FUD là một yếu tố có thể làm lung lay tâm lý và khiến cho nhà đầu tư đưa ra những quyết định thiếu chính xác trong các giao dịch tài chính của mình. Vậy FUD thực chất là gì? Làm thế nào để nhận biết mình có đang bị ảnh hưởng bởi hội chứng này hay không? Hãy cùng Giavang.com tìm hiểu thật chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về FUD trong đầu tư tài chính
FUD là gì?
Dành cho những ai chưa biết FUD là gì thì hội chứng FUD – viết tắt của “Fear – Uncertainty – Doubt” là hiện tượng tâm lý sợ hãi, do dự và nghi ngờ của một nhà đầu tư khi đang tham gia giao dịch trong thị trường tài chính. Một khi đã “mắc bẫy” FUD, các nhà đầu tư sẽ luôn có cảm giác thấp thỏm, lo lắng, bồn chồn,…dẫn đến rất dễ đưa ra các quyết định sai lầm làm tổn thất nặng nề cho tài khoản của mình nếu như không biết cách kiểm soát được tâm lý tốt. Thông thường, FUD diễn ra và kèm theo sau đó là các đợt bán tháo.
Hội chứng FUD không phải là tự nhiên mà hình thành trong quá trình giao dịch. Thay vào đó, đây hoàn toàn là một chiến thuật cạnh tranh nhằm mục đích gây ra tâm lý sợ hãi và hoang mang khiến cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định sai lầm thông qua việc truyền bá những thông tin nhiễu, dễ gây hiểu lầm hay thông tin sai sự thật ra ngoài thị trường. Kết quả là việc làm này đã mang về những lợi ích đáng kể cho những người tung tin.
Xem thêm: Fomo là gì? Bẫy “Fomo” thường thấy trong đầu tư
Ai gây ra FUD trên thị trường?
FUD thường được ví như một chiêu trò đánh lạc hướng do các FUDer (người đã gây ra tâm lý hoang mang trên thị trường) hoặc các KOLs (nhân vật có ảnh hưởng) áp dụng nhằm mưu lợi. Những cá nhân/tổ chức này trong giới truyền thông có tầm ảnh hưởng rất lớn và đôi khi còn có đủ khả năng thao túng thị trường theo ý mình. Điều này đã tạo ra những tác động đáng kể đến các nhà đầu tư.
Hơn nữa, một số chuyên gia trong ngành tài chính và nhà đầu tư cũng tham gia tạo FUD bằng cách lập nên các cộng đồng riêng để đưa ra những dự đoán về thị trường và cung cấp tín hiệu giao dịch.
Theo đó, để có thể tác động đến tâm lý của những nhà đầu tư khác thì các FUDer thường sẽ sử dụng một đội ngũ có năng lực chuyên môn cao để cố ý lan truyền các tin tức giả trong cộng đồng nhằm mục đích gieo nỗi hoang mang, sợ hãi cho công chúng. Hệ quả là, nếu không giữ được sự bình tĩnh, nhà đầu tư rất dễ đưa ra những quyết định vội vàng và thiếu chính xác, trong khi lợi nhuận cuối cùng lại rơi vào tay các FUDer.
Hội chứng FUD được sử dụng để trục lợi như thế nào?
Ngay khi FUD được tung ra trên thị trường, đối tượng mà sẽ dễ dàng bị rơi vào tâm lý sợ hãi, hoang mang và không ổn định nhất là các nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm. Khi đó, những người này vội vàng đưa ra những quyết định mà không xem xét chúng một cách cẩn thận chẳng hạn như mua bán không có kế hoạch, hùa theo đám đông bán vội thiếu lý trí. Và chính các FUDer/KOLs sau đó sẽ là những người thực hiện hành động mua gom mạnh.
Những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm khi mắc phải hội chứng tâm lý FUD thường sẽ phạm vào sai lầm “bán đáy”. Điều này thường xảy ra ở những dự án hoặc doanh nghiệp có giá trị thị trường nhỏ, dễ bị tác động bởi các hành vi thao túng giá.
Có thể nói rằng, 2 thứ có khả năng chi phối mạnh mẽ nhất vào tâm lý con người đó chính là lòng tham và sự sợ hãi. Nắm bắt được điều này, những cá nhân/tổ chức đã áp dụng hội chứng FUD như là một chiến thuật tinh vi nhằm mục đích thao túng thị trường.
Khi muốn đẩy giá xuống, bọn chúng sẽ gieo rắc vào đầu các nhà đầu tư những nỗi nghi ngờ về trị giá cổ phiếu hoặc đồng coin mà họ đang có nhu cầu muốn sở hữu thông qua các chiến lược truyền thông phát tán các tin tức nhiễu, tiêu cực. Theo lẽ đương nhiên, sẽ xuất hiện nhiều đợt bán tháo trên thị trường và khiến cho giá cổ phiếu khi đó bị giảm mạnh.
Ngược lại, khi muốn thúc đẩy giá thị trường tăng lên, để thu hút các đối tượng mục tiêu tham gia vào trong hội nhóm của mình chúng sẽ tìm đủ mọi cách để “mời chào” bạn tham dự các buổi hội thảo. Tại đây, bọn chúng vẽ ra các viễn cảnh về những công nghệ mới hay những kênh đầu tư đầy hứa hẹn.
Bước tiếp theo, chúng để các “chim mồi” rơi vào tâm lý FOMO và dẫn dắt họ chen nhau mua hàng khiến cho giá lúc này tăng vọt. Và khi nhận thấy giá thị trường đã đạt đỉnh, những “cá mập” này sẽ nhanh chóng bán tháo để thu lợi nhuận.
Ví dụ thực tế về FUD
Trên thực tế, đã có rất nhiều vụ FUD xảy ra không chỉ ở tại thị trường Việt Nam mà còn lan rộng ra đến thị trường quốc tế. Đa phần đều là những thương vụ lớn, gây thiệt hại nặng nề cho nhà đầu tư. Dưới đây là 2 ví dụ thực tế về hội chứng này mà bạn có thể tham khảo:
– Ví dụ 1: Elon Musk và giá đồng Bitcoin
Tháng 5/2022, Elon Musk – Giám đốc điều hành của tập đoàn Tesla đã đưa ra một tuyên bố rằng ông không chấp nhận việc dùng đồng Bitcoin làm phương thức thanh toán. Ngay lập tức, phát ngôn này của ông đã khiến cho giá Bitcoin giảm 5% và tiếp tục giảm sau đó 13%.
Theo thống kê, giá trị vốn hóa của đồng tiền này đã bị đánh bay hơn 360 tỷ USD. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là Elon Musk trước đó vẫn hết lời ca ngợi đồng coin này và nhiều nhà đầu tư tại thời điểm đó đã đổ xô mua vào. Chính vì vậy, sự việc Bitcoin rớt giá gây nên cho những nhà đầu tư này một mức thiệt hại cực kỳ lớn
– Ví dụ 2: FLC thao túng thị trường chứng khoán Việt Nam
Chủ tịch tập đoàn FLC là ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Bà Trịnh Thị Minh Huế sử dụng 26 CMND của người thân để mở 450 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán nhằm mục đích thao túng thị trường. Cụ thể, những tài khoản này sau đó được sử dụng để đẩy giá cổ phiếu lên cao bằng cách thực hiện liên tiếp các lệnh giao dịch với giá trị lớn, các lệnh giao dịch chéo nhau, đặt lệnh xong lại hủy vào các thời điểm đóng/mở cửa,…
Người mắc chứng FUD có những biểu hiện gì?
Dưới đây là một số biểu hiện khi một người mắc phải hội chứng tâm lý FUD hay bị FUD thao túng thị trường:
- Tinh thần không ổn định, dễ rơi vào tình trạng nôn nóng trong lúc trading.
- Không thật sự tỉnh táo để tuân thủ các nguyên tắc hay chiến lược đề ra ngay từ ban đầu.
- Luôn trong tình trạng FOMO khi thực hiện ra lệnh.
- Quá trình giao dịch khó khăn, tâm lý thường có cảm giác bị giày vò, bồn chồn, khó chịu.
Mẹo vượt qua tâm lý FUD trong đầu tư
Để có thể vượt qua được hội chứng tâm lý FUD là một điều không hề dễ dàng. Theo đó, nhà đầu tư có thể thử áp dụng một số tips mà Giavang.com sẽ gợi ý cho bạn ngay sau đây:
- Kiên định với mục tiêu đã đề ra: Khi tham gia đầu tư vào một thị trường bất kỳ, nhà đầu tư cần phải xác định một cách cụ thể và rõ ràng chiến lược giao dịch của mình là gì, bao gồm: mục tiêu, thời gian đầu tư, mức cắt lỗ, chốt lời,…Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phân tích thị trường cũng như đưa ra quyết định đầu tư.
- Nắm bắt thị trường: Thị trường thì luôn luôn biến động không ngừng kèm theo đó là những thông tin thật giả lẫn lộn. Điều này khiến cho giá của loại tài sản mà bạn đang muốn đầu tư không tránh khỏi sự thay đổi. Những lúc như vậy, nhà đầu tư cần cẩn trọng kiểm chứng tin tức trước khi đưa ra quyết định.
- Quản lý vốn hiệu quả: Nhà giao dịch cần thường xuyên kiểm tra cũng như cân đối nguồn vốn sao cho hợp lý trong suốt quá trình đầu tư của mình để giảm thiểu rủi ro thua lỗ do FUD và đảm bảo khoản lợi nhuận ổn định hơn.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến hội chứng tâm lý FUD trong đầu tư. Mong rằng thông qua những chia sẻ vừa rồi đã giúp cho quý bạn đọc có thể rút ra được nhiều kiến thức hay ho và bài học kinh nghiệm cho mình về hội chứng tâm lý này trong quá trình bản thân tham gia giao dịch. Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác trên trang website của chúng tôi tại đây nhé!
Bài viết liên quan