Hối phiếu là một thuật ngữ nhận được sự quan tâm đặc biệt từ những người thiếu tiền và muốn vay tiền từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng đáng tin cậy. Vậy cụ thể hối phiếu là gì? Ai là người phát hành hối phiếu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng giavang.com theo dõi ngay nhé
Mục Lục
Hối phiếu là gì?
Hối phiếu là một loại công cụ nợ ngắn hạn có dạng một tờ giấy và bắt buộc người phát hành (con nợ) phải trả cho người thụ hưởng (chủ nợ) một khoản tiền cụ thể vào một thời hạn được xác định từ trước hoặc khi có yêu cầu. Hối phiếu có tên tiếng Anh là Bill of Exchange.
Nếu hối phiếu được chấp nhận và ký hậu, nó có thể được bán với giá chiết khấu (giá thấp hơn mệnh giá của hối phiếu) với lãi suất thị trường ngắn hạn. Người chấp nhận này có thể là các ngân hàng.
Kỳ hạn của Bill of Exchange được giới hạn không quá sáu tháng. Cả hoạt động kinh doanh trong nước và quốc tế cũng thường xuyên sử dụng hối phiếu. Hối phiếu trong nước hiện nay ít được phát hành hơn do các khoản vay ngân hàng trực tiếp mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích hơn. Hối phiếu nước ngoài vẫn được sử dụng thông dụng trong các hoạt động giao dịch ngoại thương (ví dụ: vận tải hàng hóa).
Tín phiếu kho bạc là một loại hối phiếu đặc biệt. Chính phủ phát hành hối phiếu này nhằm mục đích trả nợ ngắn hạn.
Ví dụ: Một thương nhân tại Việt Nam nhập một lô hàng trị giá 5.000 USD từ một công ty xuất khẩu tại Hàn Quốc nhưng không có đủ tiền mặt để trả. Đại diện của công ty xuất khẩu sẽ phát hành một hối phiếu có trị giá 5.000 USD, thời hạn 3 tháng. Điều này tương đương với việc công ty Hàn Quốc tạm thời cho thương nhân nợ 5.000 USD. Thương nhân Việt Nam phải thanh toán toàn bộ trị giá của hối phiếu trong thời gian quy định (tức trong vòng 3 tháng) để được ngân hàng trao cho bộ chứng từ cần thiết để nhận hàng.
Kỳ phiếu là gì? Sự khác biệt giữa kỳ phiếu và tín phiếu
Quỹ trái phiếu là gì? Top các quỹ trái phiếu tốt nhất tại Việt Nam
Trái phiếu chiết khấu là gì? Có nên mua TPCK không?
Trái phiếu quốc tế là gì? Cơ hội và rủi ro khi đầu tư thị trường quốc tế
Các điểm đặc trưng của Bill of Exchange
Tính trừu tượng
Người ký phát không bắt buộc phải giải thích tại sao họ lập hối phiếu. Cơ sở để lập, ký phát hoặc ký hối phiếu đòi nợ là hợp đồng thương mại, nhưng khoản nợ trên chứng từ không liên quan đến hợp đồng mua bán cơ sở.
Do đó, các bên tham gia hối phiếu chỉ cần quan tâm đến việc ký phát, ký hậu, giao hàng, chấp nhận, bảo lãnh, truy đòi, v.v., tuân thủ về hình thức và nội dung khi chuyển nhượng hoặc thanh toán. Hối phiếu đòi nợ có được soạn thảo phù hợp với các yêu cầu luật định hay không.
Tuy nhiên, cũng vì vậy mà hai doanh nghiệp có thể thông đồng với nhau để ký phát hối phiếu khống (hối phiếu không dựa trên hợp đồng mua bán thực có cơ sở là hàng hóa hay ký phát số tiền vượt quá giá trị giao dịch thực tế). Loại hối phiếu này bị pháp luật nghiêm cấm ký phát.
Tính bắt buộc trả tiền
Pháp luật yêu cầu người bị ký phát thanh toán số tiền phù hợp với nội dung của hối phiếu đòi nợ mà không cần lý do cụ thể hoặc chung chung, trừ khi hối phiếu được lập vi phạm luật hiện hành thì mới có quyền từ chối.
Tính lưu thông của hối phiếu
Trong thời hạn thì hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hoặc nhiều lần. Hối phiếu có tính chất này vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác, trên hối phiếu có một giá trị tiền nhất định và hối phiếu có tính bắt buộc & tính trừu tượng.
Chức năng của hối phiếu
Bill of Exchange có 3 chức năng:
- Là phương tiện thanh toán: hối phiếu là phương tiện giúp người bán đòi tiền người mua và giúp người chuyển tiền trả nợ cho người bán;
- Là phương tiện đảm bảo: hối phiếu là chứng từ có giá do đó nó có thể mua bán, cầm cố, thế chấp, v.v
- Là phương tiện cung cấp tín dụng: Vì hối phiếu là một chứng từ có giá nên nó có thể là công cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng.
Ai sẽ tham gia vào giao dịch hối phiếu?
Các bên tham gia Bill of Exchange bao gồm:
- Người ký phát hối phiếu (drawer): là người xuất khẩu.
- Người bị ký phát (người trả tiền) (drawee): là người nhập khẩu hàng hay có trách nhiệm trả tiền.
- Người hưởng lợi (beneficiary): là người nhận thanh toán số tiền đó.
- Người chấp nhận (acceptor): là khi người bị ký phát chấp nhận hối phiếu kỳ hạn và người chấp nhận phải có trách nhiệm thanh toán hối phiếu khi đến hạn.
- Người chuyển nhượng (endorser): là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu.
- Người cầm phiếu (holder or bearer): là người có quyền nhận hối phiếu khi hối phiếu được trả tiền.
Hối phiếu có bao nhiêu loại?
Căn cứ vào thời hạn thanh toán
- Hối phiếu trả ngay (At sight bill): Khi người ký phát nhìn thấy hối phiếu sẽ tiến hành thanh toán ngay lập tức. Tuy nhiên trên thực tế việc thanh toán chỉ được tiến hành khi hối phiếu được xuất trình, thường trong hai ngày làm việc.
- Hối phiếu có kỳ hạn (Usance bill/Time bill): Sẽ có một thời hạn cụ thể được quy định bởi người ký phát.
Căn cứ vào chứng từ kèm theo
- Hối phiếu trơn (Clean Bill): Hối phiếu không kèm theo chứng từ thương mại.
- Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill): Hối phiếu kèm theo chứng từ thương mại, bao gồm:
Hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay (D/P – Document against Payment)
Hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận (D/A – Document against Acceptance)
Căn cứ vào tính chuyển nhượng
- Hối phiếu đích danh (Nominal Bill): Chỉ có người được ghi tên cụ thể trên hối phiếu mới có quyền thụ hưởng.
- Hối phiếu vô danh (Holder or Bearer Bill): Không ghi tên người thụ hưởng mà chỉ ghi chung chung “trả cho người cầm”, “trả cho…” hay “trả theo lệnh…”. Bất cứ người nào cầm giữ hối phiếu cũng có thể trở thành người thụ hưởng.
- Hối phiếu chuyển nhượng theo lệnh (Order Bill): Hối phiếu được chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu. Trên hối phiếu có ghi “Pay to the Order of Mr.X” (Tên một người cụ thể).
Căn cứ vào người ký phát hối phiếu
- Hối phiếu thương mại (Trade Bill): Hối phiếu được sử dụng trong quan hệ thương mại, do người xuất khẩu, người cho vay ký phát đòi tiền người nhập khẩu hoặc ngân hàng mở L/C (L/C là thư tín dụng được phát hành bởi ngân hàng khi có yêu cầu của người nhập khẩu. Theo đó, khi người xuất khẩu xuất trình được các chứng từ hợp lệ được quy định trong L/C trong khoảng thời gian cụ thể, ngân hàng sẽ thanh toán một số tiền nhất định cho bên xuất khẩu.)
- Hối phiếu ngân hàng (Bank Draft): Hối phiếu do ngân hàng ký phát ra lệnh cho ngân hàng đại lý thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu.
Nội dung của hối phiếu có gì?
Bill of Exchange là một chứng từ hội tụ đầy đủ 8 yếu tố sau:
- Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ “Hối phiếu” (Bill of Exchange, có khi được viết tắt là Exchange hoặc là Draft). Tiêu đề viết bằng tiếng Anh thì toàn bộ nội dung trong hối phiếu phải viết bằng tiếng Anh.
- Số tiền và loại tiền: Số tiền này được ghi chi tiết bằng số và chữ. Chú ý: Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền ghi trong thư tín dụng (L/C).
- Người trả tiền hối phiếu: Ghi rõ ràng họ tên, địa chỉ người trả tiền hối phiếu ở góc dưới bên trái.
- Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu
- Trả tiền ngay: thì trên hối phiếu sẽ ghi là “trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này (at …… Sight of this FIRST (SECOND) Bill of Exchange).
- Trả tiền sau: có nhiều cách thỏa thuận:
- Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau khi nhìn thấy hối phiếu (At…X.days…after sight of this……)
- Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký phát hối phiếu (At …X days…after signed of this……)
- Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký vận đơn (At….X days….after bill of lading date of this……)
- Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày giao hàng (At…X days…after shipment date of this……)
- Thanh toán tại 1 ngày cụ thể trong tương lai (On…(date)…of this……)
- Địa điểm trả tiền của hối phiếu: là địa điểm thanh toán hối phiếu.
- Người được hưởng lợi hối phiếu: Bản thân người ký phát hối phiếu, hoặc một người khác được người ký phát chỉ định, hoặc bất cứ ai được người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu bằng thủ tục ký hậu hay trao tay. Trong ngoại thương, các hối phiếu thường được ký phát cho người hưởng là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
- Nơi và ngày lập hối phiếu:
- Nơi lập hối phiếu: ở nước người phát hành hối phiếu (người xuất khẩu)
- Ngày lập hối phiếu: không được sớm hơn ngày lập hóa đơn, không sớm hơn ngày mở L/C và nằm trong thời gian hiệu lực của L/C.
Lời kết
Qua bài viết trên hy vọng bạn đã hiểu rõ về hối phiếu là gì, các nội dung cần có trên giấy chứng nhận vay nợ ngắn hạn này. Vì có tính trừu tượng nên hối phiếu rất dễ bị lạm dụng để tạo ra các hối phiếu khống nhằm mục đích lừa đảo. Chính vì vậy, hiện nay, luật các nước đều nghiêm cấm việc ký phát hối phiếu khống.