Giá tham chiếu – một thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất tại các sàn giao dịch chứng khoán. Vậy giá tham chiếu là gì? Cách tính giá tham chiếu tại các sàn giao dịch HNX, HoSE, UPCoM,… như thế nào? Giá mở cửa và giá tham chiếu khác biệt như thế nào? Cùng Giavang.com tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Giá tham chiếu là gì?
Mức giá đóng cửa của các phiên giao dịch cuối cùng ngày trước đó sẽ được xem là giá tham chiếu. Dựa trên mức giá này, chúng ta có thể xác định được mức giá cao nhất (giá trần) hoặc giá thấp nhất (giá sàn) của ngày giao dịch đó. Khi đó giá sẽ luôn hiển thị màu vàng trên hệ thống bảng điện tử giá chứng khoán.
Không những thế, mức giá này còn được sử dụng để xác định mức giá trần và giá sàn trên các phiên giao dịch chứng khoán. Cụ thể:
- Giá trần = Giá tham chiếu + % biên độ giao động so với mức giá này.
- Giá sàn = Giá tham chiếu – % biên độ giao động so với giá này.
Ví dụ về giá tham chiếu
Giả sử, vào ngày 16/02/2022 (thứ 4) giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Damsan (ADS) có mức giá đóng cửa là 31,500 đồng. Khi đó, giá tham chiếu vào ngày thứ 5 – 17/06/2022 sẽ đạt mức 31,500 đồng.
Ví dụ giá đóng cửa của ngân hàng ACB ngày 15/02 là 34,500 đồng thì mức giá tham chiếu của ngày hôm sau là 34,500 đồng.
Cách tính giá tham chiếu tại các sàn
Để xác định mức giá này tại các sàn giao dịch nổi tiếng như HNX, HoSE và UPCoM. Chúng ta có thể thực hiện theo các hướng dẫn như sau:
Sàn HoSE | Sàn HNX | Sàn UPCoM |
Mức giá đóng cửa đã khớp lệnh trong ngày giao dịch liền trước. | Mức giá đóng cửa đã khớp lệnh trong ngày giao dịch liền trước. | Trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn (bình quân gia quyền), dựa trên hình thức khớp lệnh vào ngày liền trước đó. |
Tuy nhiên, tùy vào một số trường hợp nhất định mà việc tính toán các mức giá này sẽ có sự biến động thay đổi khác nhau. Chẳng hạn, nếu phiên giao dịch gặp các sự cố bất khả năng và không thể xác định được mức giá đóng cửa của sàn đó. Thì ngay lúc này, các cơ quan (kể cả Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội) sẽ nhanh chóng áp dụng các cách thức khác thông qua sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Cụ thể, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã cho tạm ngưng các giao dịch trong ngày 01/06/2021 để giảm thiểu các sự cố có thể xảy ra. Điều này cho thấy, giá khớp lệnh cuối cùng trong buổi sáng ngày hôm đó sẽ là giá đóng cửa của ngày.
So sánh giá mở cửa và giá tham chiếu
Trên thị trường chứng khoán, ngoài khái niệm về giá tham chiếu thì giá mở cửa cũng là một thuật ngữ được đề cập khá nhiều. Có một số nhà đầu tư còn lầm tưởng đây là hai khái niệm giống nhau nhưng thực tế chúng lại khác nhau về cách xác định thời gian.
Nếu mức giá này đang được xác định ngang mức giá đóng cửa vào cuối ngày hôm trước thì mặc nhiên giá mở cửa sẽ là mức giá đầu tiên khớp lệnh giao dịch trong ngày gần nhất. Không chỉ thế, giá mở cửa còn được xác định thông qua giá mua và giá bán một cách chính xác nhất nhờ hình thức đấu giá.
Nhưng lưu ý khi giao dịch giá tham chiếu
Vào những thời điểm mà giao dịch không hưởng quyền xảy ra (tức ngày giao dịch mà chứng chỉ quỹ và cổ phiếu hoàn toàn không được hưởng cổ tức cũng như các quyền lợi đi kèm theo). Thì khi đó giá tham chiếu sẽ được lấy giá đóng cửa của ngày gần nhất để điều chỉnh đúng với giá trị cổ tức.
Trường hợp sở giao dịch chứng khoán gặp phải sự cố thì Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước sẽ chấp thuận cho họ áp dụng các phương thức khác để xác định giá tham chiếu.
Lời kết
Giá tham chiếu là thuật ngữ vô cùng quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần nên nắm rõ. Đặc biệt, đối với những nhà đầu tư F0 sẽ dễ nhầm lẫn giữa hai khái niệm là giá tham chiếu và giá mở cửa. Hy vọng những kiến thức mà Giavang.com cung cấp sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức có giá trị nhất.
Xem thêm