Các blockchain hiện tại hoạt động một cách độc lập và không có sự giao tiếp lẫn nhau. Người dùng cảm thấy bất tiện và việc xuất hiện của Cross chain như một giải pháp khắc phục mọi vấn đề tồn đọng. Vậy Cross-chain là gì, những ưu nhược điểm và cơ chế hoạt động của Cross-chain như thế nào? Hãy cùng giavang.com tìm hiểu về Cross-chain ngay nhé!
Mục Lục
Cross chain là gì?
Cross chain còn có tên gọi khác là Cross Chain Bridge hoặc Cross Chain Technology. Đây là một chuỗi chéo giúp chuyển tài sản Crypto, tokens hoặc dữ liệu từ blockchain này sang blockchain khác, mục đích cuối cùng để tối ưu hóa khả năng kết hợp giữa các blockchain với nhau.
Trên thực tế, bạn có thể thấy được các blockchain hoạt động hoàn toàn độc lập và không thể giao tiếp với nhau khiến người sử dụng không thể sử dụng được hết lợi ích của công nghệ Blockchain. Do đó, Cross chain được tạo ra như một giải pháp có thể giải quyết mọi vấn đề tồn đọng, nâng cao khả năng tương tác giữa các blockchain và người dùng có thể dễ dàng chia sẻ giao tiếp với nhau hơn.
Có thể bạn đang cần:
Multi-chain là gì? Ưu điểm và hạn chế khi đầu tư Multi-chain
Ví dụ về Cross chain
Ví dụ:
Bạn có thể nhìn vào: Ethereum và Binance Smart Chain đều hỗ trợ USDT, nhưng người dùng không thể gửi trực tiếp USDT từ blockchain Ethereum đến Binance Smart Chain hoặc bất kỳ blockchain nào khác.
Điều này vô tình đang tạo ra các hệ sinh thái riêng biệt không thể tương tác và làm chậm lại sự phát triển của DeFi nói riêng và công nghệ blockchain nói chung.
Vì thế, khả năng tương tác giữa các blockchain là cần thiết để khắc phục hạn chế của các giao thức blockchain hiện nay và giúp chúng đạt được khả năng mở rộng lớn hơn, thời gian xác thực khối nhanh hơn và bảo mật cao hơn. Cross chain ra đời để giúp chúng ta giải quyết được vấn đề này.
Ưu và nhược điểm của Cross chain
Ưu điểm
Cross chain có những điểm nổi bật sau:
- Tăng khả năng tương tác: Trên Cross chain các blockchain có thể thực hiện hành động giao tiếp với nhau, liên kết sức mạnh giữa các nền tảng lại với nhau nhằm đem đến một giải pháp công nghệ hoàn hảo cho người dùng.
- Hiệu quả: Nhờ sự tương tác qua lại giữa các blockchain với nhau, một lượng lớn thanh khoản có thể dễ dàng được tạo ra và di chuyển trong các nền tảng blockchain khác nhau.
- Tăng ứng dụng thực tiễn: Bạn hãy tưởng tượng, khi việc tương tác giữa các blockchain trở nên dễ dàng thì đồng nghĩa với việc trao đổi giữa các token sẽ trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn bao giờ hết.
Nhược điểm
- Công nghệ Cross chain còn khá mới mẻ so với các nền công nghệ trước đó.
- Các giải pháp của công nghệ Cross chain chưa thật sự hoàn chỉnh và khả năng tương tác giữa các blockchain mới dừng lại ở việc hoán đổi token.
- Bản thân các blockchain riêng lẻ cũng đang trong quá trình phát triển và khắc phục những vấn đề còn tồn đọng. Do đó, để công nghệ Cross chain có thể phát triển một cách toàn diện và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống còn là một quá trình dài trong tương lai.
Phân loại Cross chain
Cross chain có thể được phân thành hai loại sau:
Isomorphic Cross Chain
Các tính năng của chuỗi chéo này tập hợp các thuật toán đồng thuận, cơ chế bảo mật, cấu trúc liên kết mạng và logic xác minh tạo khối, tương đối nhất quán và tương tác giữa chúng khá đơn giản.
Heterogeneous Cross Chain
Các tương tác giữa các chuỗi khá phức tạp và sử dụng thuật toán PoW thường được sử dụng cho Bitcoin và thuật toán đồng thuận PBFT được sử dụng rộng rãi cho Tendermint.
Thành phần khối và cơ chế đảm bảo xác định có sự khác biệt rõ rệt, khiến việc thiết kế một tương tác xuyên chuỗi trực tiếp trở nên khó khăn. Sự tương tác giữa các chuỗi không đồng nhất thường sẽ yêu cầu các dịch vụ phụ trợ của bên thứ ba.
Cơ chế hoạt động của Cross chain
Nói theo một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì Cross-chain giống như một ngân hàng và cơ chế cũng tương tự như vậy.
Ví dụ như: Khi bạn muốn đổi từ tiền Việt sang USD để gửi sang Mỹ. Đối với công nghệ blockchain, ta sẽ wrap các token ở mạng lưới của nó sang token ở các mạng lưới khác mà bạn muốn. Chính nhờ Cross-chain mà mảng DeFi đã tạo ra một ứng dụng được coi là quan trọng nhất đối với DeFi đó là cầu nối Cross-chain (Cross-chain Bridge).
Ví dụ: Khi bạn muốn gửi BTC lên Ethereum, bạn cần wrap BTC thành wBTC rồi từ đó bạn có thể sử dụng wBTC trên Ethereum.
Phân biệt Cross-chain với Multi-chain
Cross-chain được hiểu đơn giản là chuỗi chéo. Là một giải pháp giúp người dùng có thể chuyển tài sản từ blockchain này sang blockchain khác và có thể tối ưu khả năng liên kết giữa các chain. Nó sẽ giúp bạn kết nối và chuyển giao tuần tự tài sản ở nhiều nền tảng blockchain có cấu trúc khác nhau.
Multi-chain chỉ đơn giản là một tập hợp của nhiều blockchain khác nhau thì Cross-chain chính là cầu nối giữa các blockchain đó.
Bạn hãy tưởng tượng như sau:
- Multi-chain tương tự như mô hình công ty đa quốc gia với nhiều trụ sở đặt tại nhiều đất nước khác nhau.
- Cross-chain là công ty vận tải, có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác.
Một số dự án Cross chain tiềm năng
Coin98
Trên Coin98 đã phát triển hơn 20 blockchains khác nhau, nhằm tạo ra giải pháp một cửa cho ngân hàng phi tập trung earning, yield farming, cross-chain swap và staking.
Mục đích là giúp người dùng có thể dễ dàng, nhanh chóng truy cập vào các tính năng này. Space Gate, một cross-chain bridge sẽ cho phép hoán đổi và chuyển giao qua nhiều blockchain khác nhau, biến điều này trở nên khả thi.
Các giải pháp thanh khoản và DeFi của Coin98 khai thác nhiều và blockchain, tạo nên tính thanh khoản sâu cho người dùng. Nhưng vẫn đảm bảo được mức giá tốt nhất khi người dùng giao dịch.
Polkadot
Polkadot là một nền tảng blockchain hay cụ thể hơn là một công nghệ đa chuỗi (Multi-chain) và không đồng nhất (Heterogeneous) có khả năng mở rộng. Điều này cho phép kết nối các chuỗi blockchain riêng lẻ với nhau, các thành phần này có thể trao đổi dữ liệu xuyên chuỗi để tận dụng tối đa được nguồn lực của hệ sinh thái.
Về mặt kỹ thuật, Polkadot là một giao thức Layer-0 cho phép người dùng xây dựng các parachain tùy chỉnh tương thích với tất cả các parachain Polkadot khác.
Nghĩa là, người dùng có thể xây dựng blockchain riêng trên hệ thống Polkadot một cách dễ dàng. Relay chain trong mạng lưới cung cấp bảo mật và cho phép người dùng chuyển giao tài sản giữa các phân nhánh khác trên mạng Polkadot.
Gavid Wood cũng là người đồng sáng lập nên Ethereum, là cha đẻ của Polkadot. Polkadot đặt mục tiêu cải thiện việc truyền dữ liệu hợp đồng thông minh qua một số blockchain.
Polkadot đã nói rằng các công cụ của họ cho phép “chuyển giao giữa các blockchain bất kỳ loại dữ liệu hoặc tài sản nào, không chỉ token. Kết nối với Polkadot sẽ mang lại cho người dùng khả năng tương tác với nhiều blockchain trong mạng Polkadot.”
Wanchain
Wanchain là một fork của Ethereum, nó cung cấp một số tính năng hợp đồng thông minh tương tự như Ethereum. Và ngoài ra, nó còn được bổ sung thêm một số tính năng nổi bật như: Cross-chain, giao dịch riêng tư.
Không giống với Ethereum, mục tiêu của Wanchain là tạo nên một ngành dịch vụ tài chính phi tập trung bằng cách sử dụng khả năng tương tác giữa các blockchain, quyền riêng tư và chức năng hợp đồng thông minh.
Graviton
Graviton là một công nghệ Cross-chain connectivity cho phép tăng khả năng tương tác giữa các token trên nhiều blockchain khác nhau. Điều cốt lõi đằng sau công nghệ Cross-chain connectivity này là nó hoạt động như một công cụ khuyến khích thanh khoản cho các wrapped asset, token CEX. Điều này nhằm tạo ra một trải nghiệm xuyên suốt và không bị đứt đoạn.
Graviton đã tự định vị bản thân rằng nó rất đơn giản: một bộ hợp nhất giải quyết sự phân mảnh trong không gian DeFi. Đó là một cơ sở hạ tầng thân thiện với người dùng, dễ tiếp cận và cung cấp tính năng bridge aggregation, yield farming và cross-chain swap.
Graviton đã tập hợp các cộng đồng của các dự án blockchain khác nhau như chain, AMM, farm và token. Và cung cấp cho họ các công cụ quản trị để có thể tăng cường tính thanh khoản và tạo ra lợi nhuận cho wrapped asset ưa thích của họ trên chuỗi đích.
Anyswap
Anyswap là một giao thức hoán đổi chuỗi chéo (hay còn gọi là cross-chain swap) phi tập trung với hệ thống định giá và thanh khoản tự động dựa trên công nghệ Fusion DCRM. Người dùng có thể sử dụng AnySwap để có thể giao dịch token hoặc coin giữa bất kỳ blockchain nào hỗ trợ thuật toán mã hóa ECDSA hoặc EdDSA, bao gồm BTC, ETH, XRP, LTC, FSN, USDT và các blockchain khác.
Tương lai của Cross chain
Hiện tại nền công nghệ Cross-chain còn đang ở giai đoạn đầu của việc phát triển do đó vẫn còn khá nhiều ý kiến quan ngại đối với công nghệ này.
Cross-chain sẽ giúp tăng cường các trường hợp sử dụng token và xúc tiến vào việc áp dụng blockchain. Ngoài việc trao đổi token, Cross-chain sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin, thanh toán và tài nguyên.
Ngoài ra, các giao dịch token cũng sẽ dễ dàng hơn, người dùng chỉ cần thiết lập một hệ thống ví duy nhất. Nếu trong môi trường kinh doanh, khách hàng có thể giải quyết công việc một cách hiệu quả trong thời gian thực trên các blockchain khác nhau mà không phải chịu chi phí cao.
Hiện tại, nhiều ngành công nghiệp như nghệ thuật, âm nhạc và thể thao sử dụng nền công nghệ blockchain một cách phổ biến. Ngoài ra, các hợp đồng thông minh và NFT cũng đang phát triển.
Vì vậy, khả năng tương tác giữa các blockchain với nhau là điều rất cần thiết. Nhìn chung, một Cross-chain bridge được phát triển tốt sẽ có thể phục vụ cho nhu cầu của mọi người trong thế giới tiền điện tử với tốc độ nhanh hơn và chi phí thấp hơn.
Kết luận
Có thể nói Cross chain như đem đến một làn gió mới cho DeFi. Do đó, nếu có thể thành công trong việc kết hợp giữa các dự án lên một tầm cao mới từ đó có thể giúp tối đa lợi ích cho người dùng. Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức về Cross chain cũng như các dự án Cross chain tiềm năng mà bạn có thể tham khảo.