Theo Kitco News cho biết, vào phiên giao dịch sáng nay ngày 23/10, vào lúc 6h40 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay ổn định ở mức 1.792 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao ngay tháng 12 lại tăng 0.64%% lên mức 1.793,35 USD/ounce.
Vào phiên giao dịch ngày hôm qua 22/10, giá vàng cũng đã tăng nhẹ nhờ sự suy yếu của đồng bạc xanh. Nhưng cho đến phiên cuối ngày, giá vàng đã tụt mất hơn một nửa mức tăng trong ngày sau khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự đoán lạm phát sẽ hạ nhiệt vào năm tới, và Ngân hàng Trung ương Mỹ đã chuẩn bị bắt đầu giảm các biện pháp kích thích.
Ở đầu ngày, trong phiên giao dịch đã tăng 1.7% và vượt mốc 1.800 USD/ounce.
“Sự sụt giảm này liên quan đến bình luận của Chủ tịch Fed về việc lạm phát trong năm tới. Tuy nhiên, đó là con dao hai lưỡi. Áp lực lạm phát còn tồn tại trên thị trường sẽ là yếu tố hỗ trợ cơ bản cho vàng và bạc trong những tuần và tháng tới.” – Ông David Merger, giám đốc phòng giao dịch kim loại của High Ridge Futures, nhận định.
“Ngân hàng Trung ương Mỹ nên sớm bắt đầu giảm mua tài sản, nhưng chưa nên tăng lãi suất vì việc làm vẫn còn quá thấp.” – Ông Powell cũng cho biết.
Tuy vàng thường được coi là hàng rào chống lại lạm phát, mặc dù cho việc thu hồi các biện pháp kích thích và nâng lãi suất sẽ đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ lên cao, theo đó, cũng làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Cùng thời điểm đó, khảo sát chỉ số USD Index đã giảm 0.18% xuống còn 93.588.
Chỉ số USD là thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các tiền tệ khác, khi chỉ số giảm, điều đó giúp cho vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.
“Lạm phát là chủ đề duy nhất được thảo luận ở thời điểm hiện tại. Và thị trường đang nhìn nhận rằng Fed sẽ không đưa ra đủ các biện pháp để làm chậm lạm phát, và điều đó hỗ trợ vàng.” Chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures, ông Daniel Pavilonis cho hay.
Một mặt khác, những kỳ vọng lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đạt mức cao nhất trong nhiều năm, đã gây thêm những áp lực cho Ngân hàng Trung ương châu Âu và sự kiên quyết của ngân hàng này trong việc duy trì các biện pháp kích thích trong thời kỳ khủng hoảng.