Việc hủy thẻ TPBank xảy ra khi khách hàng không còn nhu cầu sử dụng, phí duy trì cao hoặc muốn chuyển sang ngân hàng khác. Vậy cụ thể, điều kiện hủy thẻ ATM TPBank? Hủy thẻ TPBank online được không? Hủy thẻ tín dụng TPBank có mất phí không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Nguyên nhân hủy thẻ TPBank
Quyết định hủy thẻ TPBank có thể xảy ra bởi những nguyên nhân sau đây:
- Thẻ hết hạn hoặc không có nhu cầu sử dụng thẻ nữa: Nếu bạn không sử dụng thẻ TPBank nữa và muốn đóng tài khoản, bạn có thể xem xét hủy thẻ. Trong trường hợp này, hãy đảm bảo rằng bạn đã thanh toán tất cả các khoản nợ và giải quyết các giao dịch còn lại trước khi yêu cầu đóng thẻ.
- Chuyển đổi sang ngân hàng khác: Nếu bạn quyết định chuyển đến ngân hàng khác, bạn có thể muốn hủy thẻ TPBank sau khi đã mở tài khoản mới. Điều này giúp tránh những chi phí duy trì không cần thiết và giữ cho tình hình tài chính của bạn dễ quản lý hơn.
- Phí duy trì cao: Nếu thẻ của bạn có phí duy trì cao và bạn cảm thấy không hài lòng với dịch vụ hoặc lợi ích mà thẻ mang lại, bạn có thể xem xét việc chuyển sang thẻ khác hoặc hủy thẻ để tránh phí phát sinh.
Trước khi quyết định hủy thẻ, hãy đảm bảo liên hệ trực tiếp với ngân hàng để biết thông tin chi tiết và để giải đáp mọi thắc mắc bạn có thể có.
Hủy thẻ Agribank có mất phí không? Cách hủy thẻ ngân hàng Agribank online
Cách hủy thẻ TPBank nhanh chóng
Để hủy thẻ TPBank, khách hàng cần đáp ứng những điều kiện như sau:
- Thanh toán toàn bộ các khoản phí dịch vụ thẻ tính đến thời điểm hủy thẻ.
- Nếu khách hàng hủy thẻ tín dụng TPBank, phải thanh toán toàn bộ dư nợ tín dụng trước khi hủy thẻ.
Hướng dẫn hủy thẻ TPBank online tại nhà
Khách hàng có thể thực hiện hủy thẻ TPBank online tại nhà bằng cách liên hệ qua số hotline của ngân hàng 1900 58 58 85. Trước khi gọi, bạn nên chuẩn bị CMND/CCCD, số thẻ ATM để cung cấp cho tổng đài viên TPBank xác minh hỗ trợ hủy thẻ.
Lưu ý rằng khách hàng phải sử dụng chính số điện thoại đã đăng ký với ngân hàng để thực hiện hủy thẻ. Cước phí cuộc gọi đến tổng đài của TPBank là 2.000 VND/phút. Do đó trước khi gọi điện, khách hàng hãy kiểm tra tài khoản điện thoại để tránh trường hợp cuộc gọi bị gián đoạn do tài khoản hết tiền.
Hủy thẻ TPBank trực tiếp tại quầy giao dịch
Ngoài cách trên, khách hàng có thể thực hiện hủy thẻ TPBank trực tiếp tại quầy chỉ với vài bước như sau:
Bước 1: Mang theo giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực) và thẻ ATM đến chi nhánh, phòng giao dịch gần nhất của TPBank để làm thủ tục.
Các chi nhánh TPBank tại TPHCM – Cách tra cứu chi nhánh TPBank gần nhất
Bước 2: Trình bày mong muốn hủy thẻ ATM.
Bước 3: Xuất trình giấy tờ tùy thân để nhân viên TPBank xác minh thông tin.
Bước 4: Điền vào mẫu đơn hủy thẻ do ngân hàng cung cấp.
Bước 5: Nộp lại mẫu đơn vừa điền và thẻ ATM để nhân viên TPBank kiểm tra. Nếu thông tin hoàn toàn hợp lệ sẽ tiến hành hủy thẻ ATM của bạn.
Hủy thẻ TPBank có tốn phí không?
Tùy thuộc vào tổng thời gian sử dụng thẻ của bạn mà việc hủy thẻ TPBank có tính phí hay không. Cụ thể như sau:
Nếu khách hàng sử dụng dưới 12 tháng tính từ ngày mở thẻ thì sẽ áp dụng phí khi hủy:
- Phí hủy thẻ tín dụng TPBank: 220.000 VND
- Phí hủy thẻ ghi nợ TPBank: 20.000 VND
Nếu khách hàng sử dụng trên 12 tháng tính từ ngày mở thẻ thì hoàn toàn miễn phí khi hủy.
Một số lưu ý quan trọng khi hủy thẻ TPBank
Khi thực hiện hủy thẻ TPBank, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Khi thực hiện hủy thẻ ghi nợ TPBank, bạn sẽ nhận lại tất cả số tiền có trong tài khoản. Bạn cũng có thể yêu cầu nhân viên chuyển tất cả số tiền này qua tài khoản TPBank khác hoặc ngân hàng khác.
- Đối với thẻ tín dụng TPBank, hủy thẻ thì toàn bộ số điểm thưởng/điểm tích lũy của thể cũng hết hiệu lực. Vì vậy, khách hàng nên sử dụng điểm thưởng/điểm tích lũy để quy đổi thành hàng hóa, dịch vụ trước khi hủy thẻ.
- Nếu thực hiện hủy thẻ TPBank online tại nhà thì sau khi quá trình hủy thẻ hoàn tất bạn nên đến quầy giao dịch xác nhận thêm một lần nữa.
- Nếu sử dụng thẻ tín dụng TPBank chưa đến 6 tháng bạn nên hạn chế hủy thẻ. Vì hủy thẻ trong trường hợp này, khách hàng sẽ rất khó mở thẻ tín dụng trong tương lai vì ngân hàng có lưu lại lịch sử sử dụng thẻ của khách hàng.
Một số câu hỏi liên quan
Cách hủy thẻ tín dụng TPBank EVO chi tiết nhất
Đối với thẻ tín dụng TPBank EVO, bạn chỉ có thể thực hiện hủy thẻ bằng cách đến trực tiếp quầy giao dịch, không áp dụng hủy thẻ online. Tương tự hủy thẻ ghi nợ TPBank, bạn cũng thực hiện các bước:
- Bước 1: Mang theo CCCD/CMND/Hộ chiếu đến chi nhánh TPBank gần nhất và yêu cầu hủy thẻ tín dụng TPBank EVO.
- Bước 2: Điền vào đơn hủy thẻ và cung cấp các thông tin liên quan đến thẻ, địa chỉ, số CCCD/CMND, mã PIN, số dư nợ còn lại trong thẻ và ngày phát sinh giao dịch gần nhất.
- Bước 3: Thực hiện theo các bước nhân viên yêu cầu để tiến hành hủy thẻ.
Phí hủy thẻ tín dụng TPBank EVO
Tương tự phí hủy thẻ ghi nợ TPBank, nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng TPBank EVO dưới 12 tháng sẽ áp dụng phí 220.000 đồng. Ngược lại, sẽ hoàn toàn miễn phí khi mở thẻ tín dụng trên 12 tháng.
Phân biệt hủy thẻ và khóa thẻ TPBank
Hủy thẻ TPBank và khóa thẻ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bạn cần phân biệt rõ chúng để tránh nhầm lẫn:
Hủy thẻ TPBank | Khóa thẻ TPBank |
Hủy thẻ đồng nghĩa với việc chấm dứt sự hoạt động của thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Sau khi thẻ đã bị hủy, không thể sử dụng nó để thực hiện bất kỳ giao dịch nào nữa. | Khóa thẻ có nghĩa là tạm ngừng sử dụng thẻ mà không cần hủy nó hoàn toàn. Thẻ đã bị khóa sẽ tạm thời không hoạt động cho đến khi bạn yêu cầu mở khóa lại. |
Bạn có thể yêu cầu hủy thẻ bằng cách liên hệ trực tiếp với ngân hàng, thông qua điện thoại hoặc trực tuyến. Thông thường, bạn cần cung cấp thông tin xác thực để chứng minh rằng bạn là chủ sở hữu của thẻ. | Khóa thẻ thường có thể được thực hiện qua app trực tuyến của ngân hàng hoặc thông qua dịch vụ khách hàng. Người chủ thẻ thường phải cung cấp thông tin xác thực để thực hiện quá trình khóa và mở khóa. |
Lời kết
Trên đây là những cách hủy thẻ TPBank mà bạn có thể tham khảo. Khi thực hiện hủy thẻ đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi một số quyền lợi ưu đãi của ngân hàng. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Đừng quên theo dõi website giavang.com để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích.
Bài viết liên quan