Các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn để tìm ra những cơ hội mới trong nền kinh tế thị trường hiện tại. Họ có thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn bằng cách sử dụng các chiến lược kinh doanh thành công. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn và ưu tiên chiến lược đại dương xanh. Hãy cùng giavang.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây
Mục Lục
Tìm hiểu về chiến lược đại dương xanh
Đại dương xanh là gì?
Hiểu đơn giản, đại dương xanh là khoảng trống thị trường, có rất ít hoặc không có sự cạnh tranh trên thị trường. Được định nghĩa theo W.Chan Kim và Renee Mauborgne (tác giả của tác phẩm Chiến lược đại dương xanh).
- Chiến lược đại dương đỏ là gì? Sai lầm khi thực hiện
- Thu nhập thụ động là gì? Các bước xây dựng cơ bản nguồn thu nhập thụ động
- Kim Tứ Đồ là gì? Cách tự do tài chính bằng Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki
- Có ít tiền nên đầu tư gì? Cách đầu tư tiền thông minh với số vốn nhỏ
Chiến lược đại dương xanh là gì?
Khái niệm “chiến lược đại dương xanh” đề cập đến sự phát triển và tăng trưởng của một thị trường có ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp này phải xác định vị trí hoặc tìm kiếm một thị trường chưa có doanh nghiệp nào từng làm trước đó hoặc có sự cạnh tranh không đáng kể.
Điểm nổi bật của chiến lược đại dương xanh
Dưới đây là một số điểm nổi bật của chiến lược này:
- Mục tiêu của chiến lược là thu hút khách hàng mới: Trái ngược với các thị trường khác, nơi các công ty đặt trọng tâm vào việc giữ chân khách hàng hiện tại, thị trường đại dương xanh nhắm đến việc thu hút người tiêu dùng mới, kể cả những người chưa từng sử dụng sản phẩm trước đó.
- Xây dựng một thị trường không có sự cạnh tranh cung cấp dịch vụ: Các doanh nghiệp đại dương xanh hoạt động ở những thị trường có rất ít hoặc không có sự cạnh tranh. Giả sử có doanh nghiệp bắt đầu hoạt động theo hướng của bạn, họ khó có thể đuổi kịp nếu chiến lược của doanh nghiệp bạn đúng đắn.
- Nơi mà sự cạnh tranh không còn liên quan: Ở thị trường này, các đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước ý tưởng của doanh nghiệp bạn để biến nó thành câu chuyện thành công lần thứ hai, thứ ba,… Ý tưởng cốt lõi của chiến lược đại dương xanh chính là: Tạo ra giá trị cao ở mức chi phí tối thiểu.
- Tạo ra – nắm giữ nhu cầu mới: Bạn là người đưa ra những lợi ích khác biệt, thiết thực để thu hút những khách hàng chưa có ý định sử dụng mặt hàng của doanh nghiệp.
- Sự cân bằng của chi phí và giá trị bị phá vỡ: Bạn có thể đồng thời tạo ra giá trị lớn và đảm bảo chi phí thấp với chiến lược đại dương xanh. ổ chức phải nghiên cứu mọi ngóc ngách của quy trình, cắt giảm những chi phí không cần thiết. Bất cứ thứ gì không tạo ra hoặc cung cấp nhiều giá trị sẽ bị cắt hoặc vứt bỏ ngay lập tức.
Nguyên tắc xây dựng chiến lược đại dương xanh
Trước khi tham gia xây dựng chiến lược này, có 4 nguyên tắc cơ bản mà bạn cần nắm đó là:
- Tái cấu trúc thị trường: được thể hiện trong việc tạo ra giá trị của công ty, chú ý đến nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng, cung cấp hàng hóa và dịch vụ bổ sung. Phương pháp này nhằm mục đích sử dụng hàng hóa với nhiều hình thức, cấu hình, chức năng khác nhau nhưng có thể hoán đổi cho nhau, thay vì đánh giá sự thay thế toàn bộ của một mặt hàng cụ thể.
- Tập trung vào tầm nhìn tổng thể: Chủ doanh nghiệp có tầm nhìn bao quát và chuẩn bị hiệu quả để đối phó với các mối nguy hiểm. Các cơ sở bao gồm các cửa hàng và thương hiệu, phải tạo và thực hiện các kế hoạch và quy trình cải tiến dẫn đến sự đổi mới và gia tăng giá trị.
- Tăng trưởng nhu cầu hiện tại mạnh hơn: Để xây dựng nên một thị trường đại dương xanh hiệu quả, quản lý doanh nghiệp phải đánh giá đến phân khúc thị trường tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Không cần tập trung vào sự khác biệt giữa các đối tượng riêng biệt, chiến lược đại dương xanh sẽ xây dựng dựa trên điểm chung của khách hàng.
- Hiện thực hóa chiến lược – vượt qua trở ngại tổ chức: Để chiến lược đại dương xanh diễn ra thành công, tất cả thành viên của tổ chức đều phải tham gia với mục đích chung là tạo điều kiện để thực hiện kế hoạch. Dựa theo nguyên tắc này, nhà quản lý giải quyết được các vấn đề liên quan đến hành vi, thái độ của nhân viên.
Các công cụ xây dựng chiến lược đại dương xanh
Trong hoạt động kinh doanh của mình, các công ty nên áp dụng các công cụ dưới đây để xây dựng chiến lược đại dương xanh:
Sơ đồ chiến lược – strategic canvas
Các đường giá trị của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh được mô tả trong một hoặc nhiều hình ảnh ở sơ đồ này. Trong đó:
- Giá trị chính là lợi ích và mong đợi của khách hàng. Các doanh nghiệp đánh giá mức độ cao và thấp của giá trị khách hàng của họ trong mối quan hệ với các tiêu chuẩn cạnh tranh của ngành dựa trên sơ đồ.
- Doanh nghiệp biết được đối thủ và bản thân doanh nghiệp đang tập trung vào yếu tố cạnh tranh nào. Trường hợp 2 đường giá trị giống nhau – dấu hiệu cho thấy đã có doanh nghiệp đang tồn tại trong đại dương đỏ. 2 đường giá trị khác nhau là doanh nghiệp đã thành công tạo ra đại dương xanh.
Công cụ khung 4 hành động
Để đạt được các mục tiêu về sự khác biệt và chi phí thấp, công ty phải phác thảo lại đường giá trị kinh doanh sau khi xác định môi trường kinh doanh hiện tại bằng cách sử dụng sơ đồ chiến lược.
Cần tiến hành cần cắt giảm các yếu tố không thật sự quan trọng, tăng cường yếu tố mang lại giá trị cao cho khách hàng. Để làm được điều này phải trả lời được 4 câu hỏi:
- Yếu tố cần giảm xuống mức thấp hơn so với mức trong ngành là?
- Yếu tố nào từng là tất yếu nhưng giờ cần loại bỏ?
- Yếu tố nào nên/cần tăng lên cao hơn mức tiêu chuẩn trong ngành?
- Yếu tố nào chưa từng tồn tại trong ngành, nên được bổ sung?
Hai câu trên giúp cắt giảm chi phí hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nguồn lực dư ra ở hệ quả 2 yếu tố đầu được dùng cho các nhân tố khác quan trọng của 2 yếu tố cuối, mang lại hiệu quả và lợi ích lớn hơn cho khách hàng.
Mô hình mạng
Đây là công cụ hỗ trợ cho công cụ khung 4 hành động. Doanh nghiệp đã trả lời được 4 câu hỏi trên sẽ điền câu trả lời vào mô hình mạng gồm:
- Loại bỏ
- Cắt giảm
- Gia tăng
- Hình thành
Từ đó, doanh nghiệp xác định cụ thể cần làm gì để tạo ra một chiến lược đại dương xanh. 4 ô đều có tầm quan trọng như nhau, không nên chỉ tập trung vào 1 ô cụ thể nào cả.
Phân biệt chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ
Đại dương xanh | Đại dương đỏ |
Tập trung vào đối tượng khách hàng mới/bị bỏ qua (chưa từng sử dụng sản phẩm) | Tập trung vào khách hàng ở thời điểm hiện tại là chủ yếu |
Tại đây sự cạnh tranh không còn liên quan | Trong thị trường, tính cạnh tranh rất mạnh mẽ |
Tạo ra, nắm giữ nhu cầu mới | Khai thác các nhu cầu hiện có |
Làm sự cân bằng giữa giá trị và chi phí bị phá vỡ | Luôn cố gắng thực hiện cân bằng giữa chi phí và giá trị |
Liên kết toàn hệ thống công ty, theo đuổi chiến lược chi phí thấp và khác biệt hóa | Liên kết toàn hệ thống công ty, theo đuổi chiến lược chi phí thấp hoặc khác biệt hóa |
Ví dụ về chiến lược đại dương xanh của một số thương hiệu
Canon
Việc tạo ra ngành công nghiệp máy photocopy để bàn của Canon là minh chứng của chiến lược đại dương xanh. Nhà sản xuất máy copy truyền thống nhắm đến nhà quản lý bộ phận mua thiết bị văn phòng, đó là những người muốn mua máy kích thước lớn, bền, nhanh và cần bảo trì tối thiểu.
Thời điểm này, Canon đã tạo không gian thị trường mới là hướng tới những người thư ký. Bằng cách chuyển trọng tâm sang nhóm người mua bị bỏ qua, Canon đã mở khóa giá trị và tạo không gian thị trường không bị kiểm soát.
Lời kết
Bài viết trên đây đã chia sẻ về chiến lược đại dương xanh và cách sử dụng các công cụ để xây dựng chiến lược này. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ về thị trường ngách, từ đó đưa ra định hướng rõ ràng và tăng nhanh doanh thu hiệu quả nhất.