngân sách đầu tư vào nhiều kênh khác nhau nhằm tối ưu hóa lợi nhuận mang lại.
Nguyên tắc đầu tư vàng
Phân tích cơ bản
Trước khi đầu tư vàng bạn nên dành thời gian nghiên cứu về thị trường vàng: tốc độ tăng trưởng GDP, tình hình lạm phát, lãi suất,….
Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật sẽ giúp các nhà đầu tư có thể dự đoán được xu hướng giá vàng trong tương lai dựa trên các dữ liệu lịch sử, đồ thị và diễn biến giá vàng trên biểu đồ ngoại hối.
Dựa vào việc phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư cũng có thể xác định được những mốc giá quan trọng, những xu hướng giá đang diễn ra và các dấu hiệu về sự thay đổi của thị trường.
Cách đầu tư vàng
Vàng vật chất
Nhà đầu tư có thể mua thanh vàng hoặc đồng xu vàng trực tiếp từ các nhà buôn vàng uy tín. Tuy nhiên, người mua cần phải xem xét các vấn đề như an ninh, bảo quản, lưu trữ.
Sổ tiết kiệm vàng
Sổ tiết kiệm vàng hay còn được biết đến là “vàng giấy”, nhà đầu tư sẽ mua vàng nhưng ngân hàng sẽ cung cấp một cuốn sổ tiết kiệm để giữ hộ. Hình thức này người mua sẽ không cần phải giữ vàng, việc mua bán đều sẽ thông qua sổ tiết kiệm của ngân hàng. So với việc mua vàng miếng thì sổ tiết kiệm vàng sẽ thuận tiện hơn. Tuy nhiên, hiện các ngân hàng Việt Nam chưa có mở tài khoản sổ tiết kiệm vàng, chỉ có một số ngân hàng lớn trong khu vực châu Á chẳng hạn như Ngân hàng Đài Loan, Trung Quốc Tín Thác, Hoa Nam Ngân hàng,….
Quỹ giao dịch trên sàn ETFs
Quỹ giao dịch tển sàn ETFs cũng là một phương thức giao dịch vàng thông qua sàn giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư có thể chọn giao dịch thông qua các công ty môi giới hoặc công ty quản lý quỹ.
Hợp đồng tương lai vàng
Bên cạnh các hình thức đầu tư vàng trên, nhà đầu tư cũng có thể thông qua các sản giao dịch tương lai hiện có tại Việt Nam và quốc tế để mua bán hợp đồng tương lai vàng.
Hợp đồng chênh lệch CFDs
Hợp đồng chênh lệch CFDs sẽ phù hợp với những nhà đầu tư có kinh nghiệm trong giao dịch các sản phẩm phái sinh. CFD là hợp đồng theo dõi giá vàng hiện hành, nhà đầu tư có thể giao dịch theo cả hai hướng mua bán mà không cần sở hữu vật chất, nó không có thời hạn đáo hạn cụ thể vì thế sẽ có tính linh hoạt hơn so với hợp đồng trong tương lai.
Phương pháp mua bán vàng | Vàng vật chất | Sổ tiết kiệm vàng | Quỹ ETF vàng | Hợp đồng tương lai vàng | Hợp đồng chênh lệch giá vàng (CFD) |
Ngưỡng đầu tư | Trung bình | Trung bình | Trung bình | Cao | Thấp |
Thời gian giao dịch | Giờ làm việc của ngân hàng/cửa hàng vàng | Giờ làm việc của ngân hàng | Giờ giao dịch của các nhà môi giới trong và ngoài nước | 4 – 6 giờ | 24 giờ |
Phương thức giao dịch | Tiền mặt/thẻ ngân hàng | Thẻ ngân hàng | Thẻ ngân hàng | Ký quỹ (cao) | Ký quỹ (thấp) |
Địa điểm giao dịch | Ngân hàng/cửa hàng vàng | Ngân hàng | Các nhà môi giới trong và ngoài nước | Nhà môi giới hợp đồng tương lai | Nhà môi giới hợp đồng CFD |
Hiệu ứng đòn bẩy | Không | Không | Không | Đòn bẩy nhỏ | Đòn bẩy lớn |
Phí giao dịch | Cao | Trung bình | Thấp | Thấp | Rất thấp |
Chi phí giao dịch mỗi lần | 1 – 5% | 1.00% | 0.25% | 0.10% | 0.04% |
Chuyển đổi ngoại tệ | Không | Có | Có | Có | Có |
Chi phí duy trì | Không | Không | Phí quản lý/năm | Chi phí chuyển đổi hợp đồng | Lãi suất/ngày |
Lời kết
Trên đây là một số lời giải đáp cho thắc mắc “Lạm phát có nên đầu tư vàng không?”. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết cùng giavang.com.
Bài viết liên quan:
Hướng dẫn mua bán vàng online an toàn, tiện lợi
Nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?