John Templeton được biết đến là một trong người chọn cổ phiếu giỏi nhất toàn cầu trong thế kỷ XX (theo Tạp chí Money – 1999) với những thương vụ từng làm rúng động thị trường nước Mỹ. Chính vì vậy mà ông được mọi người phong cho danh hiệu là “Hiệp sĩ của giới tài chính”. Vậy John Templeton là ai? Cùng Giavang.com tìm hiểu qua bài viết sau.
Mục Lục
John Templeton là ai?
John Templeton, tên đầy đủ là John Marks Templeton, là một trong số các nhà đầu tư nổi tiếng của thế kỷ XX. Ông thường được công chúng biết đến là một nhà đầu tư huyền thoại, người đã sáng lập nên Quỹ Tăng trưởng Templeton và nhà từ thiện người Mỹ gốc Anh. Ngoài ra, John Templeton còn là một trong những người sáng tạo đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư giá trị toàn cầu khi đã có những đóng góp rất quan trọng cho lĩnh vực này.
Bài viết liên quan:
Tỷ phú Warren Buffett – Thiên tài đầu tư huyền thoại thế giới
Tỷ phú Elon Musk có bao nhiêu tiền? Elon Musk giàu thứ mấy thế giới?
Cuộc đời của John Templeton
Bối cảnh gia đình
John Marks Templeton sinh ngày 29/11/1912 tại Winchester, một thị trấn nhỏ ở vùng nông thôn Tennessee. Cả bố và mẹ của ông đều khuyến khích ông rằng hãy đi khám phá và tự học hỏi về thế giới xung quanh. Họ cho phép ông mua thuốc nổ để loại bỏ gốc cây phía sau sân nhà và thuốc súng để tự chế tạo pháo hoa. Cha mẹ của John Templeton còn đưa ông đi những chuyến đi xuyên quốc gia trong những ngày đầu mới phát minh ra ô tô.
Trong suốt cuộc đời của mình, John Templeton được truyền cảm hứng bởi chủ nghĩa lý tưởng tôn giáo. Bởi ông lớn lên trong Nhà thờ Trưởng lão Cumberland tự do và Phong trào Thống Nhất đã gây tác động lên ông. Phong trào này dạy rằng: Một người phải sử dụng tư duy tích cực và kỷ luật tự giác để hài hòa cuộc sống của mình với các nguyên tắc của vũ trụ.
Thời niên thiếu
Thời niên thiếu, gia đình cho John Templeton theo học tại các trường công lập địa phương. Sau khi hoàn tất toàn bộ chương trình học trung học, ông được nhận vào Đại học Yale.
John Templeton là một học sinh giỏi toàn diện. Trong lớp ông luôn nằm trong vị trí hạng nhất và trở thành người đầu tiên tại quê hương của ông học đại học. Tuy nhiên, vào thời điểm đó có một cuộc suy thoái diễn ra và làm cho kinh tế của gia đình ông cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Thậm chí lúc đó John Templeton còn có nguy cơ là phải tạm gác lại việc học của mình.
Không để điều này xảy ra, ông đã bắt đầu làm nhiều công việc khác nhau để có thể có tiền trang trải học phí, tiền ăn ở và sách vở để hoàn thành việc học đại học. Và cuối cùng, tinh thần làm việc cùng với sự tập trung cao độ của ông cũng đã được đền đáp.
Học vấn
Mặc dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng John Templeton vẫn nỗ lực để vượt qua chúng và đạt được những thành tích đáng kinh ngạc. Năm 1934, ông tốt nghiệp Đại học Yale. Thứ hạng của ông gần như là đứng đầu lớp và điều này đã giúp ông giành được học bổng Rhodes vào Cao đẳng Balliol tại Đại học Oxford và lấy bằng thạc sĩ luật.
Hôn nhân
John Templeton trải qua 2 cuộc hôn nhân. Ở cuộc hôn nhân thứ nhất ông kết hôn với bà Judith Dudley Folk vào năm 1937 và có với nhau 3 người con tên là: John Marks, Anne Dudley, Christopher Winston. Tuy nhiên, thật không may là bà đã mất sớm vào tháng 2/1951. Năm 1958, ông có bước thêm một cuộc hôn nhân thứ hai với vợ tên là Irene Reynolds Butler và bà cũng đã mất vào tháng 11/1993.
Thành tựu đạt được
- Tháng 1/1999: Được tạp chí Money gọi là “Người được cho là người chọn cổ phiếu toàn cầu vĩ đại nhất thế kỷ”.
- Năm 1972: Ông thành lập giải thưởng hàng năm lớn nhất thế giới được trao cho một cá nhân. Trị giá của giải thưởng Templeton là 1.000.000 bảng Anh, được công bố ở New York và được trao tại London. Đây là giải thưởng để công nhận thành tích mẫu mực trong công việc liên quan đến khía cạnh tinh thần của cuộc sống.
- Năm 1987: John Templeton được Nữ hoàng Elizabeth II phong là Cử nhân Hiệp sĩ vì lòng nhân ái của ông trong các hoạt động thiện nguyện.
Hành trình John Templeton xây dựng sự nghiệp
Có thể nói rằng, hành trình xây dựng sự nghiệp của John Templeton là một quá quá trình đầy nỗ lực và mạo hiểm.
Ngoài việc học tập thì John Templeton cũng dành thời gian để đi du lịch và khám phá thế giới. Khoảng thời gian này không chỉ là để thư giãn mà còn giúp ông tìm hiểu về văn hóa cũng như hoạt động tài chính tại các nước mà ông đã đi qua như thế nào. Sau khi nhận bằng cao học, ông được mời về làm việc cho hãng Merrill Lynch tại New York.
Đến năm 1940, John Templeton tự thành lập một công ty tư vấn tài chính doanh nghiệp cho riêng mình. Cuối thế chiến thứ II, mặc dù không có nhiều khách hàng nhưng công ty vẫn được đông đảo công chúng biết đến nhờ vào sự thành công của mình. Nhờ vậy mà đã có hàng triệu đô la đổ vào công ty của ông. Đỉnh điểm là có đến hơn 300 triệu USD tài sản đổ vào công ty ông quản lý.
Tuy nhiên, John Templeton ngày càng cảm thấy bị kiệt sức bởi nhịp sống hối hả của nước Mỹ kèm theo đó là những áp lực đến từ phố Wall. Do đó, vào năm 1969, ông quyết định bán lại toàn bộ công ty của mình cho Piedmont Management. Vào thời điểm đó, nhiều người cho rằng sự nghiệp của ông sẽ kết thúc nhưng thực ra đây chỉ là bước đầu tiên mở ra một chương mới trong sự nghiệp của ông.
Sau khi bán công ty, để tránh xa sự hối hả của cuộc sống tại Mỹ, John Templeton quyết định chuyển đến quần đảo Bahamas để định cư. Nhờ quyết định này, ông đã tiết kiệm được hơn 100 triệu USD tiền thuế cho những giao dịch thành công trong tương lai. Bên cạnh đó, nhờ vào sự hiểu biết sâu rộng và khả năng nhạy bén của mình đã đưa ông đến với thị trường Châu Á mà theo ông sẽ có nhiều cơ hội đầu tư lớn tại đây.
Năm 1960, các công ty như Sumitomo, Matsushita, Hitachi và Nissan mặc dù ngày nay đã quá đỗi quen thuộc đối với nhiều người nhưng tại thời điểm đó họ vẫn đang tìm đường len lỏi vào các thị trường. Chiến lược giá rẻ là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp này và John Templeton quyết định đổ tiền vào họ. Cụ thể, ông đã mua cổ phiếu của những công ty này ở mức giá rất thấp so với giá trị nội tại của chúng.
Năm 1986, khi thị trường Mỹ trở nên náo nhiệt và tạo ra sự quan tâm lớn, ông đã bán ra các cổ phiếu này và thu về được khoản lợi nhuận khủng gấp 30 lần so với lúc mua.
Những bài học mà John Templeton để lại cho các nhà đầu tư
– Hãy nhìn thị trường theo nhiều chiều
Một trong những kim chỉ nam đáng suy ngẫm đối với các nhà đầu tư hiện đại, đặc biệt là những người được sinh ra trong kỷ nguyên của kỹ thuật số và công nghệ hiện đại là hãy nhìn thị trường theo nhiều chiều. Việc xem xét thị trường từ nhiều góc độ khác nhau giúp bạn phân bổ rủi ro hợp lý, đồng thời không đặt áp lực quá nhiều lên danh mục đầu tư của mình.
– Sai lầm là bài học, không phải là việc để nuối tiếc
Việc mắc sai lầm trong khi đầu tư là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc bạn có rút ra được kinh nghiệm từ những sai lầm đó và không để chúng lặp lại nữa mới là điều quan trọng. Trái lại, nếu bạn phủ nhận và trách móc thì chỉ làm hạn chế tiềm năng phát triển của mình mà thôi.
– Đừng đi theo đám đông
John Templeton chính là một minh chứng sống cho nguyên tắc “Đừng đi theo đám đông”. Ông là một người không ngần ngại đối mặt với rủi ro và luôn chủ động tìm kiếm những cơ hội độc đáo. Cụ thể là khi cổ phiếu Nhật Bản chưa được mọi người quá chú ý đến nhiều thì ông đã mạnh dạn đầu tư vào. Và khi nhận thấy đám đông bắt đầu FOMO, ông sẽ chọn cách rút lui để tránh những rủi ro không cần thiết.
Lời kết
Bên trên là những thông tin liên quan đến John Templeton – Người được mệnh danh là “Hiệp sĩ của thế giới tài chính”. Hy vọng rằng thông qua bài viết có thể mang đến cho quý bạn đọc những góc nhìn tổng quan về John Templeton và những thông tin liên quan đến danh tính của ông. Và cũng đừng quên theo dõi trang Giavang.com thường xuyên để kịp thời cập nhật những kiến thức bổ ích khác nhé.
Tham khảo thêm:
Giới thiệu về tỷ phú Jeff Bezos – Người sáng lập Amazon
Benjamin Graham là ai và tại sao ông vẫn còn có sức ảnh hưởng lớn như vậy?
Peter Lynch là ai? Cuộc đời và những triết lý đầu tư huyền thoại của Peter Lynch
Tỷ phú Charlie Munger – Người được mệnh danh là “cánh tay phải” của Warren Buffett