Đối với một doanh nghiệp bất kỳ, việc phân tích điểm hòa vốn là một điều vô cùng rất cần thiết vì nó giúp đơn vị tối đa hóa được lợi nhuận trên nhiều phương diện. Vậy điểm hòa vốn là gì? Công thức tính sản lượng hòa vốn và cách tính điểm hòa vốn như thế nào? Tại sao doanh nghiệp nên xác định điểm hòa vốn thường xuyên? Ưu nhược điểm khi phân tích điểm hòa vốn ra sao? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu điểm hòa vốn là gì?
Khái niệm về điểm hòa vốn
“Điểm hòa vốn (Break even point – BEP) là một điểm mà tại đó Tổng doanh thu = Tổng chi phí. Có thể hiểu đây là điểm mà doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận (cột mốc xác định lãi lỗ) và điểm hòa vốn thường được xác định thông qua các yếu tố như: sản lượng hòa vốn (được tính theo sản phẩm mà doanh nghiệp đã bán được), thời gian hòa vốn, doanh thu hòa vốn (tính bằng tiền).”
- Thiên nga đen trong chứng khoán là gì? Cách khắc phục
- Index Fund là gì? Hạn chế của quỹ đầu tư theo chỉ số Index Fund
- Basis là gì? Tầm quan trọng của Basis trong chứng khoán
- Tài chính hành vi là gì? Các hiệu ứng trong tài chính hành vi
Phân loại điểm hòa vốn
Khi xác định điểm hòa vốn, doanh nghiệp thường quan tâm đến hai loại điểm hòa vốn sau:
- Điểm hòa vốn kinh tế (điểm hòa vốn trước lãi vay): Điểm mà tại đó thu nhập bán hàng = Tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Tức lợi nhuận trước lãi vay và thuế của công ty bằng 0.
- Điểm hòa vốn tài chính (điểm hòa vốn sau lãi): Điểm mà tại đó doanh thu bán hàng = Tổng chi phí + Lãi phải trả trong kỳ. Lợi nhuận trước thuế của công ty bằng 0.
Tại sao phải xác định điểm hòa vốn?
Break even point – BEP là một trong những yếu tố quan trọng được dùng để đánh giá tiềm năng của một doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không. Cụ thể hơn, doanh nghiệp cần phải xác định điểm hòa vốn là vì:
- BEP sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ được tổng sản lượng sản xuất và doanh thu bán hàng là bao nhiêu để từ đó mới có thể hoạch định được phạm vi lời/lỗ theo doanh thu, sản lượng và chi phí.
- Căn cứ vào BEP, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác định mức giá sản phẩm/dịch vụ nào sẽ phù hợp với người tiêu dùng nhất. Từ đó mới có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh thu về lợi nhuận cao nhất.
- BEP còn hỗ trợ doanh nghiệp xác định được con số doanh thu tối thiểu có thể bù vào các chi phí sản xuất/kinh doanh. Cũng như xác định được ngân sách để triển khai các dự án khác, …
Hướng dẫn cách tính điểm hòa vốn
Để tính điểm hòa vốn, chúng ta có thể áp dụng 01 trong 02 cách tính sau đây:
- Trường hợp doanh nghiệp chỉ kinh doanh 1 sản phẩm:
- Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định/(Giá bán 1 sản phẩm – Chi phí biến đổi của 1 sản phẩm).
- Ký hiệu: Q = FC / (Po – Vc). Trong đó:
- Q: Là sản lượng hòa vốn
- Fc: Chi phí cố định (chi phí không biến đổi khi các sản phẩm thay đổi như tiền thuê nhà xưởng, khấu hao máy móc, tiền điện thoại, …).
- Vc: Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm (ví dụ như nguyên vật liệu, lương nhân viên).
- Po: Giá sản phẩm.
- Ví dụ: Giá bán của 1 sản phẩm là 50.000 VNĐ, chi phí cố định là 500.000 VNĐ/năm, chi phí biến đổi 1 sản phẩm là 10.000 VND. Điểm hòa vốn =500.000/(60.000- 10.000) = 10 sản phẩm.
- Ký hiệu: Q = FC / (Po – Vc). Trong đó:
- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm:
- Bước 1: Tính tỷ lệ sản phẩm
- Tỷ lệ sản phẩm = (Doanh thu mặt hàng/Tổng doanh thu của doanh nghiệp) x 100%
- Bước 2: Tính phần trăm số dư bình quân đảm phí
- Phần trăm số dư bình quân đảm phí = Tỷ lệ số dư đảm phí của từng mặt hàng x Tỷ lệ mặt hàng tương ứng
- Bước 3: Tính doanh thu hòa vốn
- Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí/Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân
- Bước 4: Tính doanh thu hòa vốn của sản phẩm
- Doanh thu hòa vốn của sản phẩm = Doanh thu hòa vốn x Tỷ lệ kết cấu của mặt hàng cần tính
- Bước 1: Tính tỷ lệ sản phẩm
Trong thị trường chứng khoán, điểm hòa vốn sẽ được tính theo công thức sau:
Điểm hòa vốn = (Số tiền mua chứng khoán + lãi vay)/Số cổ phiếu
Công thức tính sản lượng hòa vốn
Để tính sản lượng hòa vốn, chúng ta sẽ áp dụng theo công thức tính chi tiết sau đây:
Sản lượng hòa vốn = Tổng định phí / (Đơn giá bán – biến phí đơn vị)
=> Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Đơn giá bán.
Trong đó:
- Định phí: Chi phí cố định (Cơ sở hạ tầng, chi phí nghiên cứu, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh, đào tạo…)
- Biến phí: Chi phí biến đổi (nguyên vật liệu, bao bì đóng gói, điện nước phục vụ sản xuất kinh doanh, chi phí hoa hồng…)
Đảm phí = Giá bán – Biến phí
Ưu nhược điểm khi phân tích điểm hòa vốn
Ưu điểm của phân tích điểm hòa vốn
- Mô tả chi tiết một bức tranh tài chính và giá cả giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm dễ dàng hơn cũng như xác định được khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh đó.
- Điểm hòa vốn BEP cung cấp đầy đủ các số liệu kinh doanh thực tế là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh chuẩn xác nhất, giảm thiểu được các khoản chi phí bị bỏ sót, đặt được mục tiêu doanh thu cụ thể nhất và hạn chế các vấn đề căng thẳng tài chính nếu có những vấn đề rủi ro phát sinh.
Nhược điểm trong phân tích điểm hòa vốn
BEP là một công cụ được dùng để hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch chứ không phải là công cụ đưa ra các quyết định. Do đó, hạn chế của điểm hòa vốn thường gắn liền với các giả định và nó gây nên nhiều vấn đề sau:
- Nếu giá bán không đổi tại mọi mức sản lượng thì khi sản lượng bán đạt đến mức tối đa thì giá bán mặc nhiên sẽ thay đổi theo quy luật cung – cầu trên thị trường.
- Trong kinh doanh luôn có hàng tồn kho cho nên khó có thể giả định số lượng sản xuất ra và hàng bán được là như nhau.
- Trong điều kiện doanh nghiệp hiện đang sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì việc áp dụng các phân tích BEP này sẽ rất khó khăn vì giá bán và chi phí của các sản phẩm hoàn toàn khác nhau.
- Chi phí sản phẩm/dịch vụ luôn thay đổi theo thời gian. Điều này đồng nghĩa, nếu sản lượng tăng cao thì việc thương lượng giữa người mua nguyên vật liệu/dịch vụ cũng sẽ biến động tăng theo.
Những lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn
Trong quá trình thực hiện các hoạt động phân tích điểm hòa vốn, các doanh nghiệp cần nên chú ý các vấn đề sau:
- Phân tích điểm hoà vốn (break – even analysis) cần phải được thực hiện đối với tất cả các nguồn doanh thu. Nếu có nhiều sản phẩm thì chúng ta cần phải xác định điểm hòa vốn cho từng loại sản phẩm đó.
- Nếu thị trường kinh tế đang bị lạm phát thì việc phân tích các điểm BEP rất khó khăn vì tất cả các thông số khi đó đều bị sai lệch vì công thức tính điểm BEP không phụ thuộc vào giá trị tiền tệ.
- Nên thể hiện vị trí các điểm hòa vốn lên đồ thị nếu doanh nghiệp có nhu cầu phân tích các điểm này qua các giai đoạn khác nhau.
- Cần xác định chính xác các chi phí biến đổi và chi phí cố định để dễ dàng phân chia cũng như tính toán được điểm BEP.
Nhìn chung, điểm hòa vốn là một thông tin vô cùng quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nên xác định. Nếu việc kinh doanh không tốt thì doanh nghiệp cần nhanh chóng điều chỉnh và hay đổi các điểm BEP này theo các công thức nêu trên.
Xem thêm