Các đồng tiền mạnh là đồng tiền từ các cường quốc, có tính ổn định và có được đinh giá cao trên thị trường. Vậy đồng tiền yếu là gì? Đồng tiền yếu có các điểm đặc trưng như thế nào? Có lợi ích gì cho nền kinh tế? Chính sách đồng tiền yếu có tác động ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp cho mọi người những câu hỏi trên.
Mục Lục
Khái niệm đồng tiền yếu
Đồng tiền yếu có tên tiếng Anh là Weak Currency hay Soft Currency. Đây là những đồng tiền có giá trị không ổn định, có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ, chủ yếu là đi xuống. Đó là hệ quả của những quốc gia có tình hình chính trị và nền kinh tế không ổn định.
Đồng tiền yếu được NXB Đại học Kinh tế Quốc dân nêu khái niệm là một là đồng tiền mà trên thị trường ngoại tệ có lượng cung cao, lượng cầu thấp.
Như đã đề cập ở trên, đồng tiền yếu thường đi đôi với một nền kinh tế yếu, cán cân thanh toán không đồng đều. Thông thường, lượng tiền được cung cấp đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi mua hàng từ nước ngoài. Tuy nhiên, mức cầu của các đồng tiền yếu không cao vì số tiền cần để mua hàng bán ra nước ngoài không cao.
Theo như các nguyên tắc về tỷ giá hối đoái thả nổi, giữa mức cung và cầu phải có sự cân bằng với nhau thông qua việc đồng tiền yếu bị xuống giá.
Những người đi tiên phong trong việc tạo lập thị trường có khuynh hướng tránh các đồng tiền yếu do tính chất dễ bị thay đổi giá trị của nó.
Điểm đặc trưng của đồng tiền yếu
Đây là các đồng tiền đến từ các nước có nền kinh tế đang phát triển. Các nước đang phát triển thường sẽ chọn một mức tỷ giá hối đoái cao ngất ngưỡng và xác định một đồng tiền mạnh để neo tiền của nước họ theo các đồng đó.
Đây cũng là một trong những lí do khiến đồng tiền yếu dễ bị ảnh hưởng và có nhiều biến động. Các đồng tiền yếu chịu ảnh hưởng từ các đồng tiền khác, đồng thời, tính thanh khoản của nó cũng không cao. Do đó, đồng tiền yếu dễ biến động hơn do bản chất dễ bị tác động cũng như thiếu thanh khoản.
Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương không có thói quen dự trữ các đồng tiền yếu, đa phần, họ sẽ chọn những đồng tiền mạnh, có tính ổn định và mức thanh khoản cao như Đô la Mỹ, Yên Nhật, Euro.
Chính sách đồng tiền yếu là gì?
Bên cạnh định nghĩa đã nêu trên, đồng tiền của một nước có thể coi là yếu theo 3 nghĩa:
- Nền kinh tế chưa có sự ổn định, có nhiều sự biến động, khả năng lạm phát cao.
- Thông thường, các đồng tiền này không được nhiều người đặt lòng tin vào nó.
- Các đồng tiền này thường sẽ đến từ các nước chưa phát triển hoặc đang phát triển. Điều này được đánh đồng với việc các nước này có công nghệ lạc hậu, đa phần lao động không có tay nghề cao. Các hàng hóa hoặc dịch vụ chỉ cần lao động trình độ thấp có giá thấp, trong khi đó các mặt hàng như đồ công nghệ, hàng hóa cao cấp thì phải nhập khẩu nên giá cao.
Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng định nghĩa đồng tiền yếu thứ 3 để thực hiện chính sách tiền tệ yếu.
Khi hiểu theo nghĩa thứ 3, đồng tiền yếu sẽ giúp hàng hóa của các nước đó có khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu ra nước ngoài vì giá rẻ hơn. Thông thường các món hàng hóa này sẽ là những đồ công nghệ thấp. Hàng ngoại nhập từ bên ngoài khi vào các nước có đồng tiền yếu cũng đắt đỏ hơn nên sẽ giảm được lượng hàng nhập khẩu. Điều này giúp giảm thiểu thâm hụt hoặc tăng thặng dư thương mại.
Trung Quốc là một ví dụ điểu hình cho chính sách đồng tiền yếu. Nước nay đã áp dụng chính sách đồng tiền yếu trong suốt 30 năm. Chính nhờ điều này, hàng hóa đến từ Trung Quốc đã có mặt khắp thế giới và giảm lượng hàng nhập khẩu vào nước này. Kết quả là thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng lên đến mức từ 200 đến 300 tỷ USD mỗi năm.
Vào năm 2005, sau một thời gian dài chịu sức ép từ Mỹ, Trung Quốc đã nới lỏng cho đồng Nhân dân tệ (RMB) tăng giá một chút. Tháng 6 năm 2010, Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc thông báo họ sẽ thả lỏng để đồng RMB tăng giá.
Hiện tại, đất nước tỷ dân này cũng không thích việc nhiều nước trên thế giới chọn USD làm tài sản tích lũy hay tiền dự trữ. Họ đang muốn dùng các đồng tiền mạnh khác, trong đó có cả RMB để thay thế vị trí độc tôn của USD.
Khi đặt lên bàn cân để so sánh VND và RMB, có thể thấy một điều rõ ràng là VND đang yếu thế hơn RMB khi hiểu theo cả nghĩa 1 và nghĩa 2. Tuy nhiên, có thể nói rằng VND đang mạnh hơn RMB theo nghĩa 3.
Giải thích cho điều này, tỷ số lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây luôn nằm ở mức cao, từ 10 – 20%, thế nhưng tỷ giá USD/VND hoặc tỷ giá của VND khi so với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới tăng khá chậm. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy VND đang tăng giá, hay có thể hiểu là VND đang mạnh lên theo nghĩa 3.
Thế mạnh của đồng tiền yếu
- Góp phần nâng cao tỷ trọng xuất khẩu của đất nước do có lợi thế về giá
- Giá trị tài sản tăng khi được đánh giá bằng ngoại tệ khác
Ví dụ: Đồng tiền của Mexico là đồng Peso đang bị mất giá. Nếu một người có một căn nhà ở Mexico và được định giá bằng USD, vậy thì giá của căn nhà đó khi tính bằng đồng Peso sẽ cao hơn.
- Có thể tích lũy tài sản nước ngoài để tạo ra giá trị thặng dư từ các tài khoản vãng lai. Việc dữ trữ ngoại hối từ các tài khoản vãng lai này đảm bảo cho nền kinh tế của các nước đó khỏi khủng hoảng tiền tệ.
Những nước có đồng tiền yếu
- Là các nước thường xuyên có nỗi lo bị khủng hoảng tiền tệ. Khi giá trị của đồng tiền thấp, đồng tiền yếu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến tiền tệ.
- Các nước có ngành sản xuất có thế mạnh về gia công, sản xuất sản phẩm, hàng hóa từ nguyên vật liệu nội địa và bán thành phẩm ra nước ngoài. Đồng tiền bị mất giá sẽ là lợi thế cho các quốc gia này vì giá sản phẩm bán ra ngoài rẻ hơn, giúp cho hàng hóa có khả năng cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, các nước này cũng không cần phải cắt giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành cho hàng hóa.
(Có thể kể đến Việt Nam là một quốc gia tiêu biểu cho điều này.)
- Những quốc gia đang nỗ lực nhằm mục đích tăng ngân sách quốc gia, tăng thị phần vốn công bằng các theo dõi chặt chẽ các sức ép tiêu dùng.
- Các nước có nền công nghiệp chủ yếu được hưởng lợi khi tỷ giá ngoại tệ tăng lên, các nhóm ngành này chính là lao động và tài chính. Khi các nhóm ngành lao động và tài chính bị kiềm hãm, lợi ích của các ngành sản xuất sẽ tăng lên và đồng tiền bị rớt giá.
Đồng tiền yếu hay đồng tiền mạnh đều có những đặc điểm, lợi thế và điểm yếu riêng của mình. Lợi thế của đồng tiền yếu sẽ không phải là điểm ưu việt của đồng tiền mạnh và ngược lại. Vì vậy các nhà đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ càng, xác định rõ như cầu đầu tư của mình để chọn được đồng tiền phù hợp. Từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác hơn.
Trên đây là định nghĩa, đặc điểm và ưu thế của đồng tiền yếu cũng như chính sách đồng tiền yếu. Chúng tôi rất mong bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong con đường nghiên cứu và đầu tư của mình. Theo dõi các website của chúng tôi để cập nhật thường xuyên các tin tức và kiến thức về đầu tư cũng như tài chính.