Theo Kitco cho biết, sáng nay ngày 24/2 lúc 6h38 (theo giờ Việt Nam), tại các phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng tăng 0,13% lên 1.911,3 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 có xu hướng tăng tăng 0,13% lên 1.913,25 USD/ounce. Nhìn chung, giá vàng tăng trở lại, dao động trên mốc 1.900 USD/ounce khi tình hình tại Ukraine leo thang.
Trong cuối phiên giao dịch hôm qua thứ Tư (24/2), giá vàng đã tăng trở lại trên mốc quan trọng 1.900 USD/ounce, sau khi Ukraine ban bố tình trạng khẩn cấp.
Nguồn tin cho biết, hôm 24/2, phía Ukraine đã ban bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu công dân của họ ở Nga rời khỏi quốc gia này, trong khi tình hình chính trị càng trở nên căng thẳng khi báo cáo về các cuộc tấn công mạng vào một số trang web của chính phủ.
“Nếu lo ngại về căng thẳng địa chính trị lắng xuống, thì vấn đề thắt chặt chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ trở thành động lực chính của vàng, với việc lợi suất trái phiếu thực tế tăng cao hơn nữa có khả năng làm giảm khoản bù rủi ro địa chính trị đang thể hiện trên vàng”, ông Han Tan, nhà phân tích thị trường trưởng tại Exinity, cho hay. Theo đó, Mỹ và các đồng minh công bố thêm các biện pháp trừng phạt chống lại Nga do nước này công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine.
Theo Wells Fargo cho biết: “Những đợt tăng lãi suất của Fed, bắt đầu từ tháng 3, sẽ không thể ngăn chặn đà tăng của thị trường vàng.”. Đồng thời, kèm theo dự báo rằng, vào cuối năm nay vàng chinh phục ở mức 2.100 USD/ounce. Có thể nói, đây là một trong những dữ báo lạc quan cho kim loại quý vào năm tới.
Theo Reuters, Nga đứng thứ ba trên thế giới trong việc sản xuất vàng, trong khi Nornickel của nước này cũng là nhà sản xuất chính palladium và bạch kim. Cả hai đều là nguyên liệu quan trọng trong bộ chuyển đổi xúc tác để lọc sạch khói thải ô tô.
Theo các chỉ báo, năm ngoái chỉ số sản xuất palladium của Nga là 2,6 triệu ounce, tương đương 40% sản lượng khai thác toàn cầu. Bạch kim là 641.000 ounce, tương đương khoảng 10% tổng sản lượng khai thác mỏ.
“Mặc dù vẫn còn quá sớm để đưa ra nhận xét các vấn đề về nguồn cung có thành hiện thực hay không, nếu thị trường ghi nhận một loạt các biện pháp trừng phạt làm giảm nguồn tài chính và dòng chảy tự do của nguyên liệu đến phần còn lại của thế giới, nguồn cung thắt chặt đáng kể đối với palladium rất có thể xảy ra trong một tương lai không xa”, ông Bart Melek, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại TD Securities cho biết.
Ông Melek cho biết thêm: “Các kim loại nhóm bạch kim có thể ghi nhận một đợt phục hồi đáng kể với palladium có thể đạt mức cao kỷ lục trong năm ngoái là hơn 3.000 USD/ounce.”
Trên các thị trường kim loại khác:
Bạc tăng 1,6% lên 24,47 USD/ounce.
Bạch kim giảm tăng 1,1% lên 1.087,20 USD/ounce.
Palladium tăng tới 4,5% lên gần đỉnh 6 tháng trong phiên ngày hôm trước. (Theo Reuters)