Trên thực tế, tỷ lệ Free Float (tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng) của mỗi một mã cổ phiếu sẽ không giống nhau. Tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng là một trong những tỷ lệ quan trọng đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Để hiểu rõ về Free Float hãy theo dõi bài viết dưới đây giavang.com sẽ đem đến cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích về Free Float.
Mục Lục
- 1 Định nghĩa Free Float
- 2 Cách tính tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng
- 3 Quy tắc làm tròn tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng
- 4 Cổ phiếu nào không thể chuyển nhượng tự do
- 5 Tỷ lệ Free Float bao nhiêu là tốt?
- 6 Ý nghĩa của tỷ lệ Free Float
- 7 Làm thế nào để tăng hoặc giảm khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng tự do
- 8 Kết luận
Định nghĩa Free Float
Free Float hay còn gọi là cổ phiếu chuyển nhượng tự do hoặc là cổ phiếu chuyển nhượng công khai. Bạn có thể hiểu nôm na rằng Free Float là số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, và số cổ phiếu ấy có thể được giao dịch.
- Cách xác định thời điểm mua bán cổ phiếu
- Làm thế nào để tránh những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
- Phân biệt cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu chưa niêm yết
Cách tính tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng
- Công thức tính Free Float:
Free Float (số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng) = Lượng cổ phiếu đang lưu hành – Lượng cổ phiếu bị hạn chế
- Công thức tính tỷ lệ Free Float
Tỷ lệ Free Float = số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng / tổng lượng cổ phiếu lưu hành
Ví dụ:
Công ty AB hiện đang có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Trong đó có 2 triệu cổ phiếu bị hạn chế giao dịch vì thuộc sở hữu của các cổ đông chiến lược. Vậy số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng của công ty AB sẽ còn 8 triệu. Suy ra, tỷ lệ Free Float = 8/10 = 80%
Quy tắc làm tròn tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng
Quy tắc làm tròn tỷ lệ cổ phiếu chuyển nhượng tự do được chia làm 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Khi tỷ lệ cổ phiếu chuyển nhượng tự do nhỏ hơn 15% thì sẽ được làm tròn theo bước 1%. Ví dụ, cổ phiếu A có tỷ lệ free float là 12,55% thì cổ phiếu A sẽ được làm tròn lên thành 13%.
- Trường hợp 2: Khi tỷ lệ cổ phiếu chuyển nhượng tự do lớn hơn 15 thì sẽ được làm tròn theo bước 5%. Ví dụ, cổ phiếu B có tỷ lệ free float là 46,55% sẽ được làm tròn lên thành 50%.
Cổ phiếu nào không thể chuyển nhượng tự do
Có thể thấy rằng trên thị trường chứng khoán luôn tồn tại một số lượng lớn cổ phiếu được lưu hành. Đa số cổ phiếu có thể chuyển nhượng tự do tuy nhiên cũng có những trường hợp cổ phiếu không được tự do giao dịch.
Những trường hợp cổ phiếu không thể chuyển nhượng tự do được liệt kê dưới đây:
- Những cổ phiếu đang nằm trong thời gian hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật chẳng hạn: phát hành cho cổ đông sáng lập, phát hành riêng rẻ cho dưới 100 nhà đầu tư, phát hành cổ phiếu ưu đãi cho các cán bộ công nhân viên, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng của doanh nghiệp FDI khi chuyển sang công ty cổ phần và các trường hợp hạn chế chuyển nhượng khác theo quy định.
- Những cổ phiếu trực thuộc quyền sở hữu của cổ đông nội bộ công ty và những người có liên quan.
- Những cổ phiếu đang thuộc quyền sở hữu của cổ đông chiến lược.
- Những cổ phiếu đang thuộc quyền sở hữu của cổ đông nhà nước.
- Những cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của những cổ đông lớn ngoại trừ những công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty chứng khoán, quản lý quỹ, quỹ đầu tư, hỗ trợ thì cổ phiếu sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Nếu tỷ lệ cổ phiếu mà các cổ đông lớn nắm giữ dưới 4% sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.
Tỷ lệ Free Float bao nhiêu là tốt?
Tỷ lệ Free Float được coi là một thước đo quan trọng trong quá trình chọn cổ phiếu. Khi tỷ lệ này thấp thì sẽ hiếm khi được đầu tư vào. Vậy tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng cao hay thấp là tốt, và mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm gì?
Đối với tỷ lệ Free Float cao
Ưu điểm | Nhược điểm |
Những cổ phiếu có tỷ lệ Free Float trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành cao thì sẽ khó để có thể làm giá hơn, khó bị lái hơn. Chẳng hạn trường hợp cổ phiếu có tỷ lệ Free Float cao như HPG thì rất khó bị làm giá. Bởi lẽ lượng cổ phiếu bên ngoài ít, đội lái chỉ cần một số ít tiền, cổ phiếu để cân bằng cung cầu theo mức giá mục tiêu. | Giá cổ phiếu có biên độ tăng hoặc giảm giá chậm hơn so với các cổ phiếu có tỷ lệ Free Float thấp hơn. |
Đối với tỷ lệ Free Float thấp
Ưu điểm | Nhược điểm |
Giá cổ phiếu có biên độ tăng hoặc giảm giá mạnh hơn so với những cổ phiếu có tỷ lệ Free Float cao. | Đối với những cổ phiếu có tỷ lệ Free Float trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành thấp thì dễ bị làm giá, dễ bị lái hơn. |
Ý nghĩa của tỷ lệ Free Float
Phản ánh tình hình thực tế chính xác
Free-float chỉ bao hàm những mã cổ phiếu được phép giao dịch tại thị trường chứng khoán. Do vậy Free Float có khả năng phản ánh thực tế chuẩn xác hơn so với giá trị vốn hóa gốc.
Giúp đánh giá khả năng giao dịch của một mã cổ phiếu
Free Float được hiểu là số lượng cổ phiếu thực mà các nhà đầu tư có thể mua bán ở thị trường chứng khoán. Vậy nếu tỷ lệ này thấp thì sẽ đồng nghĩa với việc sẽ xuất hiện những biến động và đi kèm với những rủi ro đầu tư lớn. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư sẽ không mấy hứng thú với những mã cổ phiếu có tỷ lệ Free Float thấp với nguy cơ gặp rủi ro cao.
Làm thế nào để tăng hoặc giảm khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng tự do
Số cổ phiếu đang lưu hành tại một công ty tăng hay giảm là do các quyết định của ban quản lý. Chẳng hạn một công ty A có thể tăng lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng bằng cách bán cổ phiếu trong đợt chào bán lần thứ hai hoặc chia tách cổ phiếu.
Trong trường hợp cổ phiếu đang bị hạn chế trở nên không bị hạn chế, thì những cổ phiếu không bị hạn chế sẽ tăng tỷ lệ lưu hành tự do. Còn trong trường hợp công ty có thể giảm tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng bằng cách mua lại cổ phiếu hoặc chia tách cổ phiếu ngược lại.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ về Free Float là gì, cách tính cũng như tầm quan trọng của tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng. Truy cập giavang.com để xem thêm những bài viết bổ ích về kiến thức chứng khoán nhé!
Bài viết liên quan: