Sáng 2/9: Giá vàng trong nước vẫn cách xa thế giới đến 7,5 triệu đồng/lượng mặc dù không có giao dịch.
Theo Đ.Ngọc Thạch: Giá vàng chỉ sáng 2/9 giao động nhẹ
Vì nghỉ Lễ 2/9, các cơ sở kinh doanh vàng bạc không niêm yết giá giao dịch. Giá vàng miếng của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC đang đứng yên ở mức mua vào 56,7 triệu đồng/lượng và bán ra 57,4 triệu đồng/lượng. Trong khi trước đó, cuối ngày 1/9, Eximbank (HM:EIB) giảm 50.000 đồng so với đầu ngày. Giá mua vàng miếng giảm còn 56,9 triệu đồng/lượng và bán ra 57,45 triệu đồng/lượng…
Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, ông Edward Moya cho biết “vàng sẽ tiếp tục củng cố cho đến báo cáo thị trường lao động”. Đồng thời, dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh mẽ có thể thúc đẩy đồng USD và là nguyên nhân trực tiếp gây áp lực lên giá vàng. Trong tháng 7 qua, giá vàng dao động gần đạt đỉnh là 1.833 USD/ounce. Nếu vàng có thể bứt phá lên trên mốc 1.833 USD/oune thì sẽ trở lại kênh tăng giá.
Đối với kim loại quý trên thị trường thế giới, giá tăng lên 1.816 USD/ounce, không đáng kể so với hôm qua. Giá vàng ít biến động cho đến khi các dữ liệu lao động tháng 8 của Mỹ sẽ được công bố vào ngày mai. Số liệu đó có thể ảnh hưởng đến quyết định giảm thu mua tài sản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Trong một cuộc thăm dò của Reuters, các chuyên gia kinh tế tham gia còn dự báo nền kinh tế Mỹ có thêm 750.000 việc làm trong tháng 8. Báo cáo của ADP dự báo có 613.000 việc làm tư nhân được tạo ra trong tháng 8, tốt hơn nhiều số liệu 330.000 của tháng 7. Dữ liệu việc làm sẽ là một yếu tố quan trọng đối với kim loại quý
Ngoài ra, hiện tại, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 1,324% và giá USD giảm có lợi cho vàng. Tuy nhiên, thị trường ít nhiều sẽ gặp khó khăn khi việc quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới – SPDR Gold Trust (NYSE:GLD) – trở lại xu hướng bán ròng. Vào phiên cuối cùng chốt tháng 8, quỹ SPDR hạ lượng vàng nắm giữ từ 1,46 tấn xuống còn 1.000,26 tấn. Tính từ tháng 4.2020 đến nay, đây là mức giảm thấp nhất.