Flash Crash là gì? Có lẽ trong thị trường tiền tệ sẽ không xa lạ với cụm từ này. Sự xuất hiện của nó đã khiến cho biết bao nhiêu traders phải chuyển sang chạy xe công nghệ để kiếm sống. Vậy Flash Crash là gì mà đáng sợ đến vậy. Chúng ta hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Tổng quan về Flash Crash
Flash Crash là gì?
Chúng ta có thể hiểu Flash Crash là một sự kiện giá trị của một tài sản bỗng nhiên tụt dốc không phanh và các nhà giao dịch đều không biết lý do tại sao. Đây là một sự tụt giảm nghiêm trọng, diễn ra trong một thời gian ngắn và hết sức nhanh chóng làm cho các nhà giao dịch không trở tay kịp.
Một sự cố Flash Crash thường xuất phát từ các giao dịch black-box, kết hợp với giao dịch tần suất cao, có tốc độ và kết nối với nhau có thể dẫn đến mất mát và thu hồi hàng tỷ đô la trong vòng vài phút hoặc thậm chí vài giây.
Lý do dẫn đến Flash Crash là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Flash Crash dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, thường xảy ra được ghi nhận trong các vụ Flash Crash mạnh mẽ tái diễn trong những năm gần đây
Nguyên nhân từ con người
Con người là nguyên nhân chính và Ủy ban Giao dịch và Chứng Khoán Hoa Kỳ cũng cho rằng, con người đã gây ra sự cố Flash Crash trên thị trường tiền tệ. Nếu nhà giao dịch hoặc các nhà quản lý quỹ thực hiện các lệnh giao dịch với 1 khối lớn theo cơ chế thực thi ngay lập tức trên thị trường được coi là thủ phạm dẫn tới sự cố Flash Crash.
Sự cố máy tính hoặc phần mềm
Các lỗi kỹ thuật trong hệ thống máy tính, phần mềm cũng là những lí do gây ra hiện tượng Flash Crash. Lỗi trong mã lập trình của các hệ thống giao dịch tự động hay sự khác biệt của thị trường là các lỗi kỹ thuật có thể gặp, tuy rằng nó rất hiếm xảy ra nhưng trong thị trường tiền tệ cũng ghi nhận không ít trường hợp xảy ra có nguyên nhân này.
Gian lận
Hành vi được cho là gian lận khi các nhà đầu tư vào lệnh bán một khối lượng giao dịch lớn bị hủy nếu giá thị trường tiến gần đến giá bán. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa và Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) coi phương thức này là nguyên nhân của một vụ Flash Crash năm 2010 của chỉ số S&P 500.
Giao dịch tần cao(HFT)
Đây là phương pháp giao dịch gây tranh cãi trong đó hệ thống tự động điều khiển bởi các thuật toán được sử dụng để nhận ra các điều kiện thị trường thay đổi nhằm thực hiện giao dịch phù hợp. Các hệ thống HFT có thể đặt một khối lượng lớn đơn hàng trên thị trường với tốc độ cực nhanh do đó gây ra một động thái tiêu cực trong việc định giá. Mặc dù vai trò của các HFT còn gây tranh cãi, nhưng các ngân hàng trung ương như Bundesbank, Đức tin rằng chính những công ty làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố Flash Crash.
Một số vụ Flash Crash diễn ra trong lịch sử
Trong lịch sử, có nhiều vụ Flash Crash đã xảy ra gây chấn động. Ngoài những tác động cơ bản, nó còn để lại những hậu quả thiệt hại nghiêm trọng. Các lý do chính liên quan đến lệnh được viết bởi máy tính.
- Thứ nhất, các lệnh máy tính tạo ra vượt khả năng sàn giao dịch có thể duy trì được lưu lượng lệnh phù hợp.
- Thứ hai, sự cố nhập sai lệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến duy trì hoạt động ổn định của sàn giao dịch.
Những sự kiện Flash Crash tiêu biểu như sau
Sự cố nhập sai lệnh làm thất thoát hàng nghìn tỉ đồng
Một vụ Flash Crash đã xảy ra vào lúc 2 giờ 30 phút chiều ngày 6/5/2010. Nguyên nhân ban đầu được cho biết sự cố xảy ra là do một lệnh nhập sai. Mặc dù sự kiện chỉ xảy ra trong vỏn vẹn khoảng 10 phút nhưng đã làm giảm hơn 1000 điểm của chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones. Sàn giao dịch lớn này phải chịu tác động vô cùng nghiêm trọng. Do đó, bạn có thể thấy, chỉ cần một sự cố nhập sai một lệnh có thể làm ảnh hưởng đến giá trị các cổ phiếu trên sàn giao dịch. Và nó tác động trực tiếp đến quyết định của nhà đầu tư.
Có thể nói đây là mức giảm điểm lớn nhất trong lịch sử tại thời điểm bấy giờ. Hơn 1.000 tỉ USD tiền vốn đã không cánh mà bay, mặc dù thị trường đã lấy lại 70% vào cuối ngày. Khi ổn định được sàn giao dịch, các khắc phục chỉ có thể được cố gắng khi đẩy giá trị của khoảng đầu tư chứng khoán nên. Tuy nhiên, khó khăn có thể đưa nó trở về mức giá trị ban đầu. Những tổn thất tạo ra cũng tác động tới độ ổn định của sàn.
Sau đó, nguyên nhân được xác định chính xác là do Navinder Sarao. Đây là một trader giao dịch tương lai ở vùng ngoại ô London. Người này đã nhận tội vì đã cố gắng “lừa gạt thị trường” bằng cách nhanh chóng mua và bán hàng trăm hợp đồng E-mini S & P Futures thông qua Sàn giao dịch Chicago (CME). Như vậy, với các lợi ích cá nhân, lợi dụng, người này đã gây ra thất thoát rất lớn.
Flash Crash của NASDAQ vào tháng 08 năm 2013
Vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 22/08/2013, Nasdaq sập sàn và phải ngưng hoạt động trong suốt 3 tiếng đồng hồ do lỗi kỹ thuật, có thể nói đây là sự cố đầu tiên cũng như sự cố kéo dài nhất trong lịch sử. Hậu quả để lại là hơn 30.000 lệnh mua bán cổ phiếu Facebook đã mắc kẹt trong hệ thống của Nasdaq hơn 2 tiếng đồng hồ mà không thực hiện được hay hủy được. Những điều trên đã khiến thị trường tổn thất hơn 500 triệu USD, nhưng sau khi khắc phục sự cố trên, đã có 460 triệu cổ phiếu giao dịch thành công.
Flash Crash của trái phiếu Mỹ năm 2014
Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 15/10/2014, lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm đã giảm từ 2.0% xuống 1.873%, đây là mức giảm lịch sử kể từ năm 2009. Nguyên nhân của vụ việc này đến nay vẫn còn đang gây tranh cãi May thay, vài phút sau giá trái phiếu đã có đà tăng trưởng trở lại.
Phần lớn nguyên nhân được đổ lỗi cho các nhà giao dịch tần số cao. Giá trái phiếu đang tăng bình thường do lượng cầu chiếm ưu thế hơn lượng cung trước khi xảy ra Flash Crash.
Flash Crash ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tài chính?
Flash Crash xảy ra sẽ dẫn đến sự cố suy thoái là một trong những lo ngại chính. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán báo hiệu sự mất niềm tin vào nền kinh tế. Khi sự tự tin không được phục hồi, nó sẽ dẫn đến suy thoái. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư tin rằng, Flash Crash chỉ là một trục trặc kỹ thuật, chứ không phải là sự mất niềm tin của nhà đầu tư vào trong thị trường.
Nhưng nếu Flash Crash kéo dài đủ lâu cũng sẽ gây ra lo ngại, tạo sự mất niềm tin. Có thể gây ra suy thoái kinh tế khi xảy ra trong chu kỳ kinh doanh.
Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu được Flash Crash là gì và nó gây ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tài chính.