Trong việc thực hiện các giao dịch thì ít nhiều gì các nhà đầu tư cũng sẽ bị chi phối bởi một lý do nào đó, và phần lớn sẽ bị chi phối bởi Fomo. Đây là một triệu chứng tâm lý mà các nhà đầu tư vô cùng lo sợ khi mắc phải. Vậy tại sao Fomo lại đáng sợ đến thế? Mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Fomo là gì? (Fear of Missing Out)
FOMO là từ viết tắt của từ Fear of missing out. Đây là tâm lý sợ đánh mất một cơ hội, một cảm giác sợ bị bỏ lại khỏi một lợi ích nào đó trong khi ai cũng đang được hưởng. Trong thị trường giao dịch ngoại hối một phiếu nào đó, giá cổ phiếu liên tục tăng giá, các nhà đầu tư khác bàn luận rất nhiều về cổ phiếu này khiến bạn này sinh tâm lý muốn đưa cổ phiếu này về danh mục của mình dù giá cổ phiếu đó tăng rất cao. Nguyên nhân là do bạn sợ mình trở thành “người tối cổ”, “lạc hậu”, “đứng ngoài cuộc chơi” khi thị trường chứng khoán uptrend từng ngày.
Fomo trong đầu tư tài chính
Có đến gần như 95% nhà đầu tư thất bại trên thị trường Forex là bởi họ không nắm bắt tốt tình hình thị trường và không hiểu luôn cả chính bản thân mình muốn gì. Tuy nhiên cũng có những nhà đầu tư đã cho biết rằng họ đã lên kế hoạch vào lệnh nhưng chẳng hiểu sao họ lại không thực hiện theo những gì đã định.
Nỗi sợ bị bỏ lỡ thứ gì đó trong khi giao dịch Forex vô cùng khó hiểu. Ngay cả với các nhà đầu tư có dày dặn kinh nghiệm cũng không ít lần rơi vào những tình trạng đó. Sợ lỡ mất cơ hội vào lệnh, sợ bỏ lỡ cơ hội hốt mẻ lợi nhuận khủng,.. Chính bởi những nỗi sợ như vậy khiến trader vội vàng đạt lệnh mua nhưng sau đó thị trường bất ngờ giảm không phanh.
Dễ thấy trong bối cảnh thị trường tăng giá nhanh và mạnh trong thời gian ngắn, lòng tham của phần lớn nhà đầu tư sẽ nổi lên. Họ có xu hướng vào lệnh sớm và bám đuổi theo lệnh. Và khi thị trường đột nhiên sụt giảm, họ lại liên tiếp đặt lệnh mua hy vọng thị trường sẽ tăng lại. Kết quả tài khoản không còn gì (cháy tài khoản).
Tại sao người đầu tư dễ mắc bẫy “Fomo”
Do tâm lý (tâm lý sợ bị thua lỗ, tâm lý mong chiến thắng, hiệu ứng đám đông)
Hầu như tất cả những nhà đầu tư F0 khi mới tham gia vào thị trường chứng khoán đều thiếu kiến thức, không hiểu biết về thị trường. Họ luôn có tâm lý hướng theo số đông, ăn theo những nhà đầu tư đi trước. Chính điều đó đã tạo nên lỗ hổng lớn và khiến họ bị vướng vào cạm bẫy mà Fomo giăng sẵn.
Thiếu hiểu biết về thị trường
Một khi đã bị Fomo làm ảnh hưởng đến tâm lý thì bạn sẽ luôn có suy nghĩ rằng 1 mã cổ phiếu nào đó đang tăng chúng sẽ tăng tiếp tục, nếu không mua thì sẽ mất cơ hội sinh lời. Nếu bạn đầu tư không theo nguyên tắc nào cả thì chắc chắn sẽ dễ bị Fomo làm ảnh hưởng và khi đó, bạn giống như 1 miếng mồi ngon để thị trường thao túng và xâu xé.
Quá tự tin vào đánh giá bản thân và thị trường
Hiệu ứng Fomo hình thành một phần là do nhà đầu tư kỳ vọng một cách thái quá vào thị trường. Họ nghĩ rằng cổ phiếu hay mã coin này sẽ còn tăng trong thời gian dài, mua nó bây giờ rất khó bị lỗ. Chính vì sự chủ quan này đã khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng.
Tự vào bản thân là điều cần thiết nhưng đừng để mình biến thành kẻ tự mãn. Khi đó, bạn dễ trở nên chủ quan, hành động không và phán đoán theo xu hướng riêng. Trong trường hợp thị trường biến động mạnh, bạn chắc chắn trở tay không kịp.
Ngược lại quá tự đi cũng không phải là điều tốt. Bởi khi đó bạn thường dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, không đủ bản lĩnh để thực thi kế hoạch đã định ra.
Cách nhận biết và đánh bại Fomo
Trao dồi, học tập, tiếp nhận nhiều nguồn thông tin và nghiên cứu kỹ thị trường
Nhà đầu tư cần phải tìm hiểu các kiến thức về thị trường, việc nắm vững kiến thức sẽ giúp nhà đầu tư làm chủ các quyết định mua hoặc bán. Đây là chiến lược của các nhà đầu tư thành công trên thế giới như Warren Buffett, Filip Fisher hay Peter Lynch,…
Với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, ban lãnh đạo có tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, cơ cấu tài chính hợp lý, tất yếu giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ tăng trưởng đều qua các năm. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá cao, xét mặt dài hạn nhà đầu tư vẫn có lãi.
Có kế hoạch, chiến lược rõ ràng
Phần lớn nhà đầu tư bị ảnh hướng bởi hiệu ứng FOMO đưa ra quyết định mua và bán hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của thị trường. Họ ra quyết định mua nếu thấy giá cổ phiếu tăng 1 ít. Mua mạnh hơn khi giá cổ phiếu tăng mạnh. Lo lắng khi giá cổ phiếu giảm. Và hoảng loạn bán tháo khi giá cổ phiếu giảm sâu.
Nhà đầu tư hãy xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư và tuân thủ các nguyên tắc đề ra, chẳng hạn như:
- Đầu tư giá trị: Chọn cổ phiếu có doanh thu, lợi nhuận, cổ tức đều đặn, tăng trưởng tốt. Mua cổ phiếu khi giá giảm, kiên nhẫn nắm giữ và đợi tăng giá.
- Đầu tư tăng trưởng: chọn cổ phiếu có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều hàng năm, hàng quý và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới. Mua cổ phiếu khi giá đang tăng và bán theo đà tăng trưởng, thường là mua ở bất cứ giá nào và bán ở giá cao hơn.
Xác định đúng thời gian cắt lỗ
Hãy mạnh dạn đặt lệnh cắt lỗ khi giá cổ phiếu đi theo xu hướng tiêu cực. Việc cắt lỗ sớm có thể giúp nhà đầu tư bảo toàn một phần vốn, sau đó tìm kiếm được các cơ hội mới tích cực hơn.
Trên thực tế, thị trường chứng khoán vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư, vì vậy kể cả khi lựa chọn chiến lược đầu tư giá trị hay đầu tư tăng trưởng, nhà đầu tư vẫn phải có quy tắc cắt lỗ khi cần thiết để bảo toàn vốn.
Kiềm chế cảm xúc, kiên định, kiên nhẫn với những gì đã đặt ra
Không chỉ vấn với vấn đề giao dịch, trong bất cứ chuyện gì thì bạn vẫn nên có một cái đầu lạnh, biết tiết chế những gì mình đã và sắp làm. Tránh để bị cảm xúc chi phối bản thân, khi đó bạn sẽ không đưa ra được những quyết định sáng suốt. Như Warren Buffett từng nói: “Cảm xúc là kẻ thù của lý trí”. Vì thế, trước khi đưa ra một quyết định nào đó, hãy dành thêm thời gian để xem xét liệu quyết định đó có bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc hay không.
Tìm cho mình 1 phong cách đầu tư Forex
Như đã khẳng định, đầu tư theo đám đông không dễ để bạn kiếm lời. Cho dù có thành công thì mức lợi nhuận cũng không không như mong đợi. Bởi thực tế đâu dễ tồn tại thị trường “cả làng cùng vui”, có kẻ thua thì sẽ có người thắng.
Mỗi thành phần tham gia thị trường giống như đang thực hiện một cuộc đua đường dài. Ai có chiến thuật tốt hơn, người đó sẽ giành phần thắng.
Trước hết hãy chuẩn hóa tâm lý, định hình rõ chiến lược, giải quyết giao dịch dựa theo lý trí thay vì cảm xúc. Bạn cần hạn chế sự ảnh hưởng của Fomo và Fud những không có nghĩa không được lợi dụng chúng.
Với những gì mà chúng tôi đã chia sẻ về Fomo thì cũng đã giúp cho các bạn hiểu phần nào về triệu chứng tâm lý, nó cũng có gì quá đáng sợ nhưng một khi đã mắc phải thì đó là một vấn đề vô cùng lớn mà bạn phải tìm cách thoát ra khỏi nó. Chúc bạn có được những sự tỉnh táo trong giao dịch.