Theo Kitco cho biết, sáng nay ngày 1/3 lúc 3h56 (theo giờ Việt Nam), tại các phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 1,08% lên 1.909,6 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 có xu hướng tăng tăng 1,23% lên 1.910,8 USD/ounce. Nhìn chung, giá vàng tăng nhẹ, tăng hơn 1%, sau khi việc phương Tây áp thêm lệnh trừng phạt đối với Nga làm dấy lên lo ngại về gián đoạn nguồn cung và thúc đẩy giới đầu tư tìm đến vàng.
Trong cuối phiên giao dịch hôm qua thứ Hai (28/2), giá vàng tăng, vượt mốc 1900 USD/ounce, sau khi việc phương Tây áp thêm lệnh trừng phạt đối với Nga làm dấy lên lo ngại về gián đoạn nguồn cung và thúc đẩy giới đầu tư tìm đến tài sản an toàn như vàng. Đầu phiên có thời điểm giá tăng tới 2,2%.
Vốn được coi là nơi lưu trữ giá trị trong thời điểm bất ổn chính trị và tài chính, trong tháng 2, vàng đã tăng khoảng 6,5%. Vào tuần trước, kim loại quý đã lên mức cao nhất trong 18 tháng là 1.973,96 USD.
“Khi căng thẳng địa chính trị thực sự leo thang, vàng vẫn là tài sản trú ẩn an toàn chính vượt trội hơn so với các loại tiền điện tử và thậm chí các tài sản khác như trái phiếu.”, ông Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals.
Thị trường tài chính đã chứng kiến trượt dốc kèm theo đó giá dầu tăng vọt khi các đồng minh phương Tây tăng cường trừng phạt Nga bằng các biện pháp trừng phạt mới.
Đáp lại, hôm 28/2, phía ngân hàng trung ương Nga đã có động thái tăng cường các biện pháp khác gồm cả việc đảm bảo sẽ tiếp tục mua vàng trên thị trường trong nước nhằm che chắn nền kinh tế khi cuộc tấn công Ukraine vẫn tiếp tục.
“Họ sẽ bắt đầu mua vàng trở lại trên thị trường nội địa từ ngày 28/2, chỉ chưa đầy hai năm sau khi cơ quan này kết thúc một làn sóng mua kéo dài đã giúp tăng giá vàng trong thập kỷ trước.”, hôm 27/2, Ngân hàng trung ương Nga cho biết.
Nhờ lo ngại về sự gián đoạn của nguồn cung dưới ảnh hưởng của căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine, kim loại họ bạch kim xác lập tháng tăng thứ 3 liên tiếp.
Theo chiến lược gia thị trường tại Blue Line Futures, ông Eric Scoles, khi các lệnh trừng phạt gia tăng đối với Nga và căng thẳng leo thang, sẽ gây một áp lực lớn lên họ các kim loại quý (đối với nhóm kim loại bạch kim).
Chắc chắn nguồn cung palladium sẽ trở nên thâm hụt và gia tăng nếu Mỹ không hợp tác kinh doanh với các nhà sản xuất lớn, ông Scoles cho biết.
Trên các thị trường kim loại khác:
Bạc tăng tăng 0,5% lên 24.31 USD/ounce.
Bạch kim giảm 1,6% xuống 1.037,51 USD/ounce.
Palladium tăng 5,1% lên 2.488,20 USD/ounce.