Thuật ngữ ERC20 hay Token ERC20 là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với các nhà đầu tư hay các nhà giao dịch trên thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về khái niệm này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!
Mục Lục
Tổng quan về ERC20
ERC20 là gì?
ERC20 là từ viết tắt của cụm từ “Ethereum Request for Comment”, chính là các nguyên tắc, tiêu chuẩn được lập ra dành riêng cho các Token được phát triển dựa trên nền tảng của Ethereum.
Nói một cách đơn giản, khi các nhà phát hành muốn tạo ra các Token dựa theo nền tảng của Ethereum thì phải tạo một bản Hợp đồng thông minh Smart Contract tuân theo các tiêu chuẩn ERC20.
Thời điểm thành lập của ERC20
Vào ngày 19/11/2015, Fabian Vogelsteller đã đề xuất rằng cần có một bộ tiêu chuẩn để các nhà phát hành Token trên Ethereum phải tuân theo để những đồng tiền đó có thể đạt được những yêu cầu nhất định. Các đồng Token phát triển từ Ethereum phải tuân theo bộ quy tắc này mới có thể hoạt động trong hệ sinh thái Ethereum.
Sau 2 năm kể từ khi được đề xuất và phát triển, ERC20 đã có những Token được phát hành và tuân theo các nguyên tắc đó. Các đồng Token ERC20 ngày càng được phát hành rộng rãi nhờ việc các công ty khởi nghiệp bắt đầu gọi vốn thông qua sự kiện ICO.
Xem thêm: Kiến Thức cơ bản về Token
Xem thêm: TRC20 là gì?
Các quy tắc của ERC20
Quy tắc tùy chọn
- Token Name: Tên của Token.
- Symbol: Ký hiệu của Token hay mã Token.
- Decimals: Số thập phân (tối đa 18), các quy định về số lượng chữ số thập phân trong đơn vị của Token.
Ví dụ
- Tên Token: Maker
- Symbol: MKR
- Decimals: 18. Lúc này, đơn vị nhỏ nhất của MKR là 0.000000000000000001 MKR.
Quy tắc bắt buộc
- TotalSupply: Tổng nguồn cung. Đây chính là số lượng các Token có thể được các nhà phát hành tạo ra. Ví dụ: TotalSupply của MKR là 1,005,557 MKR.
- BalanceOf: Số dư của Token trong một tài khoản hoặc một ví.
- Transfer: Chuyển Token từ ví này sáng ví khác thông qua địa chỉ ví hay địa chỉ tài khoản của người nhận và số Token muốn gửi.
- TransferFrom: Chuyển Token từ tài khoản này sang tài khoản khác. Quy tắc này có vài nét tương đồng với Transfer nhưng tiện dụng hơn nhờ tính năng ủy quyền chuyển Token. Nghĩa là người gửi có thể ủy quyền cho người khác chuyển Token cho người nhận thay mình.
- Approve: Đối chiếu giao dịch, giới hạn số lượng Token được rút ra từ ví của bạn. Quy tắc này có thể giúp người tham gia tránh được các rủi ro do lỗi hợp đồng hoặc bị đánh cắp tất cả Token trong ví.
- Allowance: cho phép người dùng kiểm tra số Token dư trong ví để thuận tiện cho việc rút và kiểm soát Token trong ví của mình.
Điểm mạnh – Điểm yếu của ERC20
Điểm mạnh
Fungible
Các Token ERC20 đều có tính Fungible – mỗi đơn vị của Token đều có thể hoán đổi cho nhau.
Khi các nhà đầu tư sở hữu một đồng Token ERC20 thì đều có thể trao đổi cho các đồng Token ERC20 mà giá trị của chúng không bị thay đổi. Lí do là vì các Token này có cùng giá trị, chức năng với nhau. Tính chất này khá giống với các hiện kim phổ biến khác là tiền và vàng.
Tính chất này là một điểm cộng khá lớn cho các đồng tiền điện tử này khi hướng đến mục đích trở thành một loại tiền tệ được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Linh hoạt
Các Token được phát hành theo tiêu chuẩn ERC20 có khả năng linh hoạt, thay đổi và điều chỉnh một cách dễ dàng trên các ứng dụng khác nhau.
Các Token này có thể được sử dụng như một đơn vị tiền tệ trong các tựa game, điểm thưởng tích lũy cho khách hàng của các cửa hàng hay ứng dụng.
Ngoài ra, chúng cũng có thể là các vật phẩm để sưu tầm hay sử dụng trong các game NFT. Thậm chí, các động tiền này còn có thể đại diện cho các tác phẩm nghệ thuật hay quyền sở hữu của tác giả.
Tính phổ biến
Trên thị trường tiền điện tử, ERC20 là một bộ tiêu chuẩn được rất nhiều nhà phát hành sử dụng hoặc dựa vào đó để phát triển đồng coin của mình. Nhờ vào đó, đa số các đồng Token hiện tại đều sẽ được hỗ trợ bởi các ví lưu trữ tiền điện tử một cách tự động. Các nhà phát hành không cần phải tạo ra một nền tảng hay các tiện ích khác cho đồng tiền của mình.
Ngoài ra, ERC20 cũng được ví như một bản kế hoạch chi tiết và cụ thể để các nhà phát hành có thể dựa vào đó và phát triển Token một cách dễ dàng. Đó là lí do giải thích cho việc ngày càng nhiều các Token Ethereum xuất hiện và được mở bán thông qua ICO.
Token ERC20 có mặt trên hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử sở hữu tính thanh khoản cao, người dùng có thể sử dụng mua, bán, trao đổi bất cứ lúc nào.
Điểm yếu
Khả năng mở rộng còn kém
Hiện tại, khả năng mở rộng của ERC20 không được tốt. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư mất một số tiền đáng kể và thời gian khá lâu để giao dịch. Ngoài ra, nếu bạn khởi chạy một Token ERC20 mà bị tắc nghẽn mạng thì tính khả dụng của Token có thể bị ảnh hưởng.
Nguy cơ lừa đảo cao, dễ bị mạo danh
Token ERC20 được tạo ra rất đơn giản nên điều này dễ khiến cho nhiều kẻ gian lợi dụng nhằm tạo ra các Token không có giá trị, mạo danh để lừa đảo nhiều nhà đầu tư khác. Do đó, các nhà đầu tư cần kiểm tra thật kỹ địa chỉ hợp đồng thông minh của Token để tránh mua nhầm Token giả.
Bên cạnh đó, một số Token ERC20 dễ bị phá hủy khi đang giao dịch cho một hợp đồng thông minh thay vì sử dụng đồng ETH. Ước tính đã có 3 triệu USD bị tổn thất vì tình trạng này.
Ứng dụng của ERC20 Token
Nhờ vào các quy tắc chặt chẽ của ERC20 Token mà các đồng tiền này có sự linh hoạt rất cao và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Các quy tắc đặt ra không gây hạn chế sự phát triển của các đồng tiền, vì vậy các bên có thể triển khai các tính năng bổ sung và đặt các thông số cụ thể phù hợp với nhu cầu của họ. Một số ứng dụng nổi bật của ERC20 token:
- Token quản trị của các dự án.
- Utility token của các dự án DeFi.
- Đồng Stablecoin.
- ….
Cách sở hữu ERC20 Token
Cách 1
Các nhà đầu tư có thể mua ERC20 Token thông qua các dự án ICO do các nhà phát hành tổ chức.
Tại đây, người chơi có cơ hội sở hữu những Token giá rẻ ở những thời gian đầu của dự án. Tuy nhiên, tình trang của các dự án ICO tồn tại khá nhiều rủi ro, lừa đảo nên các nhà đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng, nắm rõ các thông tin trước khi giao dịch, tránh để bị mất tiền không đáng.
Cách 2
Nếu không thích hoặc không thể mua các đồng tiền điện tử thông qua ERC20 thì các nhà đầu tư hoàn toàn có thể mua tại các chợ Coin/ Token hoặc những sàn giao dịch tiền điện tử uy tín.
Những sàn giao dịch lớn thường được nhiều nhà đầu tư lựa chọn giao dịch như: PancakeSwap, Julswap. Các sàn giao dịch này cho phép các nhà đầu tư tạo ví và mua Token ERC20 bằng tiền pháp định hoặc các loại Coin hợp lệ khác. Các nhà đầu tư có thể sử dụng ví điện tử niêm yết của những sàn giao dịch này.
Ví lưu trữ ERC20
Ví My Ether Wallet (MEW)
My Ether Wallet được xem là ví điện tử được niêm yết trên nền tảng Ethereum được tích hợp sẵn để tương thích với ERC20. Hiện tại, số người dùng ví My Ether Wallet được xem là đông đảo nhất trên thế giới bởi giao diện thân thiện, chi phí rút Token thấp. Ngoài ra, cách đăng ký ví này khá đơn giản, bạn có thể sử dụng ngay trên điện thoại của mình.
Tuy nhiên, ví My Ether Wallet tồn tại một số hạn chế là dễ bị hacker tấn công và dính virus. Điểm trừ của ví này chính là khả năng bảo mật kém, nhà đầu tư rất dễ bị thất thoát tài sản.
Ví ImToken
Ví điện tử ImToken Wallet được phát triển phù hợp với ERC20 và thường được biết đến là một ứng dụng có thể sử dụng trên điện thoại thông minh. Trong đó, ImToken sở hữu đầy đủ tính năng, hỗ trợ trên cả nền tảng Android và iOS bảo mật tuyệt đối nên nhận được rất nhiều sự tin tưởng từ người dùng.
Ví MetaMask
MetaMask được biết đến là một nền tảng lưu trữ tiền điện tử tương thích với chuỗi khối Ethereum và phổ biến với nhiều Blockchain khác. Ví này được tích hợp như một tiện ích mở rộng (Extensions) hoạt động trên nhiều trình duyệt web phổ biến như Chrome, FireFox, Brave, Edge. Ngoài ra, MetaMask còn sở hữu ứng dụng ví trên các thiết bị di động.
Ví Trust và Cipher
Đây là hai loại ví dành riêng cho điện thoại thông minh, bạn có thể tải trên hệ điều hành Android và iOS. Ví Trust và Cipher được người dùng đánh giá cao về tính năng an toàn, cho phép bạn được toàn quyền kiểm soát các khóa bảo mật cùng lúc.
Ví Mist và Parity
Nếu Trust và Cipher hỗ trợ riêng cho điện thoại thì ví Mist và Parity là phiên bản cài đặt trên máy tính. Hiện tại, 2 loại ví này chưa được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Ví Ledger và Trezor
Đây là hai loại ví lạnh được các nhà đầu tư dùng để lưu trữ các đồng tiền điện tử.
Chúng được nhiều nhà đầu tư tin tưởng sử dụng nhờ tính năng mã hóa, bảo mật tất cả các Coin vô cùng chắc chắn, tách biệt với thế giới bên ngoài nên các nhà đầu tư không cần lo khả năng bị hacker tấn công. Bên cạnh đó, người dùng hoàn toàn được làm chủ ví của mình mà không phải thông qua bất kỳ bên thứ 3 nào khác như các ví online.
Một số câu hỏi về ERC20
Phân biệt ERC20 với ERC721 và ERC1155
ERC20 là tiêu chuẩn Token Ethereum đầu tiên nhưng không phải là duy nhất trên thị trường tiền ảo.
Tiêu chuẩn ERC721 được xây dựng với ý tưởng trái ngược hoàn toàn so với tính chất của các Coin/ Token là tính thay thế (Fungible).
Với tính năng này, ERC721 đưa ra giá trị và cách xử lý của các đồng Coin/ Token đều như nhau. Còn ERC1155 là sự kết hợp của cả ERC20 và ERC721, nghĩa là các ERC1155 vừa là các Token có thể thay thế (Fungible) vừa không thể thay thế (Non-Fungible).
Mã thông báo ERC20 có điểm gì khác với các loại tiền điện tử khác
Mã thông báo ERC20 là một tài sản dựa trên Blockchain có chức năng tương tự như Bitcoin. Sự khác biệt chính giữa mã thông báo ERC20 so với các loại tiền điện tử khác là được tạo và lưu trữ trên chuỗi Ethereum, trong khi Bitcoin và Bitcoin Cash là tiền tệ bản địa của các chuỗi khối tương ứng của chúng.
Các nhà đầu tư có thể tạo ra Token giả không?
Câu trả lời cho các nhà đầu tư là không thể. Các nhà đầu tư không thể làm giả Token vì tính năng Approve sẽ kiểm tra một giao dịch so với tổng nguồn cung Token.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về ERC20 cũng như các Token ERC20. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư. Chúc các nhà đầu tư thành công!