Ngành bán lẻ là một trong những ngành quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Vì vậy mà cổ phiếu bán lẻ cũng thuộc top các cổ phiếu được tin tưởng nhất trên thị trường chứng khoán. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài cổ phiếu bán lẻ được các nhà đầu tư tin tưởng và lựa chọn nhé!
Mục Lục
Các mã cổ phiếu bán lẻ đang được niêm yết
Hiện nay, có rất nhiều mã cổ phiếu bán lẻ đang được niêm yết trên thị trường như:
Mã cổ phiếu | Tên doanh nghiệp | Mặt hàng kinh doanh | Sàn niêm yết |
ABS | CTCP Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận | Vật tư nông nghiệp | HOSE |
AMD | CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone | VLXD, trang thiết bị | HOSE |
AST | CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco | Hàng hóa tổng hợp | HOSE |
BMF | CTCP Vật liệu Xây dựng và Chất đốt Đồng Nai | Trạm xăng | UPCoM |
BTT | CTCP Thương mại Dịch vụ Bến Thành | Hàng hóa tổng hợp | HOSE |
CCI | CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp Thương mại Củ Chi | Trạm xăng | HOSE |
CIA | CTCP Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh | Hàng hóa tổng hợp | HNX |
CMV | CTCP Thương nghiệp Cà Mau | Hàng hóa tổng hợp | HOSE |
COM | CTCP Vật tư Xăng Dầu | Trạm xăng | HOSE |
CTC | CTCP Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên | Thể thao, đồ cổ, sách | HNX |
CTF | CTCP City Auto | Bán lẻ xe hơi và phụ tùng | HOSE |
DGW | CTCP Thế Giới Số | Điện, điện tử | HOSE |
DVC | CTCP Thương mại Dịch vụ Tổng hợp Cảng Hải Phòng | Nội thất, đồ dùng gia đình | UPCoM |
FHS | CTCP Phát hành Sách Thành phố Hồ Chí Minh | Thể thao, đồ cổ, sách | UPCoM |
FRT | CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT | Điện tử gia đình | HOSE |
GCB | CTCP Petec Bình Định | Trạm xăng | UPCoM |
HAX | CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh | Bán lẻ xe hơi và phụ tùng | HOSE |
HFC | CTCP Xăng dầu HFC | Nội thất, đồ dùng gia đình | UPCoM |
HMG | CTCP Kim khí Hà Nội – VNSTEEL | VLXD, trang thiết bị | UPCoM |
HTC | CTCP Thương mại Hóc Môn | Trạm xăng | HNX |
LBC | CTCP Thương mại – Đầu tư Long Biên | Hàng hóa tổng hợp | UPCoM |
MWG | CTCP Đầu tư Thế giới Di động | Điện tử gia đình | HOSE |
NAV | CTCP Nam Việt | VLXD, trang thiết bị | HOSE |
NXT | CTCP Sản xuất và Cung ứng Vật liệu Xây dựng Kon Tum | VLXD, trang thiết bị | UPCoM |
PEQ | CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex | Nội thất, đồ dùng gia đình | UPCoM |
PIV | CTCP PIV | VLXD, trang thiết bị | UPCoM |
PNC | CTCP Văn hóa Phương Nam | Bán lẻ hàng hóa khác | HOSE |
PNG | CTCP Thương mại Phú Nhuận | Nội thất, đồ dùng gia đình | UPCoM |
PNJ | CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận | Vàng bạc, đá quý | HOSE |
PSD | CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí | Điện, điện tử | HNX |
PTH | CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây | Nội thất, đồ dùng gia đình | UPCoM |
SAS | CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất | Hàng hóa tổng hợp | UPCoM |
SFC | CTCP Nhiên liệu Sài Gòn | Trạm xăng | HOSE |
STH | CTCP Phát hành Sách Thái Nguyên | Bán lẻ hàng hóa khác | UPCoM |
SVC | CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn | Bán lẻ xe hơi và phụ tùng | HOSE |
SVN | CTCP Tập đoàn Vexilla Việt Nam | VLXD, trang thiết bị | HNX |
TAG | CTCP Thế Giới Số Trần Anh | Điện tử gia đình | UPCoM |
TLP | Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ – CTCP | Trạm xăng | UPCoM |
TMC | CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức | Trạm xăng | HNX |
TMX | CTCP VICEM Thương mại Xi măng | VLXD, trang thiết bị | HNX |
TSC | CTCP Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ | Vật tư nông nghiệp | HOSE |
VGC | Tổng Công ty Viglacera – CTCP | VLXD, trang thiết bị | HOSE |
VPG | CTCP Đầu tư Thương mại XNK Việt Phát | Kim loại, quặng sắt | HOSE |
VTJ | CTCP Thương mại và Đầu tư VI NA TA BA | Nội thất, đồ dùng gia đình | HNX |
- Thời điểm đầu tư mã cổ phiếu năng lượng tốt nhất
- Bảng xếp hạng mã cổ phiếu ngân hàng tiềm năng
- Kinh nghiệm chốt lời cổ phiếu quỹ
- Mã cổ phiếu thép an toàn cho nhà đầu tư mới
Có nên đầu tư vào cổ phiếu bán lẻ hay không?
Trước khi diễn ra dịch bệnh, cổ phiếu bán lẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi Covid – 19 với 4 lý do:
- Nhu cầu cho các sản phẩm không thiết yếu giảm.
- Lượt khách tới cửa hàng giảm.
- Các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa trong thời gian phong tỏa.
- Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.
Đến thời điểm hiện tại, sau khi đại dịch đã được kiểm soát, ngành bán lẻ ở Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng trong thời gian kinh tế toàn cầu được phục hồi, nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng lên. Nhờ vào đó, cổ phiếu bán lẻ sẽ được hưởng lợi trong tương lai vì:
Tăng trưởng GDP của Việt Nam đứng thứ hai của khu vực và được dự đoán sẽ tăng mạnh trong các năm sau. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng.
Chi tiêu hộ gia đình hồi phục sau đại dịch Covid. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, tốc độ tăng chi tiêu của hộ gia đình sẽ theo kịp, thậm chí vượt xa năm 2017, 2018.
Trong quá trình phát triển, cổ phiếu bán lẻ sẽ có sự phân hóa, thường tập trung nhiều vào các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp đang thực hiện M&A. Bởi thông thường, các thương vụ này sẽ có khả năng thu hút một nguồn vốn ngoại rất lớn.
Trong dài hạn, cổ phiếu bán lẻ tiềm năng là cổ phiếu của những doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử. Dù kênh bán lẻ truyền thống chiếm 74%, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 1%. Trong khi đó, kênh bán lẻ hiện đại (TMĐT) chiếm 26% thị phần nhưng đang tăng trưởng hai con số ở mức 11.8%/năm.
Tương lai của các mã cổ phiếu bán lẻ
Ba tháng đầu năm 2023
Trong 3 tháng đầu năm 2023, thị trường chứng khoán đã được chứng kiến những đợt tăng mạnh của các cổ phiếu bán lẻ đến từ các doanh nghiệp hàng đầu tư như FRT của FPT Retail, PET của Petrolimex, MWG của Thế giới di động,…
Các đợt sóng tăng của các cổ phiếu xuất hiện dồn dập và nối tiếp nhau. Thị trường đã ghi nhận cổ phiếu PET đã có chuỗi tăng liên tiếp 5 phiên giao dịch. Cổ phiếu MWG của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động đã có mức tăng 3,7% lên đến 138.900 VND/cổ phiếu và trở thành mã cổ phiếu có sự tác động tích cực nhất lên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, các mã cổ phiếu DGW của Digiworld, PSD của Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí cũng thi nhau tăng mạnh và lập trần, lần lượt là 138.900 VND/cổ phiếu và 44.200 VND/cổ phiếu.
Qua những con số nói trên có thể thấy, quý I/2023 là thời gian mà thị trường chứng khoán khá sôi nổi, nhất là các cổ phiếu bán lẻ. Theo nhận định của Chứng khoán KB Việt Nam (KBVS), “Tiếp đà tăng trưởng này, các doanh nghiệp đang tập trung mở rộng mạng lưới, kênh kinh doanh, phân phối giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận đa dạng mẫu mã sản phẩm, tăng tính trải nghiệm”.
Thời điểm hiện tại
Tuy 3 tháng đầu năm phát triển là vậy, cổ phiếu bán lẻ của Việt Nam trong những ngày đầu tháng 6 đã có dấu hiệu đi xuống. Cụ thể:
- Cổ phiếu PNJ của Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận giảm từ vùng 128.000 đồng/cp xuống 113.500 đồng/cp (-11,3%);
- Cổ phiếu MWG của Thế giới Di động giảm từ 154.000 đồng/cp xuống 61.000 đồng/cp (-60,3%);
- Cổ phiếu DWG giảm từ 139.000 đồng/cp xuống 55.000 đồng/cp (-60,4%).;
- Cổ phiếu FRT giảm từ 136.000 đồng/cp xuống 72.500 đồng/cp (-46,7%);
- Cổ phiếu PET của Dịch vụ tổng hợp dầu khí giảm từ 45.900 đồng/cp xuống 33.300 đồng/cp (-27,4%)…
Sự giảm giá của đợt này có thể là do sau khi tăng quá mạnh, nhóm cổ phiếu bán lẻ bị chịu áp lực phải chốt lời trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, chỉ số lạm phát ngày càng tăng cao dẫn đến nhu cầu tích trữ của người dân suy giảm, sức mua trở nên kém đi. Vì vậy, đà tăng trưởng của ngành bán lẻ bị chững lại và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
SSI Research khuyến nghị: “Lạm phát vẫn có thể tiếp tục gia tăng trong các quý tới, nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng đối với các cổ phiếu bán lẻ trong ngắn hạn”.
Trong 6 tháng cuối năm 2023, một số chuyên gia nhận định rằng, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp bán lẻ đang khá cao, trong khi lượng đặt hàng ít hơn so với nhu cầu, cho nên lợi nhuận của ngành này ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.
Ở góc nhìn khi sử dụng phân tích kỹ thuật, nhóm ngành bán lẻ đang trong xu hướng giảm giá, nhưng so với mức tăng trưởng mạnh mẽ thời gian qua thì quá trình phân phối mới chỉ bắt đầu diễn ra, giá giảm chưa nhiều và xu hướng sẽ còn tiếp tục. Một số mã cổ phiếu đã hình thành mẫu hình đảo chiều Vai – Đầu – Vai ở đỉnh, đây là tín hiệu cho xu hướng giảm trong những ngày tăng giá với khối lượng thấp.
Ở chiều hướng ngược lại, chuỗi ngày giảm điểm với khối lượng cao cho thấy sự phân phối vẫn đang còn tiếp diễn. Hiện, cổ phiếu đã cũng đã đánh mất các đường xu hướng như MA10, MA20 và trong xu hướng giảm, các mốc này chính là kháng cự của cổ phiếu và là điểm để nhà đầu tư “thoát hàng” trong những nhịp hồi phục.
Nhìn chung, không thể phủ nhận lạm phát sẽ gây nên những nhịp chững lại về mặt tăng trưởng của tiêu dùng nội địa, song ở góc độ tích cực, một số ý kiến vẫn cho rằng, kinh tế đang dần hồi phục, thu nhập người dân cao hơn, sẽ bù đắp lại ảnh hưởng này. Theo đó, các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu vẫn có thể đạt mức tăng trưởng dài hạn ổn định nhờ mở rộng thị phần.
Theo VNDirect, 6 tháng cuối năm, ngành bán lẻ sẽ hình thành 3 xu hướng. Đó là sự chuyển hướng sang bán lẻ hiện đại rõ ràng hơn sau đại dịch, giúp các chuỗi bách hóa hiện đại tăng trưởng mạnh hơn. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ lớn đang không ngừng mở rộng sang các thị trường bán lẻ như dược phẩm hoặc thị trường mẹ và bé. Và cuối cùng là sự phục hồi của các công ty kinh doanh bất động sản bán lẻ nhờ dịch vụ được hồi phục.
Các mã cổ phiếu bán lẻ tiềm năng hiện nay
MWG – Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động
Được biết đến là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam. MWG sở hữu các thương hiệu Điện Máy Xanh, Thế Giới Di Động và Bách Hóa Xanh, Nhà thuốc An Khang vô cùng nổi tiếng.
MWG đã giữ vững được vị thế nhà bán lẻ số 1 Việt Nam, là công ty có doanh số lớn nhất trong tổng giá trị thị trường bán lẻ hàng hóa trực tuyến tại Việt Nam. Đặc biệt, MWG còn sở hữu Bluetronics, cũng là nhà bán lẻ số 1 về điện thoại và điện máy tại Campuchia với hơn 30 cửa hàng.
Hiện tại, Thế giới di động đang tích cực duy trì doanh của mình và mở rộng quy mô cũng như thị trường hoạt động của mình. Do đó, MWG là một trong những mà cổ phiếu bán lẻ được nhiều nhà đầu tư tin tưởng và có tiềm năng phát triển tốt.
FRT – Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT
Là doanh nghiệp lớn thứ 2 trong ngành bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam (18% thị phần), chỉ sau MWG. Hiện tại, FRT sở hữu 2 chuỗi bán lẻ là FPT Shop và F.Studio – chủ yếu kinh doanh mặt hàng ICT, đặc biệt là F.Studio chỉ kinh doanh sản phẩm của Apple.
Ngoài ra, chuỗi nhà thuốc Long Châu cũng đem lại con số lợi nhuận đáng kể cho FPT. Mã FRT vẫn được nhiều chuyên gia đánh giá là một cổ phiếu bán lẻ tốt, tiềm năng và đáng đầu tư trên thị trường hiện nay.
PNJ – Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) là nhà bán lẻ trang sức số 1 Việt Nam. Sản phẩm chủ lực của PNJ bao gồm trang sức vàng, trang sức bạc, kim cương, vàng miếng và đồng hồ. Sở hữu hệ thống cửa hàng rộng khắp cùng số lượng khách hàng sỉ lên đến 3.000 khách hàng. Sản phẩm của PNJ đã được xuất khẩu tới 13 quốc gia và vùng lãnh thổ.
PNJ cũng được Plimsoll World xếp hạng ở vị trí 16 trong 500 công ty SXKD trang sức lớn nhất thế giới.
So với các đối thủ cùng ngành, PNJ đang có năng lực sản xuất cao gấp 8 lần, vì vậy, PNJ có thể được xem là một mã cổ phiếu bán lẻ tốt trên thị trường hiện nay.
DGW – Công ty Cổ phần Thế Giới Số
Digiworld (DGW) là nhà phân phối và cung cấp các Dịch vụ Thị trường hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Công nghệ (ICT). Trong đó, thị phần phân phối laptop và điện thoại mobile của DGW lần lượt là ~ 24% và ~ 8%.
DGW gây ấn tượng khi trở thành nhà phân phối máy in Ricoh – hãng cung cấp giải pháp in ấn hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra, DGW cũng là nhà phân phối chính thức lâu năm của Acer, Dell và Toshiba, Logitech, Belkin, Schneider Electric.
Với những thành tích trên, DGW được đánh giá là một trong những mã cổ phiếu bán lẻ mạnh và đáng để đầu tư trên thị trường.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về thị trường cổ phiếu bán lẻ, tiềm năng phát triển của thị trường này trong tương lai và các mã cổ phiếu bán lẻ đáng đầu tư nhất hiện nay. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!