Goodwill là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong các hoạt động mua bán giữa các doanh nghiệp. Vậy Goodwill là gì trong kế toán? Công thức tính Goodwill như thế nào? Yếu tố nào sẽ tác động trực tiếp đến Goodwill? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Goodwill là gì trong kế toán?
Goodwill là gì?
Goodwill (có nghĩa là “Thiện chí”) nhưng khi nhắc Goodwill trong kế toán thì nó lại mang nghĩa là “đặc quyền thương mại” hay “lợi thế thương mại”.
Tích lũy tư bản là gì? Bản chất và nguồn gốc của tích lũy tư bản
Hiểu đơn giản thì Goodwill là một khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được nhờ vào danh tiếng hoặc thương hiệu của chính mình. Có rất nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến khoản lợi nhuận này khiến cho chúng có thể cao hoặc thấp. Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp là tài sản vô hình và chỉ có thể xác định được bằng cách mua lại toàn bộ công ty đó.
Nên nhiều chuyên gia nhận định, Goodwill trong kế toán là lợi thế thương mại của doanh nghiệp có thể phát sinh trong công tác sáp nhập các doanh nghiệp thông qua hình thức mua lại.
Ví dụ thực tế về thuật ngữ Goodwill
Giả sử, công ty X mua lại công ty Y với mức giá khởi điểm là 300 triệu USD. Trong đó:
- Tổng giá trị tài sản công ty Y hiện có là 200 triệu USD
- Mặt bằng
- Các kho xưởng
- Trang thiết bị máy móc
- Tổng các khoản nợ của công ty Y là 50 triệu USD
Căn cứ vào các dữ liệu nêu trên, chúng ta biết được công ty Y hiện đang sở hữu tổng tài sản thuần là 150 triệu USD nhưng để mua lại công ty Y đòi hỏi công ty X phải bỏ ra 300 triệu USD.
=> Tổng số tiền chênh lệch là 150 triệu USD được gọi là Goodwill và số tiền này cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ uy tín của thương hiệu.
Ý nghĩa của Goodwill trong kế toán là gì?
- Giá trị của lợi thế thương mại có thể âm hoặc dương. Nếu giá trị thương mại âm cho thấy việc mua bán/sáp nhập đã thực hiện rất tốt. Ngược lại, nếu Goodwill dương là đã bị hố giá.
- Nếu giá trị lợi thế thương mại càng lớn thì giá trị của doanh nghiệp cũng sẽ càng cao. Nhờ đó mà doanh nghiệp sẽ có cơ hội thu về được nhiều tiền hơn.
- Đối với những doanh nghiệp mua lại, các giá trị Goodwill sẽ giúp họ dễ dàng có được những đánh giá tốt hơn khi mua lại doanh nghiệp khác. Có thể xem đây là khoản chi phí đầu tư ban đầu để mua lại những tiềm năng của doanh nghiệp đó.
Yếu tố ảnh hưởng đến Goodwill là gì?
Các giá trị Goodwill có thể tăng giảm hoặc cao thấp khác nhau phụ thuộc với những yếu tố khách quan được thực liệt kê sau đây:
- Thương hiệu doanh nghiệp: Kinh nghiệm, thời gian tồn tại trên thị trường, số lượng chi nhánh, độ phủ sóng, logo… đều sẽ được xem xét khi xác định giá trị thương hiệu.
- Data khách hàng: Cơ sở dữ liệu khách hàng của một công ty càng lớn khi công ty đó hoạt động lâu năm. Vì thế mà dữ liệu data luôn là tâm điểm chú ý của nhiều nhân viên và họ thường cố gắng kiếm lợi nhuận bằng cách bán các thông tin này.
- Các sản phẩm, dịch vụ độc quyền: Những sản phẩm hay các dịch vụ độc quyền là những yếu tố nâng cao giá trị của thương hiệu doanh nghiệp. Ví dụ, nhiều khách hàng ưa chuộng trà đào Phúc Long vì hương vị trà thơm ngon, đậm đặc.
- Sự tín nhiệm của khách hàng: Thị hiếu ưa chuộng từ khách hàng sẽ giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường khiến cho giá trị thương hiệu tăng cao.
- Mối quan hệ với đối tác, nhân viên: Đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và có nhiều kỹ năng/kinh nghiệm sẽ góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Các giải thưởng được công nhận: Doanh nghiệp đó còn được công nhận bởi những tổ chức/cơ quan khác trên thị trường.
Công thức tính goodwill đơn giản
Để xác định lợi thế thương mại, chúng ta sẽ áp dụng ngay công thức tính sau đây:
Goodwill = Giá trị hợp nhất kinh doanh – % sở hữu X giá trị tài sản thuần theo giá trị hợp lý
Giả sử, công ty A mua lại công ty B với giá 3 tỷ USD và tổng tài sản hiện có của công ty B là 1,2 tỷ USD (gồm BĐS, động sản, máy móc, giá trị thương hiệu, …). Trong đó:
- Tổng khoản nợ của công ty B là 900 triệu USD
- Tổng giá trị tài sản thuần của công ty B là 300 triệu USD
- Áp dụng công thức tính Goodwill ta có:
=> Lợi thế thương mại = 3.000.000.000 – 100% x 300.000.000 = 2.700.000.000 đồng.
Điểm hạn chế của Goodwill trong kế toán
- Lợi thế thương mại rất khó có thể xác định chính xác vì nó thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.
- Lợi thế thương mại mang giá trị chủ quan vì một doanh nghiệp có thể mua lại doanh nghiệp khác với giá cao chỉ vì quá thích.
- Lợi thế của thương mại của doanh nghiệp này có thể bị ảnh hưởng bởi lợi thế của những doanh nghiệp khác nếu cùng chung thị trường.
Đối với các giao dịch mua bán giữa các công ty với nhau, Goodwill dường như là thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực này. Mong rằng những thông tin nêu trên sẽ giúp bạn dễ dàng nắm rõ được công thức tính Goodwill.