Một chỉ số kỹ thuật mà nhà đầu tư không nên bỏ qua khi bước vào thị trường chứng khoán là chỉ số Peg. Hiểu và vận dụng một cách tối đa chỉ số này gú nhà đầu tư và doanh nghiệp mang lại cho mình nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư trở nên vô cùng lúng túng khi đề cập đến chỉ số Peg? Vậy chỉ số Peg là gì? Làm sao để tính toán và ứng dụng công cụ tài chính này thật hiệu quả? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Chỉ số Peg là gì?
Chỉ số Peg hay còn được gọi là hệ số Peg, tỷ số Peg là công cụ tài chính dùng để đo lường sự chênh lệch giữa chỉ số P/E và tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G) của một loại cổ phiếu nào đó.
Trong chứng khoán, chỉ số Peg không phổ biến so với những số khác như chỉ số P/E hay P/B. song, đây là chỉ số quan trọng, giúp nhà đầu tư có thể đưa ra đánh giá và tìm kiếm các cổ phiếu đang bị định giá thấp. Thông thường, chỉ số Peg thường được nhà đầu tư dùng để định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó.
Hướng dẫn tính chỉ số Peg
Ta có công thức tính chỉ số Peg như sau:
PEG = PE/G
Trong đó:
- PE là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường và mức thu nhập của một cổ phiếu.
- G: Tốc độ tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu.
Ý nghĩa chỉ số Peg
PEG = 1 hay P/E = G
Khi Peg = 1 hay nói một cách khác, chỉ số P/E của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng (G) bằng nhau. Điều này nói lên rằng, giá cổ phiếu bằng giá trị thực. Tức việc đánh giá đúng những cổ phiếu mà mình đang tham gia của các nhà đầu tư đang đi theo chiều hướng đúng. Từ đây, nhà đầu tư có thể đưa ra những hành động hợp lý.
PE > G hay PEG > 1
Khi chỉ số Peg > 1, đồng nghĩa với một trong hai trường hợp sau:
- Cổ phiếu đấy đang được định giá quá cao hơn giá trí thực
- Hoặc tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu này đang được lúc này thị trường đặt hy vọng ở mức cao hơn mức tăng trưởng công bố.
Trong chứng khoán, những cổ phiếu có chỉ số Peg > 1 thường rơi vào những cổ phiếu tăng trưởng. Bởi, các nhà đầu tư sẵn lòng trả nhiều hơn cho một cổ phiếu được kỳ vọng là có tốc độ tăng trưởng nhanh. Song, rất có thể, nó là do thu nhập được dự báo thấp hơn trong khi giá cổ phiếu vẫn ổn định vì nhiều lý do khác.
PE < G hay PEG < 1
Trong trường hợp này, có nghĩa như sau:
- Cổ phiếu có thể đang bị định giá thấp hơn giá trị thực.
- Hoặc thị trường đang không kỳ vọng doanh nghiệp có thể đạt được việc tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp không được thị trường đặt quá nhiều kỳ vọng cũng như những dự báo mà công ty đưa ra.
Xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập dựa vào chỉ số PEG
Trên thực tế, việc xác định chỉ tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G) dựa vào chỉ số PEG luôn là vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Kỳ thực mà nói, đây là câu hỏi không đơn giản để trả lời và các chuyên gia vẫn nghiên cứu nó. Những cách tính toán hiện tại cũng chỉ là những con số phỏng đoán dựa trên logic mà thôi.
Có thể nói, không có cách nào giúp bạn tính ra được con số tuyệt đối, bởi tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS được tính theo kết quả dự phóng EPS. Thậm chí cả ban lãnh đạo của doanh nghiệp cũng không dám tự tin rằng có thể phỏng đoán chính xác được doanh nghiệp mình sẽ tăng trưởng bao nhiêu % trong 5 năm tới.
Nhìn chung, ta có 3 cách sau đây để xác định được tương đối về yếu tố “G” này:
Dựa vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hoặc EPS trong quá khứ
Nhà đầu tư có thể dựa vào vào lịch sử quá khứ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau khi thực hiện đủ nghĩa vụ tài chính, có thể qua một chu kỳ kinh tế 5-7 năm. Mục đích của việc này, là nhằm tránh những biến động trong ngắn hạn khiến lợi nhuận sau thuế hoặc EPS tăng/giảm đột biến.
Tốc độ tăng trưởng tương lai mới là yếu tố quyết định đến chỉ số PEG. Cho nên, ở đây nhà đầu tư có thể vận dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng bình quân (AAGR) hoặc kép (CAGR) và điều chỉnh sao cho mức dự phóng hợp lý trong tương lai.
Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể con số tăng trưởng dự phóng của trung bình ngành trên báo chí; và điều chỉnh lại hợp lý với vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp đang thực hiện đối soái và phân tích.
Dựa vào kế hoạch kinh doanh được doanh nghiệp công bố
Việc dựa vào kế hoạch của doanh hiệp công bố để xác định tốc độ tăng trưởng thu nhập có thể giúp lấy dự phóng tăng trưởng của ban lãnh đạo trong kế hoạch tương lai. Tuy nhiên, số liệu này có thể có hoặc không tùy vào công ty.
Nếu doanh nghiệp công bố kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu, ESOP,… nhà đầu tư có thể căn cứ dự phóng EPS. Trên thực tế, ban lãnh đạo công ty chỉ dự phóng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
Tuy nhiên, nhà đầu tư nên cân nhắc bởi số liệu họ dự phóng rất thiếu thực tế và thường có phần đẹp hơn so với khả năng công ty sẽ làm được. Thực chất, đây là một cách để tạo thêm kỳ vọng cho giá cổ phiếu trên thị trường. Chính vì vậy, chỉ số Peg có kết quả hợp lý; nhà đầu tư hãy điều chỉnh dự phóng lợi nhuận sau thuế sao cho phù hợp với tình hình thực tế và quá khứ của doanh nghiệp.
Tham khảo báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán
Các nhà đầu tư không có quá nhiều kinh nghiệm nên khảo báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán (CTCK) là một cách hay để có cái nhìn chuyên sâu về doanh nghiệp.
Các CTCK sẽ dựa vào kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp công bố. Và sẽ tiến hành phân tích những yếu tố sau:
- Mức độ khả thi của các dự án được doanh nghiệp đang hoặc sẽ đầu tư trong tương lai
- Các yếu tố tài chính như thế nào?
- Lợi thế cạnh tranh và rủi ro của doanh nghiệp
- Môi trường kinh doanh, kinh tế vĩ mô; chu kỳ kinh doanh, cơ chế của nhà nước tác động gì đến doanh nghiệp
Dựa vào các yếu tố này, nhà đầu tư có thể tự phân tích được. Mặc dù vậy, năng lực của từng cá nhân trong việc phân tích có hạn, do đó nên tham khảo các công ty chứng khoán có cả một đội ngũ để làm việc này.
Kết hợp các yếu tố sau khi đã phân tích, so với con số doanh nghiệp công bố, chứng khoán tài chính sẽ điều chỉnh giảm mức dự phóng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (hoặc EPS). Một số chứng khoán chứng khoán còn đưa ra chỉ số PEG để bạn tham khảo.
Bởi nếu các công ty chứng khoán muốn (hoặc doanh nghiệp muốn) thì vỏn vẹn với một vài thay đổi trong nhận định và phân tích; họ có thể đổi trắng thay đen, chuyển những dự phóng tiêu cực thành tích cực một cách dễ dàng.
Đây chỉ là nhắc nhở cho bạn chứ không hề có ý là tất cả báo cáo phân tích của CTCK là vô dụng. Bạn cần biết chọn lọc dữ liệu, kiến thức để trở thành nhà đầu tư sáng suốt; thay vì chỉ đơn thuần đi kiếm tìm khuyến nghị/giá mục tiêu/số liệu dự phóng của CTCK.
Chỉ số Peg bao nhiêu là tốt?
Thông thường những mức chỉ số Peg được xem là tốt như sau:
- Chỉ số PEG được xem là hợp lý khi PEG = 1, tức là P/E = G. Tức giá cổ phiếu trên thị trường đang phản ánh đúng giá trị thực của nó.
- Khi PEG < 1, giá cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thực tế của nó, lúc này là thời điểm thích hợp nên mua vào để có thể thu lợi nhuận về sau khi giá lên cao. Ngược lại, PEG nhỏ hơn 1 thì chỉ số này càng thấp càng có lợi cho nhà đầu tư.
Làm gì khi chỉ số Peg âm
Khi PEG âm do chỉ số P/E âm
Giá trị P/E âm không có ý nghĩa về mặt định giá hoặc về mặt kinh tế. Bởi trên thực tế, không có nhà đầu tư nào bỏ ra một số tiền âm để mua cổ phiếu của một doanh nghiệp cả. Đồng thời, cũng không ai lại trả tiền rồi lại trao doanh nghiệp của mình cho người khác.
Khi PEG âm do G âm
Khi mà G âm là biểu hiện mức độ tăng trưởng trong tương lai thấp hơn ở hiện tại và quá khứ. Tốt nhất nhà đầu không nên vội vàng đưa ra quyết định khi chỉ mới dự đoán giá trị G trong ngắn hạn mà nên xem xét nó trong dài hạn, từ 3 đến 5 năm, thậm chí là 10 năm. Bên cạnh đó, cũng nên xem xét G âm nhẹ hay âm nhiều cũng như lý do khiến giá trị G âm rồi hãy đưa ra kết luận.
Một số nguyên nhân dẫn đến mức độ tăng trưởng âm:
- Doanh nghiệp gặp phải những khó khăn nào đó hoặc biến động của nền kinh tế vi mô, vĩ mô…
- Doanh nghiệp mới thành lập, tình hình kinh doanh chưa ổn định
- Do sự thay đổi của ngành như chuyển từ hình thức kinh doanh truyền thống sang hiện đại, áp dụng công nghệ…
- Do những vấn đề xảy ra trong nội tại công ty.
- Do đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp
Do đó, khi nhận thấy giá trị G âm, nhà đầu tư có thể sử dụng thêm những công cụ khác để định giá đúng về cổ phiếu.
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số Peg
Sau đây, là một số lưu ý khi sử dụng chỉ số Peg:
- Khi sử dụng chỉ số Peg, nhà đầu tư nên kết hợp thêm với các chỉ số tài chính khác. Việc này giúp nhà đầu tư không có được cái nhìn bao quát nhất về công ty và triển vọng đầu tư của mình.
- Chỉ số Peg được tính toán dựa trên dự đoán về tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu mà tốc độ tăng trưởng thì chỉ có thể ước lượng một cách tương đối hoặc một số cổ phiếu không thể tính toán được tốc độ tăng trưởng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Khi xem xét về tốc độ tăng trưởng, nhà đầu tư nên cẩn thận với những cổ phiếu có chỉ số G quá cao.
- Không nên đầu tư vào những cổ phiếu có chỉ số peg cao bởi rủi ro của nó cũng vô cùng lớn.
- Khi xét về mức độ tăng trưởng của cổ phiếu dùng để tính toán chỉ số Peg, bạn nên phân tích trong dài hạn, khoảng từ 3 cho đến 5 năm.
Kết luận
Nói tóm lại, chỉ số Peg là một trong những chỉ số quan trọng giúp ích cho nhà đầu tư trong quá trình tham gia cổ phiếu. Tuy nhiên, khi áp dụng nhà đầu tư nên kết hợp với nhiều chỉ số khác để đạt hiệu quả tối đa. Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về chỉ chỉ Peg. Chúc các nhà nhà đầu tư một ngày giao dịch thành công.