Foundation là gì? Đây là câu hỏi được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm khi mới tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Để giải đáp thắc mắc đó, hãy cùng Giavang.com tìm hiểu những thông tin thú vị xung quanh nền tảng Foundation – một trong những NFT Marketplace khá phổ biến trên Ethereum hiện nay trong bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Foundation là gì?
Foundation là một marketplace, nơi chuyên thu thập và giao dịch các vật phẩm, tác phẩm NFT (Non-fungible) trên nền tảng Ethereum. Theo đó, Foundation được định hướng như là một thị trường NFT độc quyền, chuyên dành cho các bộ sưu tập kỹ thuật số đặc biệt. Vì vậy, đa phần các NFT trên Foundation thường sẽ mang giá trị nghệ thuật cao và khá kén chọn người dùng.
Với trọng tâm là tính thẩm mỹ, Foundation đặt ra mục tiêu là giúp các nghệ sĩ tạo ra được một nguồn thu nhập bền vững. Đồng thời bảo vệ bản quyền và ngăn chặn các trường hợp sao chép trái phép các công trình nghệ thuật của nghệ sĩ.
Xem thêm:
- OpenSea là gì? Hướng dẫn giao dịch trên sàn OpenSea
- CryptoPunks ra mắt khi nào? Có nên đầu tư CryptoPunks?
- BAYC là gì? Những điều bạn cần biết về bộ sưu tập NFT Bored Ape Yacht Club
Sản phẩm và doanh thu của Foundation
Sản phẩm của Foundation
Thế mạnh của dự án Foundation là về mảng Non-fungible. Vì vậy, sản phẩm chính của Foundation đó là marketplace. Dưới đây là một số tính năng dành cho các nghệ sĩ trên marketplace của Foundation:
- Collection: Cho phép các nghệ sĩ làm việc cùng nhau để tạo ra và quản lý các tác phẩm nghệ thuật. Theo đó, các nhà sáng tạo có thể sử dụng tính năng này để tạo ra các bộ sưu tập nghệ thuật liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau.
- Edition: Cho phép các nghệ sĩ tạo ra các NFT, tuy nhiên là mỗi tác phẩm chỉ được bán với số lượng nhất định và không thể tái phát hành sau đó. Hiểu đơn giản thì đây là những phiên bản Limited.
- Drop: Cho phép các nghệ sĩ bán các tác phẩm NFT trong một khoảng thời gian nhất định (thường từ vài giờ đến vài ngày). Và khi thời gian được cho phép kết thúc, các NFT này sẽ không được mở lại ở những lần sau.
- World: Nó gần giống như là một web3 – nơi kết nối các nghệ sĩ có cùng sở thích và niềm đam mê sáng tạo. Cứ mỗi một NFT được giao dịch trên World, cả nghệ sĩ và người tạo ra nhóm đều sẽ nhận được một phần lợi nhuận.
Về phía người mua, Foundation cũng có cung cấp một số chức năng như sau:
- Browse: Là tính năng mà người mua sẽ sử dụng các bộ lọc để tìm kiếm các loại NFT theo danh mục như (Collection, Drop, World) hoặc là tìm kiếm theo công thức mua bán như là đấu giá chẳng hạn.
- Trending: Tính năng này sẽ hiển thị cho bạn biết được những loại vật phẩm NFT đang thực sự nổi bật và thu hút sự chú ý của người dùng nhiều nhất. Hiện tại, SCMMRS của Cem Hasimi chính là NFT thu hút nhiều sự chú ý nhất trên Foundation.
Doanh thu của Foundation
Nguồn doanh thu của Foundation chủ yếu đến từ việc thu phí của các NFT đã bán. Cụ thể, nền tảng này sẽ nhận được 5% từ giá bán của mỗi tác phẩm trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong đó:
- Thị trường sơ cấp: Là nơi các NFT được bán lần đầu trên Foundation.
- Thị trường thứ cấp: Là nơi các tác phẩm được bán trên sàn giao dịch khác sau khi được mua trên Foundation.
Bên cạnh đó, đối với tính năng Drop, Foundation sẽ thu mức phí là 15%/giá trị sản phẩm. Toàn bộ các khoản thu này sẽ được Foundation sử dụng cho việc phát triển cũng như duy trì cộng đồng này.
Điểm đột phá của Foundation
- Việc chọn lọc nghệ sĩ và tác phẩm trên nền tảng đều có một quy trình để thực hiện cụ thể, rõ ràng. Điều này giúp đảm bảo các NFT phải thực sự có chất lượng trước khi được trình làng ra thị trường.
- Tại Foundation, thì Auction (Đấu giá) chính là cách duy nhất để mà người mua có thể mua các tác phẩm. Với hình thức này, các NFT sẽ càng trở nên có giá trị hơn cũng như tạo được sự kích thích của những người muốn sở hữu chúng trong quá trình đấu giá.
Ai đã phát triển và đầu tư cho dự án Foundation?
Đội ngũ phát triển
Theo như thông tin mà giavang.com tìm hiểu được, nền tảng Foundation chính thức được “trình làng” đến công chúng vào tháng 2/2021 bởi một đội ngũ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain. Trong số đó có 3 thành viên nổi bật nhất là:
- Kayvon Tehranian (Co-founder & CEO): Anh từng là nhà phân tích kinh doanh tại McKinsey & Company và cũng từng giữ vai trò Giám đốc Sản phẩm tại Dharma.
- Elpizo Choi (Co-founder & CTO): Từng làm việc tại Uber và là người đã sáng lập nên quỹ Iterative chuyên đầu tư khởi nghiệp vào khu vực Đông Nam Á.
- Matthew Vernon (Co-founder & Head of Design): Có hơn 10 năm kinh nghiệm và đã từng giữ vai trò tương tự tại Dharma.
Nhà đầu tư
Một số quỹ đầu tư nổi bật hiện tại đang rót vốn vào dự án Foundation như: a16z, Designer Fund và Variant Fund. Tuy nhiên, thông tin chính xác và chi tiết về số vốn mà nền tảng đã huy động thành công được hiện vẫn chưa được công bố.
Roadmap & Updates của Foundation
Foundation không có roadmap cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là một số mốc thời gian đáng chú ý vừa qua của dự án mà giavang.com đã thu thập được:
- 27/5/2020: Foundation chính thức ra mắt.
- 21/10/2020: Mở rộng mạng lưới lên Gnosis Chain.
- 1/1/2021: Nâng cấp lên phiên bản Foundation v2.
- 11/1/2023: Ra mắt tính năng World
- 8/3/2023: Ra mắt tính năng Edition
Bên cạnh đó, Foundation cũng rất tích cực trong việc mời các celebs nổi tiếng tham gia vào nền tảng của họ như: Pilar Zeta, Yung Jake, Lucien Smith,…
Đánh giá ưu, nhược điểm của Foundation
Ưu điểm
- Giao diện của nền tảng được thiết kế khá thân thiện và dễ dàng để sử dụng. Ngay cả traders mới cũng có thể dùng được, điều này giúp nâng cao đáng kể về sự trải nghiệm cho người dùng.
- Đây là nơi mà các nghệ sĩ không những được đảm bảo nguồn thu nhập mà còn được nền tảng bảo vệ bản quyền cho những tác phẩm mà họ tạo ra. Qua đó, các nghệ sĩ như được tiếp thêm một nguồn động lực mạnh mẽ để cho ra đời những sản phẩm chất lượng hơn.
- Toàn bộ giao dịch đã được thực hiện thì Foundation sau đó sẽ ghi nhận hết lại trên blockchain. Điều này đảm bảo cho tính minh bạch và an toàn cho các giao dịch.
- Cung cấp đa dạng các công cụ và ứng dụng để cho các nghệ sĩ có thể thực hiện tốt nhất trong công tác quảng bá và tiếp cận đến nhóm đối tượng khách hàng của họ.
Nhược điểm
- Phí phải trả cho mỗi lần thực hiện giao dịch khá cao. Bởi vì người dùng còn phải trả thêm các khoản phí gas cho mạng blockchain Ethereum.
- Thị trường mà Foundation hướng đến có tính cạnh tranh rất cao. Mặt khác, nền tảng cũng chưa thực sự quá đỗi nổi bật và phổ biến với cộng đồng người dùng.
- Các loại hình sản phẩm NFT khác nhau chưa thực sự đa dạng.
Bên trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến Foundation và những đặc điểm nổi bật của dự án. Hy vọng bài viết đã mang đến cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Chúc bạn đầu tư thành công!
Tham khảo thêm