Trong kinh doanh, doanh thu thuần được xem là một trong những chỉ số tăng trưởng then chốt giúp đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy cụ thể doanh thu thuần là gì? Làm sao để tính doanh thu thuần một cách chính xác? Hãy cùng với Giavang.com tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Doanh thu thuần là gì?
Định nghĩa doanh thu thuần
Doanh thu thuần trong tiếng Anh có nghĩa là Net Revenue. Cụ thể thì đây là thuật ngữ thể hiện cho tổng số tiền mà một doanh nghiệp/tổ chức kiếm được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu bán hàng bị trả lại, giảm giá, chiết khấu thương mại,…
- Doanh thu là gì? 6 cách tăng doanh thu bán hàng hiệu quả
- Lợi nhuận trước thuế (EBIT) là gì? Công thức tính EBIT
- Lợi nhuận ròng là gì? Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng
- Gross profit là gì? Công thức tính Gross profit & ý nghĩa lợi nhuận gộp
Xác định doanh thu thuần để làm gì?
- Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Net Revenue đóng vai trò là chỉ số then chốt thể hiện kết quả tiêu thụ hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Chỉ số này giúp phản ánh chính xác kết quả cũng như chất lượng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ.
- Chỉ số Net Revenue là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp có thể dựa vào đó để đưa ra các chính sách sản xuất, bán hàng và phân phối sản phẩm.
- Giúp cho các doanh nghiệp có thể đánh giá được tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình bằng cách so sánh với các kỳ trước và đối chiếu với kế hoạch đã đề ra trước đó.
- Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp tự nhìn nhận lại sự phát triển của doanh nghiệp mình qua các giai đoạn, từ đó xây dựng các kế hoạch phát triển phù hợp trong tương lai.
Doanh thu thuần khác gì doanh thu và lợi nhuận?
Doanh thu thuần, doanh thu và lợi nhuận là 3 khái niệm rất dễ hay bị nhầm lẫn với nhau cả trong kinh doanh lẫn phân tích báo cáo tài chính. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng phân biệt được ngay 3 thuật ngữ trên một cách dễ dàng.
Tiêu chí | Doanh thu | Doanh thu thuần | Lợi nhuận |
Định nghĩa | Tổng giá trị tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản phụ thu. | Doanh thu thực tế sau khi đã trừ các khoản giảm trừ như chiết khấu, hàng trả lại, thuế. | Khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp). |
Công thức tính | Doanh thu = (Số lượng sản phẩm * Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu khác. | Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ. | Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần – Chi phí. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp. |
Chức năng | Phản ánh tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh. | Đo lường chính xác giá trị thực tế doanh nghiệp thu được sau khi loại trừ các yếu tố giảm trừ. | Đánh giá kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, cho thấy khả năng sinh lời sau khi trừ đi các chi phí. |
Mối quan hệ với chi phí | Chưa trừ các khoản giảm trừ và chi phí. | Đã trừ các khoản giảm trừ nhưng chưa tính chi phí hoạt động. | Được tính sau khi trừ các chi phí hoạt động, thuế, và các khoản chi khác. |
Ý nghĩa đối với doanh nghiệp | Thể hiện tổng giá trị thu được từ hoạt động kinh doanh. | Cung cấp cái nhìn chính xác hơn về khả năng tạo ra doanh thu thực tế của doanh nghiệp. | Phản ánh hiệu quả tài chính cuối cùng, cho thấy doanh nghiệp có lãi hay lỗ. |
Cách tính doanh thu thuần?
Công thức tính doanh thu thuần
Công thức tính chỉ số doanh thu thuần (Net Revenue) chuẩn nhất được xác định như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó:
- Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp: Là doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ.
- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Gồm các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, và các chi phí khác như chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.
Căn cứ theo quy định số 15/2006/BTC của Bộ Tài Chính ta có công thức tổng quát của doanh thu thuần như sau:
Doanh thu thuần của doanh nghiệp = Doanh thu tổng thể – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị hoàn trả – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu.
Ví dụ về cách tính doanh thu thuần
Công ty ABC sản xuất quần áo thể thao bán ra thị trường. Trong tháng 10/2024, công ty ABC đã bán ra 10.000 bộ quần áo và có 800 bộ trả lại, giá mỗi bộ quần áo bán ra là 200.000 VNĐ. Vậy doanh thu thuần của công ty sản xuất quần áo thể theo ABC là bao nhiêu?
Lời giải:
Doanh thu thuần của công ty ABC trong tháng 10/2024 được xác định như sau: (200.000x 10.000) – (200.000 x 800) = 1.840.000.000 VNĐ.
Doanh thu thuần bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Yếu tố | Ảnh hưởng |
Khối lượng sản phẩm/dịch vụ | Sản phẩm bán ra được sản xuất với số lượng ít nhưng nhu cầu thị trường lớn => doanh thu thuần sẽ tăng và ngược lại. |
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ | Là khả năng đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng. |
Giá bán | Chi phối bởi đối tượng mua hàng, số lượng hàng hóa. Nếu giá của sản phẩm/dịch vụ tăng => doanh thu thuần sẽ tăng theo và ngược lại. |
Chính sách bán hàng | Là các chính sách bảo hành, khuyến mãi, tặng kèm,… mà doanh nghiệp sử dụng nhằm giữ chân và thu hút khách hàng. |
Cách để tăng doanh thu thuần
Có rất nhiều cách khác nhau để tăng doanh thu thuần cho một doanh nghiệp, bao gồm:
- Mở rộng thị trường: Bằng cách doanh nghiệp sẽ thâm nhập vào các thị trường mới, mở rộng mạng lưới phân phối hoặc bán hàng online,…
- Ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới: Điều này giúp cho doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hiện tại mà còn thu hút thêm được một lượng khách hàng mới.
- Áp dụng các chiến lược marketing hiệu quả: Để có thể thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng, doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược marketing phù hợp với từng sản phẩm/dịch vụ, đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như ngân sách của mình.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Không ngừng cải tiến các sản phẩm/dịch vụ của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Một doanh nghiệp nếu có dịch vụ CSKH tốt sẽ là cơ hội giúp giữ chân khách hàng, từ đó giúp tăng doanh thu. Do đó, các doanh nghiệp cũng cần phải chú tâm đến yếu tố này và không ngừng cải thiện thường xuyên để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt nhất.
Bên là toàn bộ thông tin liên quan đến khái niệm doanh thu thuần là gì và công thức tính chỉ số này một cách chính xác nhất. Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị có thể áp dụng vào trong công tác quản lý doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả, từ đó nâng cao doanh thu. Đừng quên đón đọc những bài viết bổ ích khác của chúng tôi tại đây nhé!
Tham khảo thêm: