DPoS là gì? Hiện nay trên thị trường Crypto, DPoS (Delegated Proof of Stake) là thuật toán đồng thuận đang được sử dụng khá phổ biến. Để tìm hiểu rõ hơn về DPoS là gì cũng như cách mà cơ chế này hoạt động trên mạng lưới blockchain như thế nào, mời các bạn hãy tham khảo qua bài viết sau đây!
Mục Lục
DPoS là gì?
Delegated Proof of Stake (DPoS – Bằng chứng cổ phần được ủy quyền) là thuận toán đồng thuận đang được sử dụng thịnh hành trong blockchain hiện nay do Daniel Larimer (Co-founder EOS) đề xuất. Trong đó, token holders có thể chọn ra các node chuyên nghiệp để vận hành mạng thay mình. Bù lại, những người này cũng sẽ nhận được một phần thưởng từ việc duy trì an ninh mạng.
Xem thêm
- Proof of Work (PoW) là gì? Các thành phần tham gia trong cơ chế đồng thuận PoW
- Proof of Stake (PoS) là gì? Tìm hiểu về cách hoạt động của cơ chế đồng thuận PoS
- Blockchain là gì? Tìm hiểu ứng dụng của nó trong thực tiễn
- Tổng hợp những kiến thức cơ bản về thị trường Crypto từ A – Z
DPoS giải quyết được vấn đề gì?
Ba thách thức lớn nhất mà mọi blockchain trên thị trường hiện nay đều đang cố gắng tìm ra hướng giải quyết đó chính là: Scalability (Khả năng mở rộng), Decentralization (Khả năng phân quyền), Security (Khả năng bảo mật). Tuy nhiên, thông thường các blockchain sẽ chỉ chọn 2 trong 3 vấn đề trên để giải quyết.
Với những blockchain sử dụng DPoS, cơ chế đồng thuận này sẽ đưa ra những giải pháp giúp các blockchain có thể xử lý được 2 vấn đề đó là bảo mật và khả năng mở rộng.
Các thành phần của hệ thống DPoS
Witnesses (Nhân chứng/nhà sản xuất khối)
Hệ thống DPoS hoạt động dựa trên cơ chế bầu chọn để tìm ra các node đảm nhận nhiệm vụ xác minh các khối. Và các node này được gọi là nhân chứng. Số lượng các nhân chứng ở cấp cao nhất được giới hạn trong một khoảng nhất định (thường là 21 – 100).
Vai trò của các nhân chứng này sẽ là xác thực các giao dịch và tạo khối. Sau khi nhiệm vụ được hoàn thành, họ sẽ nhận được phần thưởng đến từ các khoản phí liên quan. Quá trình chọn ra nhân chứng sẽ thông qua các cuộc bỏ phiếu. Tuy nhiên, những nhân chứng ở cấp cao nhất vẫn có khả năng sẽ bị thay thế nếu xảy ra trường hợp có một ứng viên khác nhận được số phiếu vote cao hơn.
Do sự đáng tin cậy của vị trí này, ngày càng có nhiều người dùng đăng ký làm nhân chứng dẫn đến mức độ cạnh tranh cho vị trí này cũng tăng theo. Chính vì vậy, “danh tiếng” chính là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp các nhân chứng duy trì được lợi thế cạnh tranh.
Để đảm bảo tính an toàn cho mạng, các nhân chứng buộc phải khóa một lượng cổ phần nhất định và thu giữ nó. Đây giống như là một biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi xấu hoặc các cuộc tấn công vào blockchain. Như vậy mới đảm bảo được sự tín nhiệm của nhân chứng.
Đại biểu (Delegates)
Người dùng sẽ tham gia bầu chọn một nhóm đại biểu chịu trách nhiệm giám sát việc quản trị blockchain. Tuy nhiên, họ sẽ không nắm giữ bất kỳ một vai trò quan trọng nào trong việc kiểm soát giao dịch. Bù lại, những người này sẽ có quyền được đề xuất các thay đổi chẳng hạn như kích thước của một khối hoặc số tiền ký quỹ mà nhân chứng phải bỏ ra để xác thực khối. Tiếp đến, việc những đề xuất này liệu có được thông qua hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của cộng đồng các người dùng blockchain thông qua một cuộc bỏ phiếu vote.
Người xác thực khối (Block Validators)
Trong hệ thống DPoS, các node xác thực khối chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các khối được tạo ra bởi nhân chứng phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc đồng thuận. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia chạy trình xác thực khối và xác minh mạng. Tuy nhiên, những người thực hiện nhiệm vụ xác thực khối sẽ không nhận được bất kỳ một phần thưởng khuyến khích nào cả.
DPoS hoạt động như thế nào?
Quy trình hoạt động của DPoS được tóm tắt ngắn gọn thành các bước như sau:
- Người dùng bầu đại biểu: Hệ thống DPoS bầu chọn các đại biểu để thay họ trong việc xác minh giao dịch và tạo khối mới.
- Đại biểu xác minh giao dịch: Đại biểu được chọn sẽ thực hiện việc xác minh giao dịch trên blockchain bằng cách kiểm các giao dịch đã hợp lệ hay chưa và sau đó hình thành các khối mới.
- Đồng thuận: Sau khi một khối mới được tạo ra thì toàn bộ đại biểu phải đồng thuận với nhau về khối này. Điều này giúp duy trì tính toàn vẹn của blockchain, đồng thời ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài thông qua việc phân tán quyền lực.
- Phần thưởng: Các đại biểu sẽ nhận được phần thưởng là token tỷ lệ thuận với số lượng token mà người dùng đã đặt cọc.
Ưu và nhược điểm của DPoS
Ưu điểm của DPoS
Cơ chế đồng thuận DPoS giúp cho mạng blockchain đạt được sự đồng thuận nhanh chóng bằng cách làm giảm đáng kể số lượng node tham gia xác minh tính hợp lệ của giao dịch. Điều này không chỉ giúp nâng cao tính hiệu quả xử lý của hệ thống mà bên cạnh đó còn giải quyết được các vấn đề về khả năng mở rộng.
Về khả năng quản trị, cơ cấu quản trị trong mô hình đồng thuận DPoS được thiết lập rất rõ ràng. Cụ thể là các validator nodes chỉ được quyền voting trong một số lượng nhất định. Bên cạnh đó, so với các mạng lưới sử dụng các thuật toán như PoW,…thì chi phí để vận hành các blockchain sử dụng thuật DPoS cũng sẽ thấp hơn rất nhiều.
Nhược điểm của DPoS
Điểm trừ của cơ chế đồng thuận này là nằm ở việc chúng tập trung hóa quyền lực quá mức vào một số lượng nhỏ các validator nodes của mạng. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng nếu các node này thông đồng cùng nhau và họ có thể chi phối cả mạng. Hơn nữa, thuật toán này cũng làm giảm động lực của các node trong việc tham gia vào các quyết định quản trị mạng.
So sánh DPoS với PoW và PoS
DPoS vs PoW
Proof of Work (PoW) là thuật toán đồng thuận đầu tiên được ra đời trong thị trường Crypto. Và có thể nói rằng những điểm yếu trên thuật toán này khi sang đến DPoS đã tìm ra được hướng giải quyết để cải thiện chúng. Cụ thể là DPoS đã thực hiện việc cải thiện quá trình tạo khối mới trên blockchain.
Điểm cải tiến này giúp cho các hệ thống sử dụng DPoS có thể xử lý nhiều giao dịch hơn và với tốc độ nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu tính về mức độ bảo mật thì PoW vẫn đang nắm giữ vị trí số một trong những thuật toán bảo mật mạnh mẽ nhất hiện nay.
DPoS vs PoS
Điểm chung giữa DPoS và PoS là trong việc sử dụng hình thức cổ phần. Tuy nhiên, trong việc voting để tìm ra những người tạo khối thì DPoS lại sở hữu sự dân chủ hơn. Hơn nữa, vấn đề xử lý các giao dịch trên các blockchain sử dụng DPoS còn được đánh giá là nhỉnh hơn cả về tốc độ lẫn số lượng so với PoS.
Những blockchain sử dụng DPoS
Tại thời điểm viết bài, DPoS đã được sử dụng để ứng dụng vào trong rất nhiều mạng lưới blockchain phổ biến như EOS, Cosmos, TRON,…
EOS
Trong mạng lưới EOS, “nhà sản xuất khối” là cụm từ dùng để đại diện cho tất cả người dùng được ủy quyền. Cứ sau mỗi 2 phút 6 giây lại sẽ diễn ra một cuộc biểu quyết. Họ được bỏ phiếu cho khoảng 30 ứng viên sau khi đã stake một số lượng EOS token nhất định. Sẽ có 21 ứng viên được lựa chọn sau đó. Và mỗi một nhà sản xuất khối yêu cầu cần phải có phần cứng với dung lượng tối thiểu là 8GB RAM.
TRON
Trong mạng lưới TRON, “Siêu Đại Diện” là cụm từ sẽ được dùng để đại diện cho người được ủy quyền. Mỗi cuộc bỏ phiếu sẽ được diễn ra trong vòng 24h và sau khi đã stake TRON thì người dùng sẽ có thể bỏ phiếu cho 5 ứng viên SR. Số lượng ứng viên được chọn để làm nhân chứng sẽ là 27 người có số phiếu vote cao nhất.
Cosmos
Trên mạng lưới này những người dùng được ủy quyền được gọi là “người xác nhận”. Trong số những người xác nhận sẽ có khoảng 100 người sẽ có thể xác minh các giao dịch xảy ra. Tuy nhiên, Cosmos đang mong muốn tăng thêm số lượng người xác nhận lên con số là 300 người để phân cấp blockchain.
Xem thêm
- Cosmos Network là gì? Giá ATOM Coin biến động như thế nào?
- Ví TRON là gì? Các ví TRON mạnh nhất hiện nay
- Ví EOS là gì? Top ví EOS an toàn
Lời kết
Như vậy, trong bài viết trên Giavang.com vừa chia sẻ đến bạn toàn bộ những thông tin liên quan đến cơ chế đồng thuận DPoS. Mong rằng thông qua bài viết sẽ giúp cho quý bạn đọc nắm được những kiến thức tổng quan về DPoS và vận dụng chúng hiệu quả cho việc đầu tư trong tương lai. Chúc các bạn thành công.