Kế hoạch chi tiêu là những bảng thống kê thu chi được thiết lập cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Việc xây dựng các kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bản thân dễ dàng kiểm soát được nguồn tài chính cá nhân hiệu quả nhất. Vậy cách thức lập kế hoạch chi tiêu cá nhân như thế nào? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Kế hoạch chi tiêu là gì?
Kế hoạch chi tiêu là những bảng thống kê về các khoản thu – chi của cá nhân hoặc của gia đình trong một mốc thời gian. Thông thường, những bảng kế hoạch này sẽ mang đến cho cá nhân người lập những lợi ích sau:
- Cho phép bạn đánh giá được mức độ chi tiêu của bản thân như thế nào. Liệu những khoản ưu tiên này đã sử dụng một cách hợp lý hay chưa hoặc có cần nên cắt giảm khoản chi không cần thiết nào hay không.
- Đồng thời, bảng kế hoạch còn giúp bạn dễ dàng điều chỉnh được các thói quen chi tiêu một cách khoa học nhất. Đảm bảo nguồn chi không vượt quá so với nguồn thu nhập hiện có. Trường hợp, nếu hạn mức chi tiêu quá cao thì bạn có thể đề xuất nên các kế hoạch khác để tăng nguồn thu hoặc cắt giảm chi tiêu không cần thiết.
Top mẫu bảng chi tiêu cá nhân 1 tháng phổ biến nhất
6+ cách gia tăng thu nhập hiệu quả dễ dàng áp dụng nhất
Đặc biệt, đối với những ai đang có ý định đầu tư, tiết kiệm hưu trí, … thì việc xây dựng bảng kế hoạch chi tiêu là điều rất cần thiết.
Hướng dẫn lập kế hoạch chi tiêu cá nhân
Một bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân sẽ được xây dựng theo các bước cụ thể như sau.
Bước 1 Xác định thu nhập
Nhiệm vụ đầu tiên của bạn là cần phải liệt kê đầy đủ các khoản thu nhập hiện có của bản thân trong một tháng. Hãy liệt kê chi tiết nhất có thể từ các khoản tiền lương, tiền thưởng hoặc có thể là tiền lãi tiết kiệm, … Nếu không xác định được nguồn thu thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào có thể bắt tay vào xây dựng nên kế hoạch chi tiêu cho bản thân được.
Bước 2 xác định các khoản chi
Sau khi đã liệt kê đầy đủ các khoản thu, tiếp đến hãy liệt kê các khoản chi trong một tháng. Ví dụ các khoản chi cụ thể như sau:
- Khoản chi cố định: Tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền dịch vụ, tiền di chuyển (xăng xe, …), …
- Khoản chi phát sinh: Ăn uống, giải trí, đám tiệc, mua sắm, …
Những bí quyết thành công mà bạn cần nên nắm bắt ngay
Nếu bạn không nhớ rõ được những khoản chi này cần thiết trong một tháng thì bạn vẫn có thể căn cứ vào tháng trước để thống kê. Sau đó, hãy so sánh mức chi tiêu này so với nguồn thu nhập hàng tháng mà bạn sẽ nhận được.
Bước 3 Xác định khoản chi tiêu ưu tiên
Ở bước 1 và bước 2 chắc chắn bạn cũng đã nắm rõ được những khoản chi của bản thân trong 1 tháng như thế nào. Lúc này, hãy xác định khoản chi tiêu nào thực sự cần thiết và quan trọng nhất. Sau đó, mới chia nhỏ nguồn thu nhập dành riêng cho các khoản chi phụ khác tùy theo mức độ.
Giả sử, mức thu nhập 1 tháng của bạn là 7 triệu đồng thì khi đó bạn sẽ chia số tiền này cho các khoản chi như sau:
- Khoản chi cần thiết
- Tiền thuê nhà: 2 triệu đồng
- Tiền điện, nước: 500.000 đồng
- Tiền di chuyển, phí dịch vụ, …: 500.000 đồng
- Ăn uống: 3 triệu đồng
- Các khoản chi tiêu khác
- Mua sắm: 500.000 đồng
- Đi du lịch: 1 triệu đồng
- Chi tiêu đồ dùng cho cá nhân: 500.000 đồng
Nếu cổng hết các khoản chi nêu trên thì mức chi của bạn trong 1 tháng sẽ giao động 8 triệu đồng. Số tiền này đã vượt quá so với nguồn thu nhập 7 triệu hiện có ban đầu. Ngay lúc này, bạn sẽ bắt đầu điều chỉnh lại các khoản chi tiêu sao cho không vượt quá 7 triệu. Trường hợp, nếu bạn không muốn điều chỉnh khoản chi thì phải tìm cách tăng nguồn thu.
Bước 4 Xây dựng kế hoạch chi tiêu
Để quản lý tài chính nhanh chóng, bạn có thể cân nhắc áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ hoặc quy tắc 50/20/30 đều được. Ví dụ, theo quy tắc 50/20/30 thì bạn có thể chia nhỏ mức lương 7 triệu thành các nhóm như sau:
- 50% tiền lương (3.5 triệu đồng): Dùng cho các khoản chi phí cố định như tiền nhà, tiền di chuyển, tiền điện nước, …
- 20% tiền lương (1.4 triệu đồng): Dành cho các danh mục đầu tư tiết kiệm dài hạn/ngắn hạn.
- 30% (2.1 triệu đồng): Sử dụng cho các chi phí như ăn uống, giải trí, mua sắm, …
Quy tắc 50/20/30 quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Bước 5 Theo dõi và điều chỉnh
Sau khi lập xong bảng kế hoạch chi tiêu, mỗi cá nhân cần nên theo dõi bảng kế hoạch thường xuyên để có thể điều chỉnh kế hoạch một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, để bảng kế hoạch được thực hiện thành công đòi hỏi bản thân phải có kỷ luật tuân theo những hạn mức chi tiêu cố định đã đề ra.
Bạn nên cập nhật cũng như thống kê các kế hoạch này nhằm đảm bảo xác định được các khoản chi trong tháng tới chính xác nhất. Lưu ý, mỗi cá nhân sẽ có nguồn thu nhập cũng như những định hướng quản lý tài chính khác nhau. Do đó, bạn hoàn toàn có thể linh động từ điều chỉnh những hạng mục chi tiêu sao cho phù hợp với bản thân nhất.
Lưu ý khi lập kế hoạch chi tiêu cá nhân
Tiết kiệm và đầu tư để tăng nguồn thu
Tiết kiệm và đầu tư luôn là những yếu tố cốt lõi giúp mỗi cá nhân có thể tăng nguồn thu. Phương thức này sẽ giúp bạn có thể ổn định cũng như phát triển tài chính cá nhân hiệu quả nhất. Cụ thể:
- Tiết kiệm cho phép bạn có thể tích lũy được một khoản tiền ổn định và thu về tiền lãi hàng tháng. Cách thức này đóng vai trò không nhỏ trong việc giúp cá nhân có được nguồn vốn ổn định để đề phòng cho những trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, giảm đi những vấn đề lo âu liên quan đến tài chính.
- Đầu tư tạo điều kiện cho dòng tiền được luân phiên chuyển đổi và tăng giá trị theo thời gian. Từ đó, cơ hội tạo nên nguồn thu nhập tối ưu nhất là điều có thể xảy ra. Một số hình thức đầu tư phổ biến hiện nay như: Đầu tư cổ phiếu, bất động sản, tiền điện tử, đầu tư vàng, …
Tuy nhiên, khi bắt đầu tham gia các hoạt động đầu tư đòi hỏi bản thân bạn phải am hiểu về những hoạt động đầu tư đó. Tuyệt đối không nên đầu tư khi không có kiến thức vì điều này có thể sẽ khiến bạn thua lỗ, mất trắng, …
Gửi tiết kiệm 1 triệu 1 tháng lãi bao nhiêu ở các ngân hàng
Đề phòng rủi ro, sự cố bất khả kháng
Rủi ro là những vấn đề mà mỗi cá nhân không thể lường trước được như thất nghiệp, dịch bệnh, đau ốm, … Với những người làm công ăn lương, những rủi ro này có thể khiến cho họ khó có thể xoay sở kịp. Do đó, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đến các gói bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ hoặc thậm chí là các quỹ tài chính cá nhân, …
Lời kết
Việc xây dựng bảng kế hoạch chi tiêu là điều rất cần thiết mà bất kỳ cá nhân nào cũng đều cần nên xây dựng từ sớm. Mong rằng những kiến thức mà Giavang.com cung cấp sẽ phần nào giúp bạn dễ dàng hình dung rõ hơn về những kế hoạch quản lý chi tiêu của cá nhân.
Xem thêm