Hybrid Blockchain là một hình thức công nghệ blockchain kết hợp những ưu điểm của cả hai mạng Public Blockchain và Private Blockchain. Để có thể hiểu rõ hơn về hybrid blockchain là gì cũng như những đặc điểm nổi bật của chúng, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!
Mục Lục
Hybrid Blockchain là gì?
Hybrid Blockchain (Blockchain kết hợp) đóng một vai trò khá đặc biệt trong mạng lưới blockchain. Công nghệ này tích hợp được những đặc điểm nổi trội của cả hai mạng Public Blockchain và Private Blockchain, cung cấp giải pháp trung gian bằng cách cho phép các tổ chức có mạng lưới riêng tư, khép kín nhưng vẫn đảm bảo tính minh bạch và bảo mật của blockchain công khai khi cần thiết.
Xem thêm
- Blockchain là gì? Tìm hiểu ứng dụng của nó trong thực tiễn
- Ví Blockchain là gì? Cách sử dụng ví Blockchain
- Private blockchain là gì? Tiềm năng của Private blockchain trong tương lai
- Public Blockchain là gì? Sự khác biệt giữa Public Blockchain và Private Blockchain
Mô hình hoạt động của Hybrid Blockchain
Cốt lõi của Hybrid Blockchain đó chính là nằm ở việc chúng có kiến trúc 2 lớp. Lớp thứ nhất là lớp chỉ dành cho nhân viên được ủy quyền trong tổ chức để thực hiện các giao dịch và hoạt động riêng tư nhằm để bảo vệ các quy trình nội bộ tránh khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài.
Lớp còn lại là lớp mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào được. Tại lớp này, nhờ vào tính phi tập trung của Public Blockchain mà mọi dữ liệu cần được chia sẻ với bên ngoài đều có thể được xử lý.
Đặc điểm nổi bật của Hybrid Blockchain
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của Hybrid Blockchain mà bạn nên biết:
- Tính công khai và riêng tư: Blockchain kết hợp cho phép mọi cá nhân đều có thể được phép công khai và xác minh các thông tin trên mạng lưới công khai, đồng thời vẫn bảo vệ được các dữ liệu nhạy cảm bằng cách giới hạn quyền truy cập cho các bên được ủy quyền.
- Tốc độ và hiệu suất: So với blockchain công khai hoàn toàn, hybrid blockchain có thể đạt được hiệu suất cao hơn thông qua cách chúng sẽ giới hạn lại số lượng các giao dịch công khai.
- Khả năng mở rộng: Do có thể tích hợp được các yếu tố công khai lẫn riêng tư, điều này giúp cho hybrid blockchain có khả năng mở rộng tốt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu cho nhiều loại ứng dụng khác nhau.
- Ứng dụng thực tế: Hybrid blockchain hoàn toàn có thể đáp ứng được tốt ở những môi trường vừa cần tính bảo mật thông tin nhưng đồng thời cũng cần có sự minh bạch và công khai ở một mức độ nhất định chẳng hạn như tài chính, chuỗi cung ứng, y tế và chính phủ,…
Lợi ích và hạn chế của Hybrid Blockchain
Lợi ích của Hybrid Blockchain
Bên cạnh việc nắm giữ được các ưu điểm sẵn có của kiến trúc blockchain, hybrid blockchain còn có thêm một vài những ưu điểm nổi trội khác như sau:
- Giảm chi phí vận hành: So với Public blockchain, chi phí vận hành trên hybrid blockchain có thể sẽ thấp hơn do loại hình blockchain này có hiệu suất cao hơn cũng như yêu cầu xử lý thấp hơn.
- Bảo vệ quyền riêng tư: Tại blockchain kết hợp, các tổ chức được cho phép bảo vệ dữ liệu nhạy cảm bằng cách lưu trữ chúng trên phần Private blockchain, đồng thời vẫn đảm bảo tính minh bạch cho các phần dữ liệu công khai
- Cấu trúc linh hoạt: Với khả năng điều chỉnh linh hoạt của hybrid blockchain, dù có ở trong bất kỳ một môi trường nào đi chăng nữa chẳng hạn như tài chính, chuỗi cung ứng, quản lý hồ sơ y tế,…thì các tổ chức cũng đều sẽ thích nghi được tốt.
Hạn chế của Hybrid Blockchain
- Kỹ thuật phức tạp
Đối với các tổ chức không có đội ngũ kỹ thuật mạnh, điều này sẽ tạo ra một rào cản rất lớn khi các thiết kế và triển khai trên mạng hybrid đòi hỏi cần phải có kiến thức chuyên sâu về public blockchain lẫn private blockchain cũng như làm sao để biết cách kết hợp cả 2 loại mạng này hiệu quả.
- Vấn đề mở rộng
Khi số lượng các giao dịch tăng lên đột biến, blockchain kết hợp vẫn gặp phải các vấn đề về khả năng mở rộng mặc dù chúng được đánh giá là có thể cung cấp hiệu suất tốt hơn so với public blockchain.
- Chi phí cao
Tuy hybrid blockchain có khả năng tối ưu hóa chi phí vận hành nhưng các khoản phí ban đầu để triển khai được cho là khá đắt đỏ. Những chi phí này đến từ việc đầu tư vào các phần cứng, phần mềm và nguồn nhân lực.
- Nhận thức và chấp nhận
Hiện nay, trong nhiều tổ chức và doanh nghiệp, việc hiểu biết và chấp nhận về hybrid blockchain của họ vẫn còn ở mức khá hạn chế. Điều này khiến cho các tổ chức có phần do dự trong việc quyết định có nên đầu tư và triển khai loại công nghệ này hay là không.
Ứng dụng của Hybrid Blockchain
Tiềm năng của hybrid blockchain đã được ứng dụng trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau trong đời sống thực tế như:
- Bán lẻ: tích hợp giữa việc minh bạch thông tin sản phẩm và bảo mật thông tin khách hàng.
- Dịch vụ tài chính: Các giao dịch được thực hiện công khai nhưng dữ liệu người dùng vẫn được bảo mật, đảm bảo tính minh bạch và xây dựng niềm tin trong các giao dịch tài chính.
Ví dụ:
- Dragonchain: Nền tảng blockchain kết hợp do Disney phát triển và sau đó mã nguồn đã được công khai vào năm 2016, chủ yếu tập trung vào việc triển khai Smart Contract (Hợp đồng thông minh) và bảo mật dữ liệu.
- Xin Fin: Đây là nền tảng blockchain kết hợp ra đời với mục đích là để giúp cải thiện tính hiệu quả của các giao dịch tài chính quốc tế và thương mại.
Lời kết
Thông qua bài viết trên Giavang.com hy vọng rằng đã giúp cho quý bạn đọc có thể nắm được phần nào về khái niệm cũng như cách thức mà Hybrid Blockchain vận hành trong mạng lưới blockchain ra sao. Cảm ơn bạn đã đọc toàn bộ bài viết và chúc bạn đầu tư thành công cũng như kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
Xem thêm