Lãi suất thả nổi là gì? Liệu khách hàng nên chọn lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định khi vay vốn tại ngân hàng để có thể tối ưu hóa lợi ích, cũng như giảm tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, giavang.com sẽ giải đáp chi tiết về lãi suất thả nổi cho bạn nhé!
Mục Lục
Lãi suất thả nổi – Định nghĩa và ví dụ
Lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi (Floating interest rate) được hiểu là mức lãi suất cho vay được điều chỉnh định kỳ tùy theo lãi suất của thị trường ở từng thời điểm cố định (có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng). Ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận về mức điều cũng cũng như thời gian điều chỉnh trước khi vay.
Lãi suất tham chiếu và chỉ số lạm phát là căn cứ để điều chỉnh lãi suất thả nổi. Lãi suất khi chọn hình thức lãi suất cố định sẽ thường cao hơn lãi suất thả nổi. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà lãi suất thả nổi sẽ cao hơn lãi suất cố định.
Ví dụ
A vay ngân hàng số tiền là 24 triệu đồng, kỳ hạn vay là 12 tháng. 3 tháng đầu lãi suất sẽ là 1%/tháng, sau 3 tháng lãi suất sẽ được điều chỉnh lên 1,25%. Vậy, trong 3 tháng đầu và 9 tháng sau, số tiền lãi phải đóng là không giống nhau.
Cách tính lãi suất thả nổi
Công thức tính như sau:
Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền vay vốn x lãi suất cố định theo tháng
Khoảng thời gian đầu, tiền lãi cho vay sẽ được tính dựa trên lãi suất cố định được thỏa thuận trong hợp đồng. Sau khoảng thời gian ưu đãi thì ngân hàng sẽ bắt đầu tính theo lãi suất thả nổi (dựa vào biến động của thị trường). Do đó, lãi cho vay lúc này sẽ được tính như sau:
Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền vay x lãi suất thả nổi
Ví dụ cụ thể:
A vay thế chấp ngân hàng số tiền là 30 triệu đồng trong thời gian 2 năm. 6 tháng đầu tiên thì mức lãi suất cố định được quy định là 0.75%/ tháng. Lãi suất từ tháng thứ 7 sẽ tăng lên 1%/ tháng.
- Số tiền lãi hàng tháng A phải trả trong 6 tháng đầu: 30.000.000 * 0,75% = 225.000 đồng
- Số tiền lãi hàng tháng A phải trả từ tháng thứ 7: 30.000.000 * 1% = 300.000 đồng
Lãi suất thả nổi và lãi suất cố định khác nhau như thế nào?
Cùng xem bảng so sánh dưới đây để phân biệt hai loại lãi suất này nhé!
Chỉ tiêu so sánh | Lãi suất cố định | Lãi suất thả nổi |
Bản chất, khái niệm | Lãi suất không thay đổi trong suốt kỳ hạn vay | Lãi suất được điều chỉnh định kỳ theo thị trường |
Nội dung quy định trong hợp đồng | Mức lãi suất được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn | Hợp đồng được ghi rõ việc điều chỉnh thả nổi |
Chịu tác động lãi suất thị trường | Không | Có |
Cơ sở ấn định | Áp dụng theo lãi suất thị trường tại thời điểm vay vốn | Dựa theo lãi suất tham chiếu hoặc chỉ số lạm phát |
Tính toán được số tiền lãi không? | Có | Không |
Thời gian vay | Ngắn hạn | Dài hạn |
Khi lãi suất thị trường giảm | Thiệt hại vì vẫn chịu mức lãi cao hơn hiện tại | Có lợi vì được đóng lãi thấp hơn lúc đầu |
Khi lãi suất thị trường tăng | Có lợi vì được giữ nguyên mức lãi suất thấp | Thiệt hại vì phải đóng lãi nhiều hơn |
Ưu và nhược điểm của lãi suất thả nổi
Ưu điểm
Nếu như lãi suất của thị trường giảm đi thì số tiền lãi mà khách hàng phải trả cho ngân hàng trong kỳ điểu chỉnh sẽ thấp hơn.
Nhược điểm
Trong trường hợp lãi suất thị trường tăng cao hơn so với thời điểm vay vốn thì khách hàng sẽ phải trả tiền vay nhiều hơn. Nếu như lãi suất tăng quá cao thì khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính.
Lãi suất thả nổi của một số ngân hàng hiện nay
STT | Ngân hàng | Lãi suất thả nổi – sau ưu đãi |
1 | Vietcombank | LSTK 24T + Biên 3,5% |
2 | Vietinbank | LSTK 36T + Biên 3,5% |
3 | TPBank | LSTK + 3,5% |
4 | Shinhan Bank | LSTK 12T + 3% |
5 | Sacombank | LSTK 13T + Biên 4,5% |
6 | VIB | LSTK 12T + 3,99% |
7 | ACB | LSTK 12T + 3,9% |
8 | SCB | LSTK 13T + Biên 4% |
9 | MB Bank | LSTK 24T + 4,5% |
10 | Techcombank | LSCS + 4% |
11 | BIDV | LSTK 24T + 4% (cao nhất là 12%) |
Có nên vay ngân hàng theo lãi suất thả nổi không?
Hiện nay, tổng lãi suất cho vay trả góp với lãi suất cố định thường sẽ cao hơn so với khi lãi suất thả nổi. Tuy nhiên, khi áp dụng lãi suất cố định, khách hàng có thể lập kế hoạch tài chính phù hợp và thanh toán khoản vay kịp thời vì họ sẽ biết trước số tiền lãi phải trả hàng tháng trong thời gian hoàn vốn.
Lập kế hoạch tài chính sẽ khó khăn hơn nếu sử dụng lãi suất thả nổi vì người đi vay không thể dự đoán số tiền mình sẽ phải trả trong thời hạn sắp tới. Tuy nhiên, để tiết kiệm tiền, người tiêu dùng có kinh nghiệm tài chính sẽ có giấy tờ vay nợ khi lãi suất tăng.
Lời kết
Bài viết trên chia sẻ những thông tin chi tiết về lãi suất thả nổi. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Xem thêm:
Dư nợ giảm dần là gì? Công thức tính dư nợ giảm dần theo năm
Nợ xấu nhóm 3 là gì? Nợ xấu nhóm 3 bao lâu được xóa? Danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu