Cách chơi chứng quyền là cụm từ được nhiều nhà đầu tư quan tâm và tìm kiếm. Vì vậy, hôm nay giavang.com sẽ chia sẻ những cách chơi chứng quyền để giúp nhà đầu tư có nhiều thông tin để tham khảo khi cần thiết.
Mục Lục
Đầu tư chứng quyền là gì?
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm chứng quyền ngày càng được hoàn thiện đem đến cho người chơi nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.
Đầu tư chứng quyền là hình thức mua bán hay giao dịch chứng quyền có đảm bảo trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể mua chứng quyền có đảm bảo tương tự như các sản phẩm chứng khoán thông thường và nắm giữ cho đến ngày đáo hạn.
Mỗi chứng quyền sẽ có một mã chứng quyền sẽ được niêm yết tại sở giao dịch.
Hướng dẫn cách chơi chứng quyền cho nhà đầu tư mới
Với những nhà đầu tư mới bắt đầu tìm hiểu về cách chơi chứng quyền thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn bởi vì nguồn thông tin chưa thật sự đầy đủ. Thấu hiểu được điều đó, giavang.com sẽ tập hợp và hướng dẫn chi tiết cách chơi chứng quyền một cách chi tiết nhất cho nhà đầu tư mới.
Cách mua chứng quyền
Với những nhà đầu tư mới, các bạn có thể tham khảo 2 cách mua chứng quyền dưới đây:
- Cách 1: Các bạn có thể mua chứng quyền ở thị trường sơ cấp, sau khi công ty phát hành chào bán sản phẩm trên thị trường. Giao dịch mua sẽ được thực hiện giữa nhà đầu tư và công ty phát hành CW. Người mua chỉ cần điền form đăng ký theo mẫu quy định.
- Cách 2: Được giao dịch ở thị trường thứ cấp, sau khi CW niêm yết ở sàn HoSE. Khi đó, người chơi mua chứng quyền sẽ được chuyển nhượng từ những nhà đầu tư khác sở hữu CW. Bạn chỉ cần có tài khoản chứng khoán là sẽ thực hiện được giao dịch với thao tác đơn giản.
Cách tính giá chứng quyền
Giá phát hành của chứng quyền sẽ được các công ty chứng khoán xác định. Thông thường, mức giá của chứng quyền thường thấp hơn so với giá của chứng khoán cơ sở.
Vào ngày đáo hạn, nhà đầu tư sẽ nhận được một phần lợi nhuận khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện của CW.
Theo đó, giá thanh toán sẽ được xác định bằng bình quân giá chứng khoán cơ sở trong 5 ngày giao dịch gần nhất (không bao gồm ngày đáo hạn CW).
Số tiền thanh toán mà nhà đầu tư nhận được sẽ được tính như sau:
Tiền thanh toán cho/ chứng quyền = (Giá thanh toán – Giá thực hiện)/ Tỷ lệ chuyển đổi
Giá trị của chứng quyền có đảm bảo khi chưa đến ngày đáo hạn sẽ được xác định như sau:
Giá trị CW = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian nắm giữ
Cụ thể như sau:
- Giá trị nội tại được xác định từ mức chênh lệch của giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện. Giá trị này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến động của chứng khoán cơ sở.
- Giá trị thời gian nắm giữ: Được tính bằng mức chênh lệch của giá chứng quyền có đảm bảo và giá trị nội tại. Thời gian nắm giữ chứng quyền càng dài, càng gần ngày đáo hạn thì giá trị này càng lớn.
Xác định thời gian đáo hạn chứng quyền
Ngày đáo hạn chứng quyền là ngày cuối cùng mà chủ sở hữu CW được phép thực hiện chứng quyền.
Thời gian chứng quyền được xác định tối thiểu 3 tháng và tối đa lên đến 24 tháng, kể từ ngày phát hành. Vì thế, thời gian đáo hạn chứng quyền sẽ được xác định bởi công ty phát hành, theo một chiến lược phân bổ riêng.
Phí giao dịch chứng quyền
Nhà đầu tư yên tâm vì khi tham gia đầu tư chứng quyền bạn sẽ không cần ký quỹ đảm bảo như những hình thức giao dịch chứng khoán phái sinh.
Nhưng nhà đầu tư chú ý, bạn cần phải phải thanh toán khoản phí giao dịch chứng quyền cho sàn. Mỗi công ty sẽ có quy định về mức phí giao dịch riêng. Vì thế, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thật kỹ về chúng trước khi quyết định đầu tư.
Thông thường, mức phí giao dịch chứng quyền được xác định bằng tổng giá trị giao dịch trong ngày và theo biểu phí giao dịch hiện hành.
Cách tính điểm hòa vốn chứng quyền
Điểm hòa vốn chứng quyền là mức giá của cổ phiếu trên thị trường bằng với mức giá thực hiện + mức chi phí mua chứng quyền.
Ví dụ cho bạn dễ hiểu:
- Chứng quyền A có thị giá là 2500 đồng.
- Giá thực hiện của chứng quyền A là 50.000 đồng.
- Số ngày tới khi đáo hạn: Còn 120 ngày.
- Tỷ lệ chuyển đổi 1:1
=> Giá hòa vốn chứng quyền = giá thực hiện + thị giá chứng quyền = 50.000 + 2500 = 52500 đồng.
Có nghĩa là, nếu giá cổ phiếu (CKCS của chứng quyền A) trên thị trường, có giá cao hơn 52500 đồng thì sẽ có lãi, còn thấp hơn 52500 đồng thì bạn sẽ bị lỗ.
Chứng quyền còn 120 ngày mới đáo hạn. Lúc này bạn cần dự đoán xem trong vòng thời gian này, giá cổ phiếu có lên vượt được mức 52500 không, để từ đó có thể xác định được lãi/lỗ và ra quyết định mua bán phù hợp.
Cách tính lợi nhuận chứng quyền
Mỗi loại chứng quyền sẽ có cách tính lãi khác nhau, cụ thể là:
- Chứng quyền mua: Lãi xảy ra khi giá chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện. Lãi chứng quyền mua tính bằng cách Giá thanh toán trừ cho Giá thực hiện và đem chia cho Tỷ lệ chuyển đổi.
- Chứng quyền bán: Lãi xảy ra nếu giá chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện. Lấy Giá thực hiện trừ cho Giá thanh toán, sau đó chia cho tỷ lệ chuyển đổi là ra lãi của chứng quyền bán.
Lưu ý, tỷ lệ chuyển đổi tùy mỗi loại chứng quyền, tổ chức phát hành sẽ có công bố cụ thể trong đợt phát hành. Công thức trên tính lãi đối với một chứng quyền, nếu bạn sở hữu N chứng quyền thì lấy kết quả nhân với số lượng sẽ ra lợi nhuận bạn thực nhận.
Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền có nghĩa gì?
Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền chính là tỷ lệ 1 chứng quyền có đảm bảo có thể đổi sang bao nhiêu chứng khoán cơ sở.
Sử dụng tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền để biết được số lượng chứng quyền bạn cần sở hữu để đổi thành một chứng khoán cơ sở là bao nhiêu.
Khi số lượng CW lớn thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ ảnh hưởng đến số lượng cổ phiếu được chuyển đổi thành.
Ví dụ: Chứng quyền có bảo đảm SBT2007 là 1.937:1 tức là bạn cần sở hữu 1.937 CW để đổi lấy 1 cổ phiếu SBT tại ngày đáo hạn vào tháng 4/2021.
Theo tìm hiểu, ở Việt Nam không cho phép bạn chuyển đổi thành cổ phiếu tại kỳ đáo hạn, mà công ty sẽ tiến hành thanh toán cả số tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở.
Suy ra, trong trường hợp này tỷ lệ chuyển đổi không có ý nghĩa gì cả. Bạn bỏ ra cùng 1 số tiền mua CW có tỷ lệ chuyển đổi 5:1 hoặc 1:1 thì đều nhận về số tiền như nhau; và không được chuyển đổi thành cổ phiếu.
Những yếu tố ảnh hưởng tới giá chứng quyền
Như những gì đã đề cập ở trên, việc xác định giá chứng quyền hay lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây chúng tôi tổng hợp 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến giá chứng quyền, cụ thể:
Giá thị trường của giá thực hiện và các chứng khoán cơ sở
Nếu như bạn tinh ý, có thể thấy được giá trị thị trường chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền là 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất.
Chính xác thì hai yếu tố này là một trong những thành phần ở công thức tính giá phổ biến nên ảnh hưởng là điều hiển nhiên.
Nhà đầu tư nên xác định giá chứng quyền vì thật sự nó rất có ích, ví dụ như giúp bạn đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý, hỗ trợ định giá hay hạn chế mức lỗ tối đa trên thị trường.
Thời gian đáo hạn
Thời gian đáo hạn sẽ ảnh hưởng đến giá trị thời gian của chứng quyền. Nếu để ý nhà đầu tư sẽ thấy càng đến gần ngày đáo hạn thì xu hướng giá chứng quyền sẽ giảm sâu, có thể bằng 0.
Thời gian đáo hạn càng dài thì giá trị của nó cao hơn so với những loại chứng quyền ngắn hạn khác.
Kết quả là nhà đầu tư thường có xu hướng bán chứng quyền họ đang sở hữu khi đến ngày đáo hạn, đặc biệt khi họ xác định việc nắm giữ không thực sự mang lại lợi nhuận tốt.
Biến động giá của các chứng khoán cơ sở
Chứng khoán cơ sở được sử dụng để giao dịch trực tiếp ở sàn chứng khoán. Khi giá của chúng biến động mạnh và giao dịch giá càng cao, thì giá trị chứng quyền cũng tăng theo.
Lãi suất
Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến giá chứng quyền. Khi mua chứng quyền, bạn trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành và nắm giữ quyền thực hiện quyền chứng quyền đối với các chứng khoán cơ sở.
Trong trường hợp lãi suất thị trường giảm, sẽ có nhiều cơ hội đầu tư tốt hơn nhưng bạn lại không dùng số tiền đã mua chứng quyền được. Điều này làm giảm sức hút đối với chứng quyền.
Một số tips mua chứng quyền cho nhà đầu tư mới
Dưới đây là một số kinh nghiệm mua chứng quyền cho những nhà đầu tư mới:
- Nhà đầu tư nên xác định được mục tiêu rõ ràng khi đầu tư chứng quyền: mục đích của việc này để có thể dự đoán được lợi nhuận hay phòng ngừa rủi ro khi tiến hành đầu tư.
- Tính đòn bẩy của chứng quyền đảm bảo: như đã đề cập ở trên, tính đòn bẩy của chứng quyền đảm bảo sẽ cao nhiều hơn so với chứng khoán cơ sở. Công cụ đòn bẩy như một con dao hai lưỡi vừa thu được lợi nhuận cao nhưng cũng có thể đem đến mức rủi ro cao. Nhà đầu tư nên cẩn thận khi sử dụng.
- Hiểu về giá và những yếu tố liên quan đến giá chứng quyền: nhà đầu tư cần nhận biết được những yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền nhằm mục đích tăng cơ hội đầu tư. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền là giá tài sản cơ sở, thời gian đáo hạn, lãi suất và cổ tức.
Kết luận
Đầu tư chứng quyền mang đến cơ hội kiếm lợi nhuận hấp dẫn nhưng cũng sẽ có những rủi ro thua lỗ từ chính công cụ đòn bẩy, biến động thị trường. Người chơi hiểu cách chơi chứng quyền, các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá, chiến lược đầu tư… Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp người mới biết cách bắt đầu chơi chứng quyền như thế nào hiệu quả.