Thuật ngữ lãi suất âm khá phổ biến ở các nước phương Tây nhưng khá xa lạ ở Việt Nam. Chính sách này mang lại những lợi ích hấp dẫn cho nền kinh tế nhưng cũng chứa nhiều mối nguy hiểm. Vậy cụ thể, lãi suất âm là gì? Khi nào thì nên áp dụng lãi suất âm? Hãy cùng giavang.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Lãi suất âm là gì?
Thuật ngữ lãi suất âm đề cập đến lãi suất trả cho người đi vay nhiều hơn là cho người cho vay. Khi lãi suất âm có hiệu lực thì dù cho bạn đi vay hay gửi tiết kiệm đều phải trả một khoản lãi nhất định.
Khi lãi suất giảm xuống dưới 0% và khủng hoảng kinh tế xảy ra, chính phủ sẽ thực hiện một chính sách tiền tệ cụ thể được gọi là lãi suất âm.
Đối tượng chính của chính sách lãi suất này sẽ là các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương. Thông thường, các ngân hàng sẽ gửi những khoản tiền không sử dụng vào ngân hàng trung ương và nhận về một khoản lãi suất nhỏ. Nếu lãi suất âm được áp dụng, ngân hàng trung ương sẽ đánh thuế chi phí lưu trữ từ các tổ chức lưu ký.
Quy tắc lãi suất âm được cho là đối lập hoàn toàn với quy tắc thông thường của kinh tế học nhưng rất nhiều nền kinh tế trên thế giới đã sử dụng và thành công.
Lãi suất cơ sở là gì? Lãi suất cơ sở của các ngân hàng mới nhất
Ý nghĩa của lãi suất âm
Ở một số nước đang phát triển, lãi suất âm là một chính sách tiền tệ hiệu quả. Một số ý nghĩa của lãi suất âm có thể kể tới như:
- Khi áp dụng lãi suất âm, ngân hàng trung ương tiến hành thu phí giữ tiền của các ngân hàng thương mại, điều này giúp khuyến khích các ngân hàng sử dụng tiền một cách hiệu quả hơn, đẩy mạnh hoạt động cho vay kinh doanh hoặc tiêu dùng.
- Bằng cách giảm chi phí cho vay đối với những người có nhu cầu và do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lãi suất âm sẽ làm tăng sự bất ổn kinh tế.
- Thuật ngữ này được sử dụng trong thời kỳ suy thoái kinh tế, thực hiện các nỗ lực tiền tệ và lực lượng thị trường để đưa lãi suất về mức 0 danh nghĩa. Đây là công cụ khuyến khích cho vay, chi tiêu, đầu tư hơn là tích trữ tiền mặt hay vốn.
Cách hoạt động của lãi suất âm
Cách thức hoạt động của lãi suất âm như sau:
- Mức lãi suất: do ngân hàng trung ương hoặc Chính phủ, các cơ quản quản lý quy định;
- Thời điểm áp dụng: thời kỳ khủng hoảng kinh tế, giảm phát mạnh. Người dân giữ tiền mặt quá nhiều nhưng không chi tiêu;
- Nguồn gốc lãi suất âm: Xuất phát từ lợi tức trái phiếu hoặc chứng khoán kho bạc. Ở một số nền kinh tế do có chính sách thay đổi tỷ giá, đòn bẩy định hướng nền kinh tế khiến lãi suất âm.
Mọi người đều muốn tiền của mình sẽ càng có giá trị hơn trong tương lai. Nhưng khi điều kiện thị trường không thuận lợi, mọi người sẽ kiểm soát chi tiêu chặt chẽ, dự trữ tiền khiến cầu giảm. Cầu giảm thì giá cả cũng sẽ giảm, lâu dần tình trạng này không được giải quyết sẽ dẫn đến hiện tượng giảm phát. Để kích cầu trở lại, NHTW sẽ hạ lãi suất xuống, thậm chí về âm. Đây chính là nguyên tắc hoạt động cơ bản của NIRP – lãi suất âm.
Hiện tượng lãi suất âm xảy ra khi nào
Chính sách lãi suất âm sẽ được xem xét thực hiện khi thị trường xuất hiện xu hướng giảm phát mạnh. Mục tiêu chính của chiến lược này là khuyến khích cho vay để ngăn chặn thất thoát tiền từ gửi tiết kiệm của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
Hiện tượng lãi suất âm xảy ra khi lãi suất danh nghĩa đã giảm xuống bằng 0 và nền kinh tế vẫn cần nhiều hỗ trợ hơn. Người dân và doanh nghiệp có xu hướng tích trữ tiền trong giai đoạn này hơn là chi tiêu.
Kết quả là nhu cầu về hàng hóa giảm mạnh, giá cả hàng hóa giảm, tăng trưởng GDP trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Khi điều đó xảy ra, ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và hạ lãi suất. Tuy nhiên, lãi suất âm sẽ khiến nền kinh tế bước vào chu kỳ giảm phát sâu hơn nếu không có hành động ngay lập tức.
Tại thời điểm này một lần nữa người dân và doanh nghiệp sẽ nắm giữ tiền mặt của họ và hy vọng nền kinh tế phục hồi nhanh chóng. Và cũng chính hành động này làm nền kinh tế càng suy yếu vì nhu cầu gần như biến mất.
Lãi suất âm là giải pháp cuối cùng cho đến thời điểm đó: Người gửi tiết kiệm sẽ phải trả lãi thay vì nhận, người đi vay được trả tiền thay vì trả cho người cho họ vay. Do đó, khuyến khích mọi người vay khoản tiền lớn hơn, từ bỏ việc tiết kiệm để chuyển sang tiêu dùng hoặc đầu tư.
Mặc dù ngân hàng trung ương đặt mục tiêu lãi suất, nhưng cung và cầu của thị trường đối với các khoản vay cuối cùng sẽ quyết định lãi suất thực tế. Khi lãi suất âm được áp dụng, nhu cầu tiền tăng lên và nhanh chóng khôi phục thành mức lãi suất dương.
Nếu cần kích thích tăng trưởng kinh tế hoặc muốn bảo vệ giá trị của đồng nội tệ trước sự gia tăng của tỷ giá hối đoái khi dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ về, chính sách lãi suất âm cần được thiết lập và áp dụng.
Lãi suất âm có áp dụng ở Việt Nam không?
Không phải quốc gia hay nền kinh tế nào cũng áp dụng lãi suất âm. Nó chỉ có hiệu lực nếu nền kinh tế của quốc gia đó tập trung vào hoạt động xuất khẩu. Do đó, điều này phụ thuộc rất lớn vào vị thế kinh tế của quốc gia đó.
Do thị phần nhập khẩu lớn và thị trường xuất khẩu nhỏ nên việc áp dụng lãi suất âm vẫn chưa phù hợp tại thị trường Việt Nam. Do đó người dân khi gửi tiết kiệm dài hạn sẽ yên tâm về sản phẩm tiền gửi, nhận lãi mà không sợ tốn phí.
Các nước có lãi suất âm
Các nước như Khu vực liên minh Châu Âu như: Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Thụy Điển… đã áp dụng lãi suất âm trong hai thập kỷ qua.
Thụy Điển là quốc gia triển khai NIRP đầu tiên vào tháng 07/2009, NHTW Thụy Điển Riksbank đã cắt giảm lãi suất tiền gửi xuống -0.25%.
Sau đó NHTW Châu Âu ECB hạ lãi suất xuống -0.1% vào năm 2014 để cải thiện nền kinh tế khu vực Châu Âu đang có mức giảm phát 0.6%, họ kỳ vọng vào việc tăng trưởng lãi suất trong vài năm tiếp theo nhưng tình hình phức tạp của đại dịch Covid lại tiếp tục khiến diễn biến nền kinh tế càng trở nên xấu hơn. Mức lãi suất hiện tại áp dụng là -0.5%.
Tương tự, tại Thụy Sĩ lãi suất là -0.75%, Nhật Bản là -0.1%
Lời kết
Qua bài viết trên, hy vọng bạn có thể hiểu rõ về lãi suất âm là gì cũng như cách thức hoạt động của nó. Lãi suất âm vẫn chưa được áp dụng rộng rãi mà chỉ có ở những nước phát triển. Đừng quên truy cập giavang.com để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích nhé