Theo Kitco cho biết, sáng nay ngày 16/3 lúc 6h39 (theo giờ Việt Nam), tại các phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tương đối ổn định ở 1.918,2 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 có xu hướng giảm 0,57% xuống 1.918,75 USD/ounce. Nhìn chung, giá vàng giảm nhẹ, sau khi giảm thêm hơn 1%, vì các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Nga – Ukraine và khả năng Fed tăng lãi suất lần đầu tiên sau ba năm làm giảm nhu cầu đối với tài sản an toàn.
Trong cuối phiên giao dịch hôm qua thứ Tư (15/3), giá vàng trở lại mốc 1.900 USD/ounce vì các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Nga – Ukraine và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lần đầu tiên sau ba năm làm giảm nhu cầu đối với tài sản an toàn. Trong phiên có thời điểm giá xuống mức thấp nhất 1.920,36 USD kể từ ngày 2/3.
“Một số hy vọng rằng các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga có thể giúp giảm leo thang bằng cách nào đó đã ảnh hưởng đến nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng.”, nhà phân tích cấp cao Ricardo Evangelista của ActivTrades, cho biết.
Ông Evangelista nói thêm: “Trong khi thị trường vàng chững lại một chút, tình hình Ukraine vẫn rõ ràng, với sự biến động và không chắc chắn của thị trường vẫn ở mức khá cao.”
Do lo ngại về các ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc, dẫn tới tâm lý căng thẳng trước cuộc họp chính sách của Fed, thị trường chứng khoán châu Âu giảm hơn 2%.
Fed dự kiến vào cuối cuộc họp kéo dài hai ngày vào thứ Tư (16/3), sẽ tăng chi phí đi vay lên 0,25 điểm phần trăm.
“Động thái tăng lãi suất đầu tiên từ Mỹ thường báo hiệu sự sụt giảm của vàng, vì vậy thị trường sẽ xem ngân hàng trung ương Mỹ phát đi tín hiệu gì vào ngày mai và tuyên bố của họ là cứng rắn đến đâu, điều có thể sẽ xác định triển vọng ngắn hạn từ thời điểm này”, nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho hay. Theo ông, phần nào cũng tác động đến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng cao và gây áp lực lên vàng. Trên thực tê, vì lãi suất cao hơn làm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng gia tăng.
Lạm phát tiếp tục leo thang, dù với tốc độ chậm hơn dự kiến, tuy nhiên cũng gây áp lực không nhỏ đối với vàng.
Dữ liệu chỉ số giá sản xuất (PPI) được Bộ Lao động Mỹ công bố, cho thấy nước này đã tăng 0,8% trong tháng 2 sau khi tăng 1,2% trong tháng 1. So với các dự kiến trước đó của các nhà kinh tế là tăng 1%, số liệu hiện tại hoàn toàn thấp hơn nhiều.
So với cùng kỳ năm trước, báo cáo cho biết chỉ số này tăng 10%, phù hợp với kỳ vọng của thị trường trước đó.
“Palladium vốn là một thị trường có tính thanh khoản thấp từ trước đến này, và với việc phí bảo hiểm chiến tranh bị tách ra khỏi thị trường hàng hóa, kim loại này đã không được bảo vệ.”, ông Hansen, cho hay.
Trên các thị trường kim loại khác:
Bạc giảm 1,6% xuống 24,62 USD/ounce.
Bạch kim giảm 1,6% xuống 1.013,58 USD/ounce.
Palladium tăng 1,1% lên 2.412,55 USD/ounce. (Theo Reuters)