Đá cẩm thạch (Jade) là một trong những loại đá quý sở hữu màu sắc đa dạng với nhiều vân đá độc đáo. Tuy nhiên, trong suốt quá trình sử dụng đá thì việc đá cẩm thạch bị nứt là điều rất khó tránh khỏi. Vậy nguyên nhân khiến đá cẩm thạch bị nứt là gì? Cách xử lý và bảo quản đá cẩm thạch bị nứt như thế nào? Cách gắn vòng đá bị vỡ ra sao? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Đá cẩm thạch là gì?
“Đá cẩm thạch là một loại đá quý được cấu tạo nên từ canxit với gam màu trắng nguyên bản vô cùng đặc biệt. Đá được hình thành nên từ rất lâu do quá trình biến đổi địa chất trái đất. Màu sắc của đá có thể bị trộn lẫn với nhiều khoáng chất tự nhiên khác trong suốt quá trình hình thành. Cũng chính nhờ những tạp chất này đã giúp cho những viên đá cẩm thạch có nhiều đường vân đá đặc trưng.”
- Đá ruby hợp mệnh gì? Đá Ruby có hợp với mệnh Kim không?
- Ngọc Jadeite là gì? Đá cẩm thạch (Jadeite) giá bao nhiêu?
- Sapphire xanh lá giá bao nhiêu? Các loại trang sức từ đá Sapphire xanh lục
Một số tính chất đặc trưng của đá cẩm thạch:
Tiêu chí | Đá cẩm thạch |
Màu sắc | Nhiều màu sắc khác nhau, chủ yếu là nhóm màu lạnh |
Độ cứng | Độ cứng thấp, dễ bị sứt mẻ, trầy xước |
Giá trị | Xác định dựa theo màu sắc, độ trong và trọng lượng. Có giá trị cao hơn đá cẩm thạch |
Công dụng | Làm trang sức, tạc tượng, đồ trang trí nhà cửa, vật phẩm phong thủy |
Phong thủy | Mang nguồn năng lượng phong thủy cao |
Vân đá | Vân mây đá cẩm thạch rất đẹp |
Thấm nước | Dễ dàng bị thấm nước |
Thi công | Quá trình thi công phức tạp |
Bảo trì | Dễ bị các thực phẩm tính axit cao “tấn công”, việc bảo trì cũng phức tạp và tốn nhiều công sức. |
Chịu nhiệt | Chịu nhiệt tương đối tốt |
Ứng dụng | Dùng để trang trí, ốp sảnh, ốp mặt tiền tòa nhà, khách sạn, tạc tượng,… |
Nguyên nhân khiến đá cẩm thạch bị nứt?
Độ cứng của đá cẩm thạch không cao và chúng có thể dễ bị nứt bởi một vài những nguyên nhân cơ bản sau:
- Không tháo đá ra khi vận động mạnh như làm việc nhà, luyện tập thể dục thể thao, …
- Đặt đá tại những nơi có điều kiện nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với nhiều hóa chất có đặc tính tẩy rửa mạnh khiến đã đã bị nứt.
- Do điều kiện thời tiết thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cho đá thạch anh bị sốc nhiệt và tạo nên các vết nứt hình vân may trên bề mặt đá.
- Trong một số trường hợp, đá có thể bị nứt do quá trình khai thác hoặc vận chuyển va đập tạo nên, …
- Hoặc có thể vì người dùng bảo quản đá không cẩn thận và đặt đá cẩm thạch bên cạnh những loại đá có độ cứng cao hơn, …
Cách khắc phục và bảo quản đá cẩm thạch
Hướng dẫn cách xử lý đá cẩm thạch bị nứt
Nếu chẳng may đá cẩm thạch bị nứt, người dùng có thể chôn vùi sâu trong lòng đất để các dòng nước có thể xuyên qua và tạo nên các vết phèn. Vì trong dòng nước ở lòng đất thường chứa các khoáng vật hóa học dễ dàng thấm nhanh vào các vết nứt để tạo nên vết phèn. Tiếp đó, để xử lý vết phèn này chúng ta có thể thực hiện theo các cách hướng dẫn sau:
- Ngâm đá tự nhiên với hỗn hợp xà phòng được pha loãng để loại bỏ đi các vết phèn và lau sạch đá bằng dầu ăn để trụ đá có thể bóng loáng trở lại.
- Nếu không tự xử lý được, bạn cũng có thể đem đến các cửa hàng đá phong thủy để được các đội ngũ kỹ thuật gia công/đánh bóng lại.
Lưu ý, nếu đá cẩm thạch bị nứt quá nhiều thì việc loại bỏ các vết nứt phèn là điều rất khó khăn. Trong trường hợp này, người dùng chỉ có thể bỏ chúng đi và mua lại những viên đá mới mà thôi. Tuy nhiên, việc đá bị nứt cũng là một trong những cách để bạn có thể dễ dàng xác định được đây có phải là đá thật hay không. Vì những viên đá thật khi bị nứt thường để lộ ra những đường vân đá vô cùng bắt mắt.
Mẹo bảo quản đá cẩm thạch từ các chuyên gia
Khi sử dụng đá cẩm thạch, để hạn chế tình trạng đá cẩm thạch bị nứt cũng như giữ được nguồn năng lượng cho đá. Người dùng nên bảo quản đá theo các hướng dẫn được liệt kê sau:
- Tránh đặt đá dưới ánh nắng mặt trời vì nhiệt độ của ánh nắng có thể khiến các vết nứt trên đá cẩm thạch xuất hiện nhiều hơn. Không những thế, đá có thể bị đổi sang màu khác khi bị ánh nắng chiếu vào.
- Tuyệt đối không được sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc mỹ phẩm tiếp xúc lên bề mặt đá. Điều này đôi khi có thể khiến cho đá cẩm thạch bị nhuộm chất hóa học và mất đi năng lượng.
Các yếu tố định giá giá trị của đá cẩm thạch
Những viên đá cẩm thạch được cấu tạo nên từ những hạt và các sợi cực kỳ nhỏ kết dính vào nhau. Vì thế độ cứng của chúng thường thấp hơn so với các loại đá quý như kim cương, thạch anh, ruby, saphia, …
Để xác định được giá trị của một viên đá cẩm thạch, chúng ta sẽ dựa trên các tiêu chí sau đây:
STT | TÍNH CHẤT | DIỄN GIẢI |
1 | Trọng lượng (kích thước) | – Kích cỡ càng lớn thì giá trị càng cao. – Nếu cẩm thạch đạt chất lượng quý thì các nơi chế tác sẽ cắt thành những lớp mỏng, bề dày lớp đá vừa đủ để mài thành các sản phẩm nữ trang khác nhau như: vòng đeo tay, đồ trang sức. Phần dư thừa còn dư sẽ làm các sản phẩm khác để tận dụng hết khối đá. |
2 | Màu sắc | – Màu ngọc cẩm thạch khá đa dạng như: Không màu, trắng, xám, lục (xanh lá), vàng, cam, hồng tím, đen… – Độ màu cẩm thạch từ đậm đến nhạt. Màu sắc thường phân bố không đều, thành dạng đốm nhỏ hay lớn, đá thường có từ hai màu trở lên. Những viên đá loại thuần một màu khá hiếm. |
3 | Độ trong suốt | – Kích thước và tính đồng đều của các vi hạt ảnh hưởng đến độ trong suốt. – Nhiều đá có hạt vừa và thô làm đá dễ bị đục, ngược lại các hạt cực nhỏ và đồng nhất thì đá sẽ trong hơn. – Cẩm thạch có độ trong cao thì gọi là cẩm thạch kính. Về mặt giá trị, cẩm thạch càng trong thì giá trị càng cao. |
4 | Tạp chất | – Là hàm lượng các vật chất không phải là các khoáng của đá cẩm thạch. Đặc điểm này không thể xác định bằng mắt thường. – Cẩm thạch càng thuần chất (hàm lượng khoáng Jadeite hoặc Nephrite trong đá cao) thì đá sẽ trong hơn, màu sẽ đều hơn. – Các tạp chất có màu nâu, xám và đen làm giảm vẻ đẹp của đá và dĩ nhiên làm giảm giá trị của chúng. – Có thể dùng các phương pháp đo tỷ trọng và phương pháp phổ hấp thu để xác định đây có phải là đá cẩm thạch thật hay không. |
5 | Độ rạn nứt | – Các khe nứt được tạo nên từ các lực nén ép tự nhiên sau khi đá hình thành hoặc có thể do quá trình chế tác. – Các khe nứt do quá trình tự nhiên thường có vật chất lấp đầy – đây là một dạng tạp chất thường có màu sắc khác hẳn đá gốc làm đá không đều màu. – Khi chế tác, chất keo hay sáp phủ lên che lấp tất cả các vi khe nứt. Điều này có thể khiến người mua khó nhận biết dù xem với kính lúp phóng đại 10 lần. |
Đá cẩm thạch bị nứt là điều khó tránh khỏi trong suốt quá trình sử dụng đá. Mong rằng những thông tin nêu trên sẽ mang đến cho bạn những kiến thức xử lý và bảo quản đá cẩm thạch bị nứt hiệu quả nhất.
Xem thêm