DeFi là gì? Chủ đề mà đầu những năm 2020 được cộng đồng tiền điện tử thảo luận sôi nổi. Tại thời điểm đó, DeFi là một thuật ngữ khác hẳn so với tài chính truyền thống. Hôm nay, giavang.com sẽ giới thiệu cho các bạn về những vấn đề xung quanh thuật ngữ này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
DeFi là gì?
DeFi là từ viết tắt của Decentralised Finance, có thể tạm dịch: Tài chính phi tập trung. Đây là nơi tập hợp những tổ chức hay thị trường được quản lý phi tập trung.
Nói dễ hiểu hơn, DeFi rất thông minh và khôn khéo khi có thể tận dụng được sức mạnh của Blockchain phi tập trung. Tại đây là một môi trường mở mà những người tham gia giao dịch không phải chịu sự chi phối từ bên trung gian thứ ba.
DeFi được xem là mô hình tài chính ngược lại kiểu mô hình truyền thống CeFi. Nếu ở CeFi bạn bàn giao quyền kiểm soát tài chính của bạn cho một bên trung gian để quản lý số tài sản của bạn thì đối với DeFi ngược lại. DeFi hướng đến mục tiêu sẽ sáng tạo ra một hệ thống tài chính mới, tạo ra một nơi giao dịch dân chủ mà người tham gia có thể tự kiểm soát được tài sản của bản thân.
Thành phần của DeFi
DeFi – tài chính phi tập trung gồm những thành phần:
- Những nền tảng cho vay phi tập trung – Lending Platform: ETHLend, Cred Compound, Dharma, Constant, MakerDAO…
- Những sản phẩm phái sinh phi tập trung -Derivatives: Tokensets, Uma, dydx,…
- Những nền tảng thanh toán phi tập trung – Payments Platform : Connext, Omisego, Request Network, Helis, xDai,…
- Những đồng tiền ổn định phi tập trung – Stable coins : DAI, Terra, Reserve, Ampleforth, Neutral USD, Paxo, True USD…
- Sàn giao dịch phi tập trung – Decentralized Exchange: Nash, Kyber Network, Binance DEX, Ren, IDEX, Bancor, … Ddây là những sàn hoạt động theo hình thức phái sinh chính bản thân họ là sàn giao dịch phi tập trung. Nghĩa là chúng được kiểm soát tập quyền cho những giao dịch tại sàn.
Đặc điểm của DeFi
Dễ tiếp cận
Ở hệ thống tài chính truyền thống thì bạn cần phải bỏ tiền mới có thể sử dụng triệt để những nguồn lực của hệ sinh thái. Một ví dụ điển hình dễ hiểu là khi bạn không thực hiện giao dịch nhiều ở ngân hàng thì bạn sẽ không thể trở thành khách VIP. Do đó, mỗi khi đến ngân hàng giao dịch, họ không được những đặc quyền như khách VIP.
Thấu hiểu được điều đó, DeFi được ra đời để giải quyết vấn đề này. DeFi cho phép bạn tiếp cận được tối đa hệ sinh thái mà họ đem đến mà không hề tốn bất cứ chi phí nào.
Khả năng tương tác
Mức độ tương tác giữa những người trong hệ sinh thái DeFi rất cao bởi mục tiêu hướng đến cộng đồng. Ví dụ những nhà đầu tư trên sàn giao dịch Binance có thể giao lưu với nhau để học hỏi kinh nghiệm.
Tính riêng tư
Những mô hình nào được sử dụng công nghệ blockchain cũng có đặc điểm này. Không cần phải định vị danh tính, bạn cũng có thể sở hữu một ví lưu trữ tiền điện tử. Việc giao dịch giữa hai người là nặc danh và không biết người nhận là ai, người chuyển là ai.
Tính minh bạch
Với mô hình tài chính phi tập trung, ai cũng có thể kiểm tra được một giao dịch bất kỳ thông qua mã transaction chuyển tiền.
Tính công bằng
Các lệnh thực hiện chuyển tiền của người tham gia đều như nhau, được áp dụng dựa trên một cơ sở các modules đã được thiết lập trước. Tại DeFi không tồn tại sự phân biệt ai sở hữu nhiều tiền điện tử hơn hay ai ít hơn như là ngân hàng truyền thống.
CeFi là gì?
CeFi là từ viết tắt của Centralized Finance có nghĩa là Tài chính tập trung.
Ở hình thức này, mọi hoạt động đều được giám sát và kiểm soát bởi các cơ quan chức năng. Vì vậy, CeFi sẽ có một số nguyên tắc mà bạn khi tham gia vào tuân thủ theo, đặc biệt là không được phép thực hiện những hoạt động vượt ngoài khung pháp lý, nếu không hình phạt dành cho bạn rất nặng.
Các hình thức của CeFi
Các hoạt động của CeFi đều được thực hiện bởi một bên thứ 3 bao gồm như: vay, chuyển nợ lương, chuyển khoản, giao dịch, thanh toán hóa đơn,…
Dưới đây là một số hình thức CeFi trong thị trường tài chính truyền thống để bạn dễ hình dung.
Ưu điểm của CeFi
- Quen thuộc, dễ tiếp cận với mọi người.
- Được pháp luật & thể chế bảo vệ.
- Đã phổ biến từ nhiều năm nay.
Một số hạn chế mà người dùng thường gặp ở CeFi
- Luôn phải xin phép khi thực hiện bất kì hành động nào. Đây chính là hạn chế rất lớn của của CeFi tới tính tập trung quyền lực.
- Tính minh bạch khi thực hiện
- Chi trả chi phí cao
- Phải thông qua bước trung gian là bên thứ 3
Các dự án CeFi trong Crypto
- Các sàn giao dịch tập trung như: Coinbase, Binance
- Các hình thức Leanding & Borrowing: Nexo, Celsius
- Các đồng StableCoin 1.0: USDT, PAX, HUSD.
Sự khác biệt của DeFi và CeFi
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung là tính ủy thác.
CeFi – tài chính truyền thống: các tổ chức, thị trường và công cụ tài chính luôn tồn tại những rung gian có quyền lực tập trung.
DeFi tận dụng sức mạnh của công nghệ Blockchain có tính minh bạch và phi tập trung nhằm loại bỏ những trung gian.
- Chính phủ, ngân hàng sẽ được thay thế bằng Blockchain phi tập trung.
- Những tài sản CeFi được thay thế bằng token trong hệ sinh thái của nền tảng Blockchain.
- Trách nhiệm của DeFi là cung cấp quyền truy cập các dịch vụ tài chính cho người dùng, bất kể khi nào và ở đâu chỉ cần kết nối internet.
Ưu và nhược điểm của DeFi
Ưu điểm
- Loại bỏ trung gian quản lý tập quyền. Việc ứng dụng công nghệ Blockchain cần loại bỏ trung gian để trở nên rõ ràng, minh bạch hơn. Người dùng có thể biết tài sản mình sở hữu đang ở đâu và đang trong trạng thái nào.
- Những ứng dụng của DeFi được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Blockchain, là mã nguồn mở. Nên, việc nâng cấp hay phát triển nhiều ứng dụng, tính năng DeFi tương đối đơn giản.
Nhược điểm
Những dịch vụ của DeFi gắn liền với tài sản là tiền mã hóa, hay các đồng Crypto. Nên, người dùng phải mất thời gian để tiếp xúc cũng như năm bắt được cách vận hành của DeFi. Khác biệt rõ ràng khi sử dụng Fiat – tiền pháp định. Ngoài ra, hiện nay nhiều quốc gia vẫn cấm và hạn chế việc ứng dụng tiền điện tử để trao đổi.
Thực tế, DeFi là những dịch vụ tài chính trong hệ thống blockchain vận hành xung quanh ta, chúng không quá đặc biệt.
Tại sao DeFi lại quan trọng?
Như đã đề cập ở trên, DeFi như một ý tưởng độc đáo có thể thúc đẩy sự thịnh vượng của đất nước. DeFi giúp nhà đầu tư có thể tự do quản lý và kiểm soát được số tài sản của mình như giao dịch, cho vay, đầu tư…
Được mệnh danh là mô hình đi ngược lại với kiểu tài chính truyền thống và có nhiều điểm vượt trội hơn nhiều. Trong CeFi, các tổ chức tài chính, công ty và thị trường tài chính sẽ luôn tồn tại, được xem là trung gian có quyền lực điều khiển, quản lý, đầu tư tài sản của bạn (ngân hàng hoặc tổ chức tài chính).
DeFi hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường tài chính mới, dân chủ hóa hệ thống và quy định nên một môi trường công bằng hơn thông qua việc giao dịch minh bạch. Hy vọng trong tương lai, DeFi có thể là ứng dụng tài chính thành công vượt bậc.
Các ứng dụng của DeFi trên Ethereum
Yield Farming (Canh tác năng suất)
Yield Farming là cụm từ để chỉ những người tạo ra được nhiều lợi nhuận từ số tài sản họ đầu tư ban đầu bằng việc cung cấp thanh khoản cho giao thức DeFi.
Yield Farming sẽ được hoạt động bởi việc sử dụng token ERC20 trên Ethereum và phần thưởng cũng giống vậy. Nhà đầu tư có thể khóa crypto của chính mình nhờ vào những giao thức hiện có trong hệ sinh thái DeFi. Tất nhiên, họ cũng có thể kiếm được tiền từ đó. Nhà đầu tư muốn đạt mức lợi nhuận tối đa thường sẽ không ngừng nghỉ chuyển tiền của họ theo những giao thức khác nhau.
Hướng dẫn sử dụng Yield Farming
Liquidity Mining (Khai thác thanh khoản)
Nhà đầu tư sẽ kiếm tiền bằng cách gửi tiền của mình vào một nền tảng. Bằng một cách nào đó, nền tảng vận hành để có thể sinh ra lợi nhuận và bạn sẽ được chia phần lời đó. Governance token là phần thưởng phổ biến được nhận.
Margin Trading (Giao dịch ký quỹ)
Ở thị trường chứng khoán truyền thống, chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ với cụm từ giao dịch trong ngày nữa.
Giao dịch trong ngày là việc bạn sẽ trả cho người môi giới một số tiền nhất định và bạn sẽ đầu tư vào gấp nhiều lần so với số tiền đó. Cuối ngày, sau khi trả hết tiền vay kèm theo phí thì lợi nhuận bạn nhận được sẽ là số tiền còn lại.
Một số nhà cung cấp dịch vụ DeFi cho phép người tham gia thực hiện giao dịch ký quỹ, thay vì cổ phiếu thì trong Crypto họ sẽ sử dụng tiền điện tử.
Cách giảm thiểu rủi ro khi giao dịch ký quỹ
Nền tảng cho vay (Lending)
Xét trên thị trường tài chính truyền thống, ngân hàng thường là nền tảng cho vay chính. Bạn có thể nhận các khoản vay từ họ và bị tính lãi suất trên khoản đó.
Xét trên DeFi thì khác, các trung gian như vậy hoàn toàn bị loại bỏ. Các Smart Contract sẽ thay thế các ngân hàng và việc quản lý cho vay cũng được thực hiện trên nền tảng này.
Thị trường dự đoán
Như tên gọi của nó, đây là nơi diễn ra hoạt động dự đoán về một biến động giá của đồng tiền điện tử nào đó. Nếu như bạn dự đoán đúng, bạn sẽ có token, còn sai sẽ bị mất token.
Bảo hiểm phi tập trung
Việc mua bảo hiểm cho những nhà đầu tư tham gia sàn giao dịch phi tập trung cũng là một ứng dụng cho DeFi.
Tương lai của DeFi và cơ hội của nhà đầu tư
Như những gì đã đề cập ở trên, các bạn có thể thấy được những gì mà DeFi mang đến cho thị trường tiền điện tử và cải tiến từng ngày là một dấu hiệu về một tương lai tươi sáng.
Tuy nhiên, thị trường mỗi ngày mỗi thay đổi thì xu hướng DeFi cũng sẽ có sự dịch chuyển. Những nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ càng những vấn đề xung quanh DeFi trước khi bỏ tiền ra đầu tư.
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ về DeFi là gì? Lợi ích từ mô hình tài chính phi tập trung này. Hy vọng những kiến thức ấy sẽ có ích với bạn. Hãy theo dõi giavang.com để cập nhật nhiều tin tức và kiến thức hay về các lĩnh vực tài chính nhé!