Dòng tiền ròng có lẽ là khái niệm khá “quen mặt” với những người thường xuyên đọc Báo cáo tài chính. Mọi người có thể tính dòng tiền ròng bằng cách lấy tổng số tiền mặt của công ty trừ đi tổng số nợ phải trả. Đây là một chỉ số quen thuộc dùng để đánh giá dòng tiền của công ty.
Mục Lục
Khái niệm về dòng tiền ròng
Dòng tiền ròng hay tên gọi khác là dòng tiền thuần chính là sự chênh lệch giữa dòng tiền đi ra và dòng tiền đi vào của công ty trong một khoản thời gian. Dòng tiền của một công ty sẽ dương khi số tiền mặt của công ty đó lớn hơn tổng chi phí hoạt động và thanh toán các khoản nợ của nó. Với chiều hướng ngược lại, dòng tiền của công ty âm khi chi phí phải trả lớn hơn thu nhập. Dòng tiền âm có thể cho thấy công ty đang hoạt động thiếu hiệu quả.
Dòng tiền ròng của công ty có thể chia thành 3 nguồn:
- Dòng tiền đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Dòng tiền thu công ty thu về từ hoạt động đầu tư sinh lời
- Dòng tiền từ các hoạt động tài chính
Những lí do khiến dòng tiền ròng quan trọng
Dòng tiền ròng được xem như một thước đo quan trọng khi các nhà đầu tư hoặc chuyên gia phân tích đánh giá một công ty. Nó cũng là một công cụ đảm bảo công ty có thể chi trả cho các hoạt động hàng ngày một cách thuận lợi trong khi đang triển khai việc mở rộng quy mô công ty. Dòng tiền này có thể được các công ty dùng để đầu tư vào công nghệ, đẩy mạnh Marketing, mở rộng sản phẩm, đầu tư vào công nghệ, chia cổ tức cho cổ đông, mua lại cổ phiếu, trả các khoản nợ của công ty hoặc tăng cường phúc lợi cho nhân viên.
Các giám đốc kinh doanh của công ty sẽ sử dụng dòng tiền này như một dữ liệu, sau đó dùng các công cụ của mình phân tích để có thể ra quyết định hoặc tìm ra hướng đi trong tương lại cho công ty. Nếu một công ty không có dòng tiền thuần dương sẽ bị thất bại theo thời gian.
Công thức tính dòng tiền ròng
Dòng tiền ròng có thể tính bằng hai công thức:
Hiệu giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào:
Dòng tiền ròng = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
Tổng của các nguồn tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh (CFO), hoạt động đầu tư sinh lời (CFIs) và các hoạt động tài chính (CFFs).
Dòng tiền ròng = CFO + CFIs + CFFs
Ví dụ: Công ty A thu vào 700.000.000 VND tiền mặt, chi ra 500.000.000 VND tiền mặt trong Quý 1 của năm tài chính.
Vậy dòng tiền ròng trong Quý 1 của công ty A = 700.000.000 – 500.000.000 = 200.000.000 VND
Đây là dòng tiền ròng dương.
Nếu công ty A duy trì được kết quả này trong 3 Quý còn lại của năm thì dòng tiền ròng của công ty A trong năm tài chính là:
Dòng tiền ròng năm tài chính = 200.000.000 x 4 = 800.000.000 VND
Sự khác biệt giữa dòng tiền ròng và lợi nhuận
Mọi người thường dùng dòng tiền ròng để thay thế cho lợi nhuận, thế nhưng, hai chỉ số này có các thông số khác nhau để đo lường hiệu quả kinh doanh của công ty. Đối với dòng tiền ròng, chỉ số này cho biết số lượng tiền mặt chênh lệch giữa dòng tiền mặt chảy vào và dòng tiền mặt chảy ra của doanh nghiệp. Trong khi đó, lợi nhuận cho biết số tiền mà công ty có được sau khi lấy doanh thu trừ hết đi chi phí.
Một công ty kinh doanh có lợi nhuận không có nghĩ là dòng tiền ròng của công ty đó dương. Ví dụ: Khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho khách hàng của họ nhưng khách hàng chưa thanh toán ngay tại thời điểm đó, tức là lúc này doanh nghiệp đã ghi nhận doanh thu nhưng chưa nhận được tiền. Đến khi khách hàng thanh toán tiền thì công ty mới ghi nhận dòng tiền đổ vào công ty.
Cách quản lí dòng tiền ròng thông minh
Lập kế hoạch dòng tiền
Điều đầu tiên một nhà quản lý tài chính nên làm để bắt tay vào quản lí dòng tiền hiệu quả là lập kế hoạch dòng tiền cho công ty của mình. Thông qua kế hoạch này, nhà quản lý có thể dự báo được dòng tiền và nhận được những cảnh báo về các vấn đề trong tương lai mà công ty sẽ gặp phải. Đây là một bước vô cùng quan trọng và cần rất nhiều sự cẩn thận, vì người lập kế hoạch phải nhìn nhận và dự đoán được các khả năng có thể xảy ra.
Dự báo dòng tiền ra
Các nhà quản lý cần phải cẩn thận khi dự báo dòng tiền mà công ty phải chi trả. Kiểm tra thật cẩn thận và chi tiết để tìm ra những lỗi chi tiêu của công ty để có thể tìm cách đối phó hoặc khắc phục các khoản này. Dưới đây là một số gợi ý để các nhà quản lý có thể kiểm soát dòng tiền ra của công ty một cách hiệu quả:
- Không nên trả hết nợ sớm cho những món nợ có thể kéo dài thời gian
- Cố gắng tạo mối quan hệ tốt với khách hàng để có thể được gia hạn thời gian trả nợ
- Linh hoạt các điều khoản giá thấp đôi khi tốt hơn việc chọn các dịch vụ có chi phí thấp
Dự báo dòng tiền vào
Dự báo dòng tiền vào của công ty là một công việc không thể bỏ qua khi nhà quản lý muốn có một kế hoạch thật hoàn hảo cho công ty của mình. Bất kỳ ai cũng muốn có một dòng tiền tích cực cho công ty của mình, vậy nên hãy tham khảo những cách làm sau để tăng thêm doanh thu:
- Không trữ hàng tồn kho, lỗi thời. Điều này co thể giúp doanh nghiệp giảm bớt tiền để thuê kho bãi đồng thời tăng thêm doanh thu nhờ việc bán hàng tồn kho.
- Thu tiền khách hàng trước khi thực hiện dịch vụ hoặc giao hàng.
- Giảm giá đơn hàng cho khách hàng thanh toán trước hoặc thanh toán sớm để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm hơn.
- Kịp thời ngăn chặn việc trả chậm của khách hàng bằng cách giám sát chặt chẽ các khoản phải thu khách hàng.
- Sử dụng chính sách giao hàng nhận tiền mặt như một cách khéo léo để từ chối hợp tác với các khách hàng trả chậm.
Trên đây là một số thông tin về dòng tiền ròng, rất mong đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi tại đây để cập nhật những kiến thức và tin tức tài chính mới nhất nhé.