Cosmos Network là nền tảng Blockchain chứa nhiều Layer 1 nhất trên thị trường tiền điện tử hiện nay. Sự hiện diện của Cosmos đóng vai trò khá quan trọng trong việc mở rộng và tăng khả năng tương tác giữa các giao diện với nhau. Vậy cụ thể hơn Cosmos Network là gì? ATOM Coin của hệ sinh thái này có tiềm năng hay không? Giá ATOM Coin biến động ra sao? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
- 1 Tìm hiểu về Cosmos
- 2 Cosmos giải quyết những vấn đề gì?
- 3 Thông tin về ATOM Coin
- 4 Giá ATOM Coin biến động như thế nào?
- 5 Cách kiếm và sở hữu ATOM Coin
- 6 Ví lưu trữ & sàn giao dịch ATOM Coin
- 7 Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác
- 8 Có nên đầu tư vào Cosmos hay không?
- 9 Một số ứng dụng của Cosmos hiện nay
Tìm hiểu về Cosmos
Cosmos là gì?
Cosmos (Cosmos Network) là một dự án tiềm năng được xây dựng nhằm mục đích liên kết các nền tảng mạng Blockchain riêng biệt với nhau theo cơ chế đồng thuận Tendermint. Có thể xem Cosmos như một Layer 0 và phía trên có rất nhiều Layer 1. Cosmos sẽ tạo điều kiện không nhỏ giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng mọi thứ trên Blockchain bằng việc phá vỡ các rào cản giữa các Blockchain.
- Ellipsis (EPS) là gì? Nên đầu tư vào EPS coin hay không?
- Liệu Btcst coin có đang bị định giá quá cao hay không?
- Aptos (APT) là gì? Cách lưu trữ đồng Aptos Token (APT)
- Blockstack (STX) là gì? Tiềm năng đầu tư của STX Coin trong tương lai
Định hướng phát triển của dự án là tạo ra một thế giới Layer 1 có thể liên kết với nhau dựa trên cầu nối IBC (Internet Blockchain Communication). Khi các liên kết này được hoàn thành, Token của chúng sẽ được chuyển nhanh chóng từ vùng này sang vùng khác một cách an toàn.
Mặc dù dự án được triển khai vào năm 2014 và năm 2016 mới bắt đầu xuất bản whitepaper nhưng đến năm 2017 thì Token ATOM mới được phát hành đợt bán đầu tiên. 14/3/2019 ATOM coin chính thức được giao dịch trên thị trường ảo.
Đặc điểm của Cosmos Network
Theo đánh giá từ các chuyên gia, Cosmos không chỉ giải quyết nhanh chóng các vấn đề phí giao dịch mà nó còn tăng khả năng trải nghiệm cho người dùng khi Layer 1 trên Cosmos tương tác qua các cầu nối IBC. (Layer 1 là các Zone/Hub được xây dựng trên Cosmos SDK).
Cosmos SDK thường sở hữu những điểm mạnh như sau:
- Tính Module: Blockchain có thể sử dụng Cosmos SDK và tự customize theo nhu cầu sử dụng.
- Khả năng mở rộng & tương tác: Các chains chạy song song với nhau thỏa mãn được các yêu cầu về việc mở rộng. Cũng như tăng khả năng tương tác giữa các Blockchain thông qua giải pháp IBC.
- Tăng tính bảo mật: Khi có sự xuất hiện của cơ chế Proof of Stake (PoS).
- Tendermint Core: Cung cấp các web-server, database, và thư viện cho các ứng dụng Blockchain giúp các lập trình viên không mất nhiều thời gian với các giao thức phức tạp.
Cosmos giải quyết những vấn đề gì?
Như đã được đề cập tại các danh mục nêu trên, sự hiện diện của Cosmos đóng vai trò khá tất yếu trong những trường hợp sau đây.
Liên kết và tương tác
Cosmos có khả năng tương tác giữa các ứng dụng và tiền điện tử khác nhau. Thông qua cơ chế tạo nên một hệ thống mạng mới mà bất kỳ cá nhân nào cũng đều có thể dễ dàng thiết lập nên các Blockchain ngay Cosmos Network cũng như dễ dàng chuyển Token qua lại mà không cần sự can thiệp của một bên thứ ba.
Khả năng mở rộng
Mở rộng quy mô luôn là một trong những vấn đề mà mọi Blockchain đều phải đối diện. Khác với Ethereum và Bitcoin chỉ hỗ trợ người dùng một số các giao dịch hàng ngày thì Cosmos lại có khả năng mở rộng quy mô vô thời hạn. Đây có lẽ là một trong những ưu điểm nổi trội nhất khi nhắc đến các nền tảng Cosmos này.
Giả sử, nếu tốc độ giao dịch của bạn đang bị gián đoạn trong một khu vực thì bạn chỉ cần thêm một khu vực khác vào Cosmos là đã có thể tối ưu hóa được vấn đề này.
Nâng cấp hệ thống
Hầu hết các Blockchain sẽ đều gặp phải các vấn đề nâng cấp khi các phiên bản mới được ra mắt. Tuy nhiên, quá trình này luôn gặp những khó khăn bất cập khi phải yêu cầu tất cả các trình xác nhận đều phải cùng nâng cấp lên phiên bản mới. Điều này có thể dẫn đến các sự kiện chia tách (hardfork).
Với Cosmos mọi hoạt động nâng cấp dường như không quá khó khăn mà khi đó bạn chỉ cần cắm một khu vực mới vào trung tâm và mời người dùng chuyển tiền của họ sang khu vực đó là được.
Thông tin về ATOM Coin
ATOM Coin là gì?
ATOM Coin là một Token chính thức được tạo nên từ hệ sinh thái Cosmos (được thiết lập ở Cosmos Hub). Đồng tiền ảo này sẽ được sử dụng cho các mục đích tương quan như:
- Thanh toán cho các giao dịch trong hệ thống mạng lưới Cosmos Hub.
- Validators stake ATOM Token được dùng để xử lý các giao dịch trong hệ thống.
- Trả thưởng cho các Vidators khi xử lý giao dịch cũng như trả thưởng cho các Delegators tương ứng khi vote cho các Validators.
- Vote cho các đề xuất tương lai của Cosmos.
- Nguồn thu từ Transaction Fees sẽ được trích một phần để đưa vào quỹ Treasury phân bổ cho các dự án tiềm năng.
Key Metrics
- Token Name: Cosmos Staking Token.
- Ticker: ATOM.
- Blockchain: Cosmos.
- Token Standard: Updating…
- Contract: Updating…
- Token Type: Utility, Governance.
- Total Supply: Không giới hạn
- Circulating Supply: 285,873,840 ATOM.
Token Allocation
- Public Fundraiser: 68%
- Seed: 10%
- Strategic: 10%
- Tendermint Team: 7%
- Interchain Foundation: 5%
Token Sale
Token Release Schedule
Roadmap & Updates
Trong năm 2022 vừa qua, dự án đã và đang giới thiệu đến cộng đồng nhiều tính năng mới như Interchain Security, Interchain Account, Liquid Staking. Năm 2022 là một trong những năm bùng nổ của Cosmos với hơn 200 Layer 1 được triển khai.
Giá ATOM Coin biến động như thế nào?
Theo đánh giá chung, giá ATOM Coin luôn có sự biến động thường xuyên qua các giai đoạn khác nhau cụ thể:
- Khi ATOM Coin chính thức được giao dịch trên thị trường vào ngày 14/3/2019 thì giá 1 ATOM giao động khoảng 6,4 USD, giá đóng cửa ngày hôm đó là khoảng 6,6 USD.
- Sau 1 tháng, giá ATOM giảm còn 4,4 USD.
- Sau 3 tháng giá ATOM chỉ còn 6,2 USD.
- Sau 1 năm giá ATOM lại có xu hướng tụt giảm chỉ đạt khoảng 2USD.
- Sau 2 năm, ATOM lại bùng nổ phát triển mạnh khi giá đạt ngưỡng 18USD.
- Năm 2021: giá của ATOM coin đã đạt đỉnh mới khi tháng 5/2021 thì tăng lên tới gần 30 USD, đến tháng 9 là 44 USD và kết thúc năm 2021 ở mức 32,47 USD.
- Năm 2022: giá ATOM giảm dần khi FED tăng lãi suất, vụ sập của Terra, nhiều quỹ đầu tư và công ty tiền điện tử phá sản.
- Năm 2023: giá ATOM Coin hiện đang giao động $ 7.80.
Nhìn chung, giá của Cosmos luôn có nhiều biến động mạng với những rủi ro lớn. Sự biến động này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giá Bitcoin trên thị trường chung. Không những thế, nếu giá Bitcoin tăng sẽ kéo theo những xu hướng tích cực cho ATOM Coin và ngược lại.
Cách kiếm và sở hữu ATOM Coin
Để có thể tìm kiếm và sở hữu các ATOM Coin, mọi nhà giao dịch có thể cân nhắc thực hiện theo những cách thức sau đây:
- Mua trực tiếp trên các sàn giao dịch: Binance, Huobi, OKEx, Bibox, Bittrex, …
- Trở thành Validators, Delegators để nhận ATOM Token Rewards.
Ví lưu trữ & sàn giao dịch ATOM Coin
Ví lưu trữ ATOM Coin
ATOM Coin là Token thuộc Cosmos nên anh em có thể lưu trữ chúng trên Coin98 Wallet theo các bước sau:
- Bước 1: Tại giao diện chính hãy chọn Receive (Nhận).
- Bước 2: Nhập ATOM vào ô tìm kiếm.
- Bước 3: Sao chép địa chỉ ví ATOM và gửi ATOM vào địa chỉ này.
Sàn giao dịch ATOM coin
Hiện nay, để giao dịch ATOM Coin bạn có thể giao dịch tại các sàn tập trung phổ biến sau đây:
- Binance
- Bibox
- OKEx
- Bittrex
- Huobi
- Kucoin,…
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác
Đứng sau dự án là Interchain Foundation – một quỹ phi lợi nhuận đến từ Thụy Sĩ. Với sự góp mặt của một số nhà đầu tư nổi tiếng như: Hashed, Pantera, Dragonfly Capital,…
Có nên đầu tư vào Cosmos hay không?
Cosmos là một dự án sáng tạo có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tương tác giữa các blockchain. Nền tảng này cho phép bất kỳ các giao thức giao tiếp được hoạt động một cách tối ưu hóa nhất. Trong tương lai chắc chắn Cosmos sẽ không ngừng phát triển và tạo nên nhiều Blockchain khác.
Tuy nhiên, dự án này vẫn sở hữu nhiều nhược điểm đi kèm khiến cho các nhà đầu tư còn băn khoăn trong việc lựa chọn Cosmos. Cụ thể như việc ATOM cố định sẽ bị khóa trong tối thiểu 3 tuần, việc staking được ủy quyền dẫn đến ATOM có thể bị sai trong khi validators thực hiện nhiệm vụ của họ hay có quá nhiều sự cạnh tranh đến từ hàng chục nghìn đồng tiền điện tử khác.
Không những thế Cosmos đôi khi sẽ chứa nhiều ứng dụng mà chưa chắc các nhà giao dịch có thể mua được ATOM. Tuy nhiên, một số nền tảng trên Cosmos chưa chắc đã được hưởng lợi từ giá ATOM vì thực tế thì ATOM không có nhiều công dụng.
Cosmos dường như có nhiều lợi thế về việc thiết lập nên sự tương tác giữa các Blochain. Tuy nhiên, nếu thị trường điện tử ổn định thì việc lựa chọn Cosmos đầu tư dài hạn là một kế hoạch khá tiềm năng.
Một số ứng dụng của Cosmos hiện nay
Cosmos có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cụ thể như sau:
- Open Finance (tài chính mở):Tạo nên một nền kinh tế phi tập trung giúp mọi người dùng của ứng dụng dễ dàng thực hiện các giao dịch trên các giao diện Token được liên kết.
- Gaming (trò chơi phi tập trung): Tạo nên những sản phẩm trò chơi hấp dẫn với hàng hóa kỹ thuật số có thể giao dịch trực tiếp trên ứng dụng.
- Healthcare (dịch vụ chăm sóc sức khỏe): Duy trì quyền kiểm soát dữ liệu sức khỏe cá nhân bằng hệ thống cấp phép.
- Prediction Markets (dự đoán thị trường): Sử dụng trí tuệ của đám đông để xây dựng một thị trường dự đoán toàn cầu.
- Real Estate (Môi giới bất động sản): Blockchains hoạt động như một văn phòng công chứng mà bạn có thể sử dụng để xác minh quyền sở hữu hoặc thu hồi tài sản.
- Cross-Border Payments (thanh toán xuyên biên giới): Bằng cách giảm ma sát và các khoản chi phí của các giao dịch cũng như các khoản thanh toán xuyên biên giới để thực hiện các công cuộc cách mạng hóa ngân hàng truyền thống.
- Connecting Chains (kết nối các chuỗi): Hoạt động như bộ định tuyến thanh toán giữa nhiều blockchain được liên kết nhằm tạo nên tính bảo mật và ngăn chặn các khoản phí giao dịch.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức chi tiết về hệ thống Cosmos Network trên thị trường tiền điện tử hiện nay.
Xem thêm