Dòng tiền hoạt động (Operating Cash Flow – OCF) là một trong những chỉ số quan trọng thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp. Vậy cách tính dòng tiền hoạt động sẽ được xác định như thế nào? OCF có tầm quan trọng như thế nào trong kinh doanh? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Dòng tiền hoạt động là gì?
Định nghĩa về dòng tiền hoạt động
Dòng tiền hoạt động kinh doanh (Operating Cash Flow – OCF) là chỉ số thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận và tiền mặt của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Dòng tiền này bao gồm các khoản thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, bản quyền, phí, hoa hồng, doanh thu từ bán chứng khoán kinh doanh và các khoản thu khác không thuộc hoạt động đầu tư hay tài chính.
- Tài chính hành vi là gì? Các hiệu ứng trong tài chính hành vi
- Thiên nga đen trong chứng khoán là gì? Cách khắc phục
- Điểm hòa vốn là gì? Công thức tính sản lượng hòa vốn chuẩn xác nhất
- Rủi ro thanh khoản là gì? Ví dụ về rủi ro thanh khoản trên thị trường
OCF được tính bằng sự chênh lệch giữa tổng tiền thu và chi liên quan đến hoạt động kinh doanh chính, chẳng hạn như bán/mua hàng tồn kho, cung cấp dịch vụ, trả lương và thuế. Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, OCF thường được trình bày đầu tiên vì nó phản ánh lượng tiền mặt tạo ra từ các hoạt động kinh doanh thông thường. Qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Đây là thước đo quan trọng giúp nhà đầu tư nhận định khả năng tài chính của công ty, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Ví dụ về dòng tiền hoạt động
Giả sử có một công ty có tổng doanh thu là 1.200 đô la với tổng chi phí hoạt động 700 đô la. Khi đó, OCF sẽ được xác định bằng phương pháp trực tiếp như sau:
Tổng doanh thu | 30.000.000 VND |
Chi phi hoạt động | 16.000.000 VND |
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) | = 30tr – 16tr = 14tr (VND) |
Ví dụ 2: Năm 2010, công ty SDT có lợi nhuận hoạt động trong năm 2021 là 400.000$, khấu hao là 100.000$ và thuế 35%. Tính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) có thể tính bằng phương pháp gián tiếp:
EBIT | 400.000$ |
Khấu hao | 100.000$ |
Thuế | 35% x EBIT = 140.000$ |
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) | = 400.000 – 140.000 + 100.000 = 360.000 $ |
Thành phần cấu tạo nên dòng tiền hoạt động
Dòng tiền hoạt động (Operating Cash Flow) gồm có các thành phần cơ bản được liệt kê sau đây:
- Tiền thu từ hoạt động kinh doanh:
- Doanh thu bán hàng
- Thu hồi các khoản phải thu
- Các khoản thu nhập khác
Tiền chi cho hoạt động kinh doanh:
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí bán hàng và quản lý
- Lãi vay
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chi trả cho người lao động
- Thanh toán các khoản phải trả
Vai trò của dòng tiền hoạt động kinh doanh
Dòng tiền hoạt động (Operating Cash Flow) sẽ giữ vai trò cốt lõi như sau:
- Đối với doanh nghiệp: OCF phản ánh sức khỏe tài chính và khả năng sinh lời, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ cho kỳ tiếp theo.
- Đối với nhà đầu tư: OCF là chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính cho thấy khả năng tạo tiền của doanh nghiệp để đầu tư, trả nợ và chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Cách tính dòng tiền hoạt động chi tiết
Xác định OCF theo phương pháp gián tiếp
Phương pháp gián tiếp tính dòng tiền hoạt động (OCF) bắt đầu từ thu nhập ròng, điều chỉnh các mục không phải tiền mặt (như khấu hao, tiền lương cổ phiếu) và thay đổi trong vốn lưu động ròng (NWC). Công thức tính như sau:
Dòng tiền hoạt động (OCF) = Thu nhập ròng + Khấu hao và khấu hao tài sản (D&A) – Tăng NWC
- Tăng tài sản vốn lưu động → Dòng tiền ra (Sử dụng).
- Giảm tài sản vốn lưu động → Dòng tiền vào (Nguồn).
- Tăng nợ vốn lưu động → Dòng tiền vào (Nguồn).
- Giảm nợ vốn lưu động → Dòng tiền ra (Sử dụng).
Nếu OCF chênh lệch lớn với thu nhập ròng, cần phân tích thêm để xác định nguyên nhân.
Xác định OCF theo phương pháp trực tiếp
Cách tính OCF ít phổ biến hơn là phương pháp trực tiếp, sử dụng kế toán tiền mặt để theo dõi sự chuyển động của tiền mặt trong một khoảng thời gian cụ thể.
So với phương pháp gián tiếp, phương pháp trực tiếp đơn giản hơn vì công thức bao gồm việc trừ chi phí hoạt động bằng tiền mặt khỏi doanh thu bằng tiền mặt .
Dòng tiền hoạt động (OCF) = Doanh thu tiền mặt – Chi phí hoạt động trả bằng tiền mặt
Để nhấn mạnh, chỉ có doanh thu tiền mặt và chi phí hoạt động tiền mặt mới được bao gồm theo phương pháp trực tiếp.
Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Để dễ dàng hiểu rõ hơn về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, hãy cùng Giavang.com tìm hiểu nội dung phân tích sau đây:
- Để phân tích OCF hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện như sau:
- So sánh OCF qua các kỳ để đánh giá xu hướng tạo tiền mặt.
- So sánh OCF với các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- Phân tích chi tiết các thành phần thu và chi để xác định yếu tố ảnh hưởng đến OCF.
Lưu ý:
- OCF chỉ là một trong nhiều chỉ số tài chính.
- Cần kết hợp OCF với các chỉ số khác để đánh giá toàn diện.
Ví dụ: Công ty A:
- EBIT: 10 tỷ đồng
- Khấu hao: 2 tỷ đồng
- Trích lập dự phòng: 1 tỷ đồng
- Vốn lưu động tăng: 3 tỷ đồng
- OCF = 10 + 2 + 1 – 3 = 10 tỷ đồng
=> Công ty A tạo ra 10 tỷ đồng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Mẹo quản trị Operating Cash Flow hiệu quả
Dòng tiền thuần trong kỳ phụ thuộc vào dòng tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và các dòng tiền chi ra cho việc mua hàng hóa, nguyên vật liệu, trả lương, lãi vay, thuế, v.v. Sự thay đổi của các dòng tiền này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động kinh doanh. Do đó, nhà quản lý cần kiểm soát chặt chẽ và điều chỉnh chính sách bán, mua hàng để tối ưu hóa dòng tiền.
Ví dụ, nếu tổng chi phí cho một sản phẩm là 129 triệu VND, doanh nghiệp cần thu về ít nhất số tiền này để duy trì dòng tiền thuần dương. Việc lập kế hoạch dòng tiền định kỳ (theo năm, quý, tháng) sẽ giúp dự kiến chi tiết các dòng tiền thu, chi, từ đó chủ động quản lý khoản phải thu, phải trả và đưa ra phương án xử lý khi thiếu hụt. Kế hoạch này cần được rà soát thường xuyên và linh hoạt điều chỉnh khi có sự kiện lớn ảnh hưởng đến dự báo ban đầu. Một kế hoạch dòng tiền hợp lý và linh hoạt là công cụ quan trọng để doanh nghiệp đảm bảo sự ổn định tài chính, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn.
Lưu ý khi đọc chỉ số Operating Cash Flow
Mỗi chỉ số Operating Cash Flow đêu mang một ý nghĩa riêng biệt. Do đó khi đọc các thông số dòng tiền hoạt động, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- OCF thường được sử dụng để phán ảnh thực trạng dòng chảy của tiền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu OCF dương, báo cáo xuất hiện dấu (+), OCF âm thì báo cáo có dấu (-).
- Khi chỉ số dòng tiền hoạt động – OCF được giải trình trong ngoặc cho thấy dòng tiền chưa được thu về từ các hoạt động kinh doanh bán ra của doanh nghiệp.
Lưu ý, không phải tất cả nguồn tiền nào cũng được xác định trong chỉ số OCF. Giao dịch không thuộc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh gồm có mua bán công nợ, xây dựng nhà máy, phân xưởng,…
Bài viết trên đây đã cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến dòng tiền hoạt động (Operating Cash Flow) cũng như cách tính dòng tiền hoạt động chính xác nhất. Hy vọng những nội dung mà Giavang.com cung cấp sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm quản trị OCF hiệu quả nhất.
Xem thêm