Trong phân tích đầu tư, hệ số giá trên dòng tiền P/CF cũng là một trong những thuật ngữ liên quan đến cổ phiếu mà bạn rất hay gặp phải. Để tìm hiểu chi tiết hơn, Giavang.com mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về hệ số giá trên dòng tiền
Hệ số giá trên dòng tiền là gì?
Hệ số giá trên dòng tiền, hay còn gọi là Price to Cash Flow Ratio (P/CF Ratio) là một chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng để định giá cổ phiếu, đo lường giá trị của giá so với dòng tiền hoạt động trên mỗi cổ phiếu. Trong đó, P là giá (Price), CF là dòng tiền (Cash Flow).
Xem thêm
- Chỉ số EV/EBITDA là gì? Cách tính và ứng dụng EV/EBITDA trong định giá cổ phiếu
- Chỉ số P/S là gì? P/S bao nhiêu là tốt? Cách sử dụng chỉ số P/S hiệu quả
- Cash Ratio là gì? Chỉ số Cash Ratio cao hay thấp ảnh hưởng như thế nào?
Công thức tính hệ số P/CF
Hệ số giá trên dòng tiền (P/CF) được tính theo công thức như sau:
P/CF = Vốn hóa thị trường / Dòng tiền hoạt động
Trong đó:
- P = Price = Giá cổ phiếu
- CF = Cash Flow = Dòng tiền
- Vốn hoá thị trường = Giá cổ phiếu x SL cổ phiếu đang lưu hành / Dòng tiền hoạt động = Giá cổ phiếu / Dòng tiền hoạt động trên mỗi cổ phiếu
Ví dụ minh họa:
Cổ phiếu A có giá 10$, đang lưu hành SL 50.000 cổ phiếu trên thị trường. Số cổ phiếu A này có dòng tiền hoạt động là 200.000$ => Hệ số P/CF = (10 x 50.000) / 200.000 = 2.5.
Ý nghĩa của hệ số giá trên dòng tiền P/CF
So với chỉ số P/E (Price to Earning Ratio), hệ số giá trên dòng tiền P/CF được đánh giá là có tính ổn định hơn rất nhiều. Đây cũng là lý do vì sao hệ số P/CF này lại ngày càng được sử dụng rộng rãi trong giới phân tích chứng khoán.
Giữa hệ số giá trên dòng tiền (P/CF) và giá cổ phiếu có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Chính vì vậy, nếu công ty có P/CF thấp hơn so với các đối thủ trong cùng một ngành, điều đó thể hiện rằng giá cổ phiếu của công ty đó rẻ, hoạt động tài chính ổn định và còn dư tiền để chi trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu. Nhờ vậy, thu nhập của các cổ đông khi đó cũng được tăng lên đáng kể.
Trong hệ số P/CF, dòng tiền (CF) có thể là dòng tiền tự do của chủ sở hữu (FCFE), lợi nhuận trước thuế và khấu hao (EBITDA), hoặc dòng tiền được xác định từ tổng lợi nhuận sau thuế và khấu hao.
Hệ số giá trên dòng tiền bao nhiêu là tốt?
Tỷ lệ P/CF sẽ được cho là hoàn hảo nhất khi được dùng để đánh giá các công ty có dòng tiền hoạt động dương nhưng không có lợi nhuận theo cơ sở kế toán dồn tích do các khoản phí không phải tiền mặt. Hay nói cách khác, một công ty có thể có thu nhập ròng âm nhưng vẫn có lãi (về mặt tạo ra dòng tiền dương) sau khi cộng lại các chi phí không phải tiền mặt.
Về các quy tắc chung để giải thích tỷ lệ P/CF như sau:
- Tỷ lệ P/CF thấp: Cổ phiếu của công ty có khả năng bị thị trường định giá thấp – nhưng cần phải phân tích thêm.
- Tỷ lệ P/CF cao: Giá cổ phiếu của công ty có khả năng bị thị trường định giá quá cao, nhưng cũng có thể có một lý do cụ thể khiến công ty được giao dịch ở mức định giá cao hơn so với các công ty cùng ngành. Do đó, vẫn cần phải phân tích sâu hơn để đưa ra kết luận chính xác.
Ưu và nhược điểm của tỷ lệ giá trên dòng tiền
Ưu điểm của hệ số P/CF
- Dòng tiền ít bị tác động bởi các quyết định đến từ đội ngũ ban quản lý.
- Hệ số P/CF có tính ổn định hơn so với hệ số P/E.
- Thay vì sử dụng hệ số P/E, nhà đầu tư khi sử dụng hệ số P/CF có thể nhanh chóng giải quyết được các vấn đề khác biệt liên quan đến chất lượng EPS giữa các công ty.
- Trong việc định giá đầu tư, hệ số P/CF sẽ được lựa chọn ưu tiên hơn hệ số P/E vì dòng tiền khó bị thao túng hơn so với thu nhập.
Nhược điểm của hệ số P/CF
Trong một số trường hợp, việc một doanh nghiệp có hệ số P/CF ở mức thấp không có nghĩa là tốt. Hiểu một cách đơn giản là doanh nghiệp đó đang có số tiền dự trữ quá nhiều, tuy nhiên họ không sử dụng số tiền này vào các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận, mở rộng cổ phần.
Lời kết
Bên trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến Hệ số giá trên dòng tiền mà chúng tôi đã tìm hiểu kỹ và muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng thông qua bài viết, quý bạn đọc đã nắm rõ được hệ số P/CF là gì, ý nghĩa cũng như một số điểm hạn chế của nó để có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác trên trang website của chúng tôi tại đây nhé!
Xem thêm