Giảm phát là một trong những thuật ngữ kinh tế thường được các chuyên gia nhắc đến nhiều nhất khi đánh giá sự biến động của hàng hóa dịch vụ. Vậy Giảm phát là gì? Nguyên nhân gây nên giảm phát là gì? Ngược với giảm phát là gì? Sự khác nhau giữa lạm phát và giảm phát như thế nào? Lạm phát và giảm phát cái nào nguy hiểm hơn? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Giavang.com tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
- 1 Giảm phát là gì?
- 2 Nguyên nhân gây nên giảm phát là gì?
- 3 Ví dụ về giảm phát trên thị trường
- 4 Lợi ích và hậu quả giảm phát là gì?
- 5 Cách hạn chế tình trạng giảm phát
- 6 Sự khác nhau giữa lạm phát và giảm phát
- 7 Lạm phát và giảm phát cái nào nguy hiểm hơn?
- 8 Giảm phát nên đầu tư gì để sinh lời cao nhất?
Giảm phát là gì?
“Giảm phát (Deflation) dùng để chỉ sự giảm giá chung của hàng hóa dịch vụ và tỷ lệ lạm phát ngay tại thời điểm này thường chuyển sang âm (dưới 0%). Đồng nghĩa, giá giỏ hàng sẽ thấp hơn so với thời điểm mốc. Hiện tượng này có thể diễn ra trong một thời gian dài hoặc ngắn và đây hoàn toàn là hiện tượng kinh tế tự nhiên có tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân.”
- Tài chính công là gì? Cập nhật thông tin cần biết từ A-Z
- Tapering là gì? Tác động của Tapering đến thị trường tài chính
- Bank run là gì? Tổng hợp 3 sự kiện bank run chấn động trong lịch sử
- Trade deficit là gì? Chiến lược giảm thâm hụt thương mại
So với lạm phát thì tần suất xuất hiện giảm phát thường chiếm tỷ trọng thấp hơn và Nhật Bản là một trong những quốc gia liên tục xảy ra vấn đề này. Nếu giảm phát kéo dài có thể gây nên tình trạng suy thoái gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung.
Nguyên nhân gây nên giảm phát là gì?
Dòng tiền sụt giảm
Ngân hàng Nhà nước/Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm quản lý lượng cung tiền trên toàn thị trường để đạt được các mục tiêu tài chính. Để chống lạm phát, nguồn cung tiền của nền kinh tế đang bị giảm thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ, trong khi lãi suất huy động đang được tăng lên.
Việc giảm cung tiền làm tăng giá trị của tiền. Khi giá trị của một đồng tăng lên thì giá của các mặt hàng sẽ giảm xuống. Mọi người thích tiết kiệm tiền hơn là tiêu nó. Giảm phát xảy ra khi nhu cầu của người tiêu dùng về mọi thứ giảm xuống.
Tổng cầu sụt giảm
Nguyên nhân khiến tổng cổng giảm là do việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ và sự sụt giảm liên tục của thị trường chứng khoán. Vào giai đoạn này, người dân thích tiết kiệm hơn và chính phủ thường xuyên tăng lãi suất để siết chặt chính sách tiền tệ. Xu hướng tiết kiệm nhiều hơn làm giảm nhu cầu tiêu dùng và khả năng chi tiêu cho sản phẩm của nền kinh tế. Từ đó, giá cả sẽ được đẩy xuống với mức thấp hơn.
Các sự kiện kinh tế bất lợi, chẳng hạn như đại dịch toàn cầu hoặc suy thoái kinh tế, có thể gây ra sự sụt giảm tổng cầu. Khi đó, mọi người có xu hướng tìm cách tăng tiết kiệm trong khi giảm mức tiêu dùng hiện tại.
Năng suất tăng
Tình trạng này tăng khiến cho các nhà sản xuất có thể phải giảm giá vì cạnh tranh tăng đột biến. Nguyên nhân chính khiến tổng cung tăng đột biến là do những lý do sau đây:
- Chi phí sản xuất giảm: Cấu trúc thị trường vốn thay đổi nhằm tối ưu hóa các hoạt động sản xuất. Đặc biệt khi nhà nước triển khai các chính sách hỗ trợ khoản vay với lãi suất thấp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng vốn đầu tư. Sản lượng có xu hướng tăng cao nếu người sản xuất có thể tạo nên nhiều mặt hàng với chi phí thấp. Điều này có thể gây nên tình trạng dư cung trong nền kinh tế.
- Nền công nghệ cải tiến: Các doanh nghiệp có thể lựa chọn mua những thiết bị phức tạp hơn khi khoa học và công nghệ tiến bộ. Điều này cho phép họ nâng cao sản lượng, tối ưu hóa chi phí tốt hơn và tăng sản lượng. Kết quả sản lượng sản xuất thực tế đang tăng lên trong khi chi phí giảm tạo điều kiện cho việc định giá sản phẩm thấp hơn.
Cấu trúc vốn công ty thay đổi
Hiện nay, mỗi loại sản phẩm đều có nhiều nhà cung cấp. Do đó, các công ty liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá và tiếp cận các cơ cấu vốn mới để thu hút khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Kết quả là giá hàng hóa thường thấp hơn. Giảm phát xảy ra khi giá tiếp tục giảm trong một thời gian dài.
Ví dụ về giảm phát trên thị trường
Giảm phát là tình trạng giá cả hàng hóa và dịch vụ giảm trên diện rộng. Nói một cách đơn giản, khi có giảm phát khách hàng sẽ mua nhiều sản phẩm/dịch vụ hơn với cùng một số tiền.
Ví dụ, một ổ bánh mì thường có giá 20.000 đồng. Tuy nhiên, khi tình trạng giảm phát xảy ra, một ổ bánh mì bỗng có giá 10.000 đồng. Như vậy, với 20.000 đồng, bạn có thể mua được hai chiếc bánh mì kẹp.
Lợi ích và hậu quả giảm phát là gì?
Lợi ích giảm phát
- Sản lượng tăng: Khi giảm phát xảy ra do tiến bộ kỹ thuật tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất thì sản lượng tăng. Nền kinh tế có nhiều khả năng tiếp cận sản phẩm hơn. Kết quả là, khả năng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm chất lượng cao tăng lên.
- Cải thiện khả năng cạnh tranh: Giảm phát mang lại môi trường doanh nghiệp cởi mở hơn, giảm độc quyền và thao túng kinh tế. Các công ty hoạt động trong bối cảnh này cũng có thể tối ưu hóa các nguồn lực, giúp tăng hiệu quả cạnh tranh.
- Mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng: Giá cả đang giảm và khách hàng giờ đây có thể mua được những thứ có chất lượng cao hơn với số tiền ít hơn. Mọi người có nhiều lựa chọn hơn trong khi chi tiêu cùng một số tiền.
Hậu quả giảm phát
- Hạn chế sản lượng sản xuất trong thời gian dài: Mọi người luôn có xu hướng kỳ vọng giá sẽ giảm trong những ngày tới so với hiện nay. Thực tế, trong nền kinh tế giảm phát, giá cả giảm khiến các doanh nghiệp không còn động lực để phát triển. Bất chấp những cải tiến của chính phủ, sản xuất kinh tế đang có xu hướng giảm đáng kể trong thời gian dài.
- Tỷ lệ thất nghiệp cao: Sản lượng giảm khiến cho hoạt động sản xuất thu hẹp. Để đáp ứng nhu cầu cắt giảm chi tiêu của người dân, các hoạt động sản xuất và thương mại đang giảm dần về quy mô. Điều này gây ra tình trạng dư thừa lao động, các công ty sa thải nhân viên và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, gây căng thẳng cho nền kinh tế.
- Suy thoái kinh tế: Khi tiền có giá trị, nhà đầu tư chọn cách giữ nó và giảm thiểu đầu tư vào các kênh. Các doanh nghiệp phải điều tiết để giảm thiểu tổn thất do giảm phát gây ra. Thu nhập của người lao động không tăng hoặc có thể bị giảm xuống. Khi tình trạng giảm phát kéo dài trong một thời gian dài, nền kinh tế sẽ trì trệ; vỡ nợ, thất nghiệp, mất khả năng thanh toán, lợi nhuận giảm sút và thậm chí suy thoái kinh tế là những hậu quả.
Cách hạn chế tình trạng giảm phát
- Tăng cung tiền: Khi lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên, nó sẽ gửi tín hiệu làm giảm giá trị của tiền và kích thích sự di chuyển vốn trong nền kinh tế. Kết quả là, nhu cầu mua sắm tăng lên xu hướng tích trữ tiền của người dân lại giảm xuống.
- Giảm thuế: Đây là cách thúc đẩy mở rộng doanh nghiệp là giảm số tiền thuế thực tế thu được. Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác thường xuyên được thay đổi, điều chỉnh. Nhờ đó, Chính phủ giảm bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và phát triển.
- Điều chỉnh lãi suất phù hợp: Lãi suất thường xuyên được điều chỉnh linh hoạt nhằm kiềm chế lạm phát dưới 10% nhưng không dưới 0. Lãi suất không chỉ tăng cường dòng tiền mà còn khuyến khích hoạt động của công ty.
- Hỗ trợ chính sách phát triển: Nhà nước thường xuyên tạo điều kiện cho doanh nghiệp bằng cách thực hiện nhiều chính sách ưu đãi như thúc đẩy thị trường bằng các gói hỗ trợ, tăng cường đầu tư công.
Sự khác nhau giữa lạm phát và giảm phát
Tiêu chí | Giảm phát | Lạm phát |
Giá trị đồng tiền | Tăng lên | Giảm xuống |
Lợi ích | Có lợi cho người tiêu dùng | Có lợi cho doanh nghiệp sản xuất. |
Ảnh hưởng đến nền kinh tế | Khi giảm phát xuất hiện, đa phần cho thấy nền kinh tế đang đi xuống. | Lạm phát ở mức vừa phải, cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng. |
Nguyên nhân chủ yếu | Sự mất cân bằng cung cầu | Do yếu tố cung tiền và tín dụng. |
Lạm phát và giảm phát cái nào nguy hiểm hơn?
“Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì giảm phát gây nên nhiều mối nguy hiểm cho thị trường nhất.”
Giảm phát nguy hiểm hơn vì nó cho thấy nền kinh tế đang suy thoái. Ngay cả ở mức tương đối thấp (khoảng 30%), nó có thể gây ra một thảm họa kinh tế lớn hơn lạm phát gấp nhiều lần. Lạm phát vẫn được chấp nhận được khi nó ở mức trung bình, vì đó là dấu hiệu của một nền kinh tế thịnh vượng.
Nguy cơ giảm phát lớn hơn được thể hiện ở việc việc giảm lạm phát từ 500% xuống 10-20% đơn giản và nhanh hơn so với việc giảm tỷ lệ giảm phát từ 20% xuống 1-2%. Tỷ lệ lạm phát có thể được quản lý dễ dàng bằng chính sách tiền tệ phù hợp, tuy nhiên tỷ lệ giảm phát lại cực kỳ khó điều tiết.
Giảm phát nên đầu tư gì để sinh lời cao nhất?
Nếu tình trạng giảm phát xảy ra thì việc đầu tư cần phải được thực hiện một cách khoa học nhất. Tốt nhất, người dân cần có kế hoạch bảo vệ tài chính gia đình trước các vấn đề rủi ro có thể phát sinh. Đa dạng hóa các danh mục đầu tư tài chính khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, … Không những thế, mỗi cá nhân nên giữ xu hướng tích lũy tiền mặt, …
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về thuật ngữ giảm phát là gì cũng như sự khác nhau giữa lạm phát và giảm phát Mong rằng những thông tin nêu trên sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết nhất.
Xem thêm