Đáo hạn phái sinh là một trong những thông tin quan trọng và nhà đầu tư cần phải ghi nhớ rõ để không bỏ qua quyền lợi phái sinh của mình. Tuy nhiên, trên thực tế lại dường như có rất ít nhà đầu tư hiểu rõ về đáo hạn phái sinh. Vậy đáo hạn phái sinh là gì? Đáo hạn phái sinh ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Đáo hạn phái sinh là gì?
Đáo hạn phái sinh còn có tên tiếng Anh là Expiration date là ngày cuối mà hợp đồng phái sinh còn hiệu lực hay ngày cuối cùng để giao dịch quyền chọn. Sau ngày này, hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai sẽ không còn giá trị. Chính vì vậy, trước khi đáo hạn phái sinh, nhà đầu tư cần đưa ra quyết định với vị thế mà họ đang giữ. Nếu nhà đầu tư không thực hiện quyền chọn, hoàn tất vị thế để lợi nhuận hoặc tài sản, thì cũng có nghĩa bạn đang hoang phí hợp đồng và để chúng hết hạn, vô giá trị.
- Chứng khoán phái sinh là gì? Cách chơi chứng khoán phái sinh
- Phân biệt chứng quyền và chứng khoán phái sinh
- Chu kì thanh toán T+2 trong chứng khoán là gì?
Thời điểm đáo hạn phái sinh
Thời gian phiên đáo hạn phái sinh
Tùy vào công cụ phái sinh mà bạn lựa chọn là gì sẽ có những phiên đáo hạn phái sinh khác nhau. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ, ngày thứ Sáu lần thứ ba của tháng, nếu hợp đồng hết hạn cũng là ngày hết hạn của quyền chọn mua cổ phiếu niêm yết.
Đối với các quyền chọn theo tùy chọn chỉ số kiểu Châu Âu, thời gian đáo hạn sẽ là một ngày trước ngày đáo hạn. Ta có thể hiểu đơn giản như sau, nếu trên hợp đồng quy định ngày thứ Sáu là thời điểm đáo hạn thì ngày đáo hạn sẽ là ngày thứ Năm.
Ngày đáo hạn phái sinh là ngày công cụ phái sinh quyết toán, đến hạn thanh toán hoặc hết hạn, ngày mà việc thanh toán cuối cùng diễn ra và các nghĩa vụ không còn được tích lũy.
Chứng khoán phái sinh đáo hạn thời điểm nào?
Ngày đáo hạn phái sinh sẽ được quy định cụ thể tương ứng với từng công cụ phái sinh. Tại thị trường phái sinh Việt Nam, ngày đáo hạn sẽ quy định định kỳ vào ngày thứ Năm lần thứ 3 trong tháng. Ngày này còn được gọi là ngày đáo hạn phái sinh định kỳ. Tháng đáo hạn được hiểu lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.
Tại sao thị trường lại giảm khi đáo hạn phái sinh?
Vào ngày đáo hạn phái sinh, thị trường luôn biến động mạnh. Đây là thời điểm nhà đầu tư thể hiện vị thế của mình, với lợi thế giao dịch 2 chiều. Đồng thời, nhà đầu tư có khả năng tìm thấy cơ hội sinh lợi cao ngay cả khi thị trường giảm. Chính vì vậy, thời gian này được nhiều người lựa chọn đầu tư.
Không chỉ vậy, vào ngày đáo hạn phái sinh chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán cơ sở luôn biến động đột ngột. Trong khi bản chất của thị trường phái sinh là quan tâm đến kết quả đầu tư lỗ/lãi khi hợp đồng tương lai tới kỳ đáo hạn. Vì vậy, vào thời gian này thị trường có khi giảm hoặc biến động mạnh.
Tính từ lúc thị trường phái sinh ra đời từ năm 2017 cho đến nay, các phiên ATC đều tăng giảm đột ngột trước khi bước vào ATC. Tuy nhiên, đa phần là giảm chứ ít khi tăng. Và mức giá các mã được ghi nhận luôn chênh lệch trước phiên ATC. Do đó, nhà đầu tư cũng cần quan sát thị trường, theo dõi biến động, phân tích và đưa ra dự báo.
Thị trường có xu hướng bán mạnh trong thời điểm đáo hạn phái sinh, vì khối tự doanh công ty chứng khoán nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai VN30. Tư đây, ta có thể thấy rằng, đối với thị trường Việt Nam chứng khoán phái sinh phù hợp với các tổ chức hơn là cá nhân đơn lẻ.
Một số lưu ý về đáo hạn phái sinh
- Khi giao dịch chứng khoán phái sinh trong ngày đáo hạn phái sinh: Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ để có vị thế tốt, kiểm soát vốn tốt, tránh việc vay tiền nóng dẫn đến nhiều rủi ro. Về bản chất, ngày đáo hạn hợp đồng tương lai là thời điểm rất quan trọng. Nếu không hiểu rõ và nắm bắt kịp thời, thì tài khoản của nhà đầu tư có thể bị hao hụt do không đóng hoặc mở vị thế đúng cách khi kết thúc ngày giao dịch.
- Khi đến ngày đáo hạn phái sinh mà nhà đầu tư không kịp đống vị thế: Giả sử ta có trường hợp sau, nhà đầu tư có hợp đồng A và đang giữ vị thế mua và ngày đáo hạn “T”. Thế nhưng, đến ngày đến ngày đáo hạn T, nhưng chưa thực hiện đóng vị thế thì bạn được coi là không nắm giữ vị thế mua vào ngày T+1 ⇒ T+n. Và để giữ vị thế mua của hợp đồng tương lai A, bạn bắt buộc phải bán hợp đồng đang nắm giữ, sau đó mua một hợp đồng mới ở vị thế mua vào tháng tiếp theo. Trong trường hợp, đến ngày đáo hạn mà vẫn chưa thực hiện vị thế của mình, nhưng vẫn được giữ hợp đồng nhưng không có quyền mua/không mua theo vị thế nữa. Lúc này nếu muốn giữ vị thế mua thì phải bán hợp đồng và mua một hợp đồng mới vào tháng liền kề tới (mở vị thế mua mới). Tương tự như khi đang ở vị thế bán.
- Giá thanh toán khi nhà đầu tư không đóng kịp vị thế vào ngày đáo hạn hợp đồng tương lai thì giá này không được thực hiện theo giá đặt ra trong thỏa thuận hợp đồng. Thay vào đó, khoảng này sẽ được sở giao dịch chứng khoán và hệ thống tự động đóng vị thế, tiến hành thanh toán lãi/lỗ theo giá đóng cửa ở chỉ số VN30.
Kết luận
Nói tóm lại, đáo hạn phái sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhà đầu tư nên nắm rõ các thông tin này để thực hiện được quyền phái sinh của mình và tìm thêm cho mình cơ hội lợi nhuận. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng rằng có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về đáo hạn phái sinh. Chúc các bạn giao dịch thành công.