Nhờ vào việc có thể giúp nhà đầu tư đưa ra đánh giá cụ thể về mối hệ giữa giá thị trường cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu, chỉ số Pe luôn được giới đầu tư chứng khoán yêu thích. Vậy chỉ số Pe là gì? Làm sao để tính chỉ số Pe chính xác? Chỉ số này có những ưu và nhược điểm nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Chỉ số Pe là gì?
Chỉ số Pe còn có tên gọi bằng tiếng Anh là Price to Earning to ratio, đây là chỉ số quan trọng trong thị trường chứng khoán nhằm đánh giá mối quan hệ thị trường của cổ phiếu (Price) và lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu (EPS). Dựa vào chỉ số Pe, nhà đầu tư có thể ước tính điểm hòa vốn trong bao nhiêu năm để lấy lại vốn.
Ý nghĩa chỉ số Pe
Một trong những ý nghĩa quan trọng của chỉ số Pe chính ở chỗ giúp nhà đầu tư có thể biết được mức giá mà mình chi một trả cho một đồng lợi nhuận mà một loại cổ phiếu sinh ra. Nói một cách dễ hiểu, chỉ số Pe sẽ cung cấp thông tin về khoản tiền mà nhà đầu tư phải bỏ ra là bao nhiêu để mua về cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa theo thu nhập nhận được từ cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số Pe
Ưu điểm
- Công thức tính đơn giản: Việc tính toán chỉ số Pe vô cùng đơn giản, nhà đầu tư có thể dựa vào công thức là có thể xác định được ngay cả khi không có chuyên môn cao về kế toán. Do đó đây còn là chỉ số thích hợp cho các nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
- Tính hiệu quả cao: Chỉ số Pe được đánh giá là à một chỉ số tuyệt vời trong việc định giá doanh nghiệp một cách cơ bản. Bởi, chỉ số này không chỉ phản ánh được kết quả hoạt động của doanh nghiệp, mà còn thể hiện được tâm lý của thị trường dựa trên giá thị trường của cổ phiếu.
- Thước đo tâm lý thị trường hiệu quả: Bên cạnh dùng để định giá doanh nghiệp, chỉ số Pe còn được sử dụng để nắm bắt tâm lý của toàn thị trường bởi chỉ số VN-Index được lấy dựa theo tỷ trọng của các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch.
Nhược điểm
- Không phân tích được khi Pe biểu thị giá trị âm: Trong trường hợp chỉ số Pe cho kết quả âm, chỉ số này sẽ không thể sử dụng để phân tích chứng khoán được do doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.
- Dễ bị thao túng: Ngày nay, có nhiều doanh nghiệp sử dụng các nghiệp vụ kế toán để điều chỉnh lại lợi nhuận của mình tăng lên hoặc giảm đi một cách đột biến nhằm phục vụ lợi ích riêng. Do đó, sẽ rất thiếu sót nếu như nhà đầu tư chưa đánh giá mức độ bền vững của lợi nhuận doanh nghiệp mà đã sử dụng để xác định chỉ số P/E thông qua EPS.
Hướng dẫn tính chỉ số Pe
Chỉ số Pe sẽ được xác định bằng công thức sau:
P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
Trong đó:
- Price là giá thị trường của cổ phiếu.
- EPS là thu nhập (lợi nhuận ròng) của một cổ phiếu. EPS thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp phân bổ cho mỗi cổ phần đang lưu hành trên thị trường. Trong kinh doanh, EPS sẽ được xác định dựa trên công thức: EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành. Đồng thời, để tăng độ chính xác cao, nhà đầu tư nên sử dụng Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ hoặc dùng số cổ phiếu lưu hành vào thời điểm cuối kỳ.
Hệ số Pe bao nhiêu là tốt?
Chỉ số P/E thấp
- Khi chỉ số Pe thấp, chỉ số Eps tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Đây là một trường hợp, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua vào chứng khoán bởi có thể đánh giá rằng cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn so với giá trị của nó. Chính vì vậy, khả năng sinh lợi rất cao.
- Chỉ số Pe thấp còn bắt nguồn từ việc doanh nghiệp thu được một khoản lợi nhuận bất thường (ví dụ như từ việc bán công ty con, thanh lý tài sản,…). Tuy nhiên, những khoản lợi này không ổn định và bền vững, bởi chúng không được tạo ra từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp cũng như không có sự lặp lại trong tương lai.
- Và lý do phổ biến thứ ba có thể khiến chỉ số Pe thấp đó là từ phía các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp. Khi họ không thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp thì sẽ có xu hướng bán ra cổ phiếu để chốt lời, dẫn đến giá cổ phiếu giảm xuống và chỉ số Pe cũng theo đó mà thấp đi. Trong trường hợp này, có thể chỉ số P/E sẽ duy trì ở mức thấp trong một khoảng thời gian, tuy nhiên cổ phiếu của doanh nghiệp có lẽ không thể cho là rẻ được vì doanh nghiệp này không có triển vọng phát triển trong thời gian tới.
Chỉ số P/E cao
- Khi chỉ số Pe cao nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng lợi nhuận từ cổ phiếu đó trong tương lai. Thông thường, những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ sẽ bỏ ra một số tiền làm “premium” dành cho cổ phiếu của những doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường. Đây là nguyên nhân vì sao Pe của những doanh nghiệp đó rất cao.
- Song chỉ số Pe cao cũng có thể biểu hiệu của sự kinh doanh không hiệu quả, cụ thể về điều này thì các chỉ số tài chính sẽ phân tích được rõ ràng nhất. Việc kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến EPS của doanh nghiệp thấp, thậm chí là bằng 0, từ đó gây ra kết quả chỉ số P/E cao khiến nhà đầu tư dễ nhầm lẫn.
Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?
Từ các ý trên, ta thấy rằng rất khó để xác định chỉ số Pe bao nhiêu là tốt. Trên thực tế, chỉ số P/E cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa gì cả nếu nó đứng một mình. Do đó, doanh nghiệp nên kết hợp để so sánh chỉ số Pe doanh nghiệp với chỉ số Pe toàn ngành để mang lại kết quả chuẩn xác.
Mối quan hệ giữa chỉ số Eps và chỉ số Pe
Xét về mối quan hệ giữa chỉ số Eps và chỉ số P/E, ta có công thức sau:
P/E = P/EPS
Trong đó:
- P: Giá của thị trường (Market Price)
- EPS: Khoản lợi nhuận sau thuế của mỗi một cổ phiếu
- P/E: Tỉ lệ phản ánh hệ số giá trên thu nhập.
Trong công thức tính chỉ số P/E, hệ số (E) hay EPS đóng vai trò là một biến số để tính giá trị của một cổ phiếu. Việc xác định được chỉ số chỉ số P/E sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định có nên tham gia vào dự án đó hay không hay bỏ tiền vào một loại cổ phiếu đó hay không.
Dựa vào chỉ số P/E, nhà đầu tư có thể nắm bắt được cùng một loại cổ phiếu thì giá của thị trường của nó cao hơn khoản lợi nhuận thu về bao nhiêu lần.
Chỉ số Pe có thể được sử dụng như thế nào
- P/E giúp lựa chọn được cổ phiếu có xu hướng tăng tăng trưởng hoặc mang đến lợi nhuận trong tương lai: Chỉ số Pe cao cho thấy doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh không tốt, do Eps tăng kéo theo Pe giảm. Còn chỉ số Pe thấp, tức Eps đang ở mức cao, nhà đầu tư có thể quyết định tham gia cổ phiếu hay không. Song Pe thấp cũng có thể xuất phát từ những khoản thu thất thường, khoản lợi nhuận này chỉ ở tại một thời điểm và sẽ không lặp lại trong tương lai chính điều này đã đẩy giá EPS lên cao đột xuất khiến P/E thấp. Trong trường hợp nhà đầu tư cảm nhận Pe không hiệu quả, nhà đầu tư có thể quyết định bán số cổ phần mình sở hữu để chốt lời. Pe cao hay thấp chỉ là mức tạm thời ở tại một thời điểm nhất định và chỉ có giá trị tham khảo hơn là dựa vào đó để mua bán.
- Pe giúp lựa chọn cổ phiếu có tính thanh khoản tốt: Giá trị Pe của chúng cao hơn so với các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn, bởi các cổ phiếu có độ ổn định cao thường không mang lại mức tăng đột biến. Có thể chọn cổ phiếu có Pe cao nhưng cũng có tính thanh khoản tốt.
Kết luận
Nói tóm lại, chỉ số Pe là chỉ số quan trọng trong thị trường chứng khoán. Chỉ số pe cao hay thấp không quan trọng, mà quan trọng nhà đầu tư cần phải biết kết hợp so sánh và đưa ra phán đoán chuẩn xác. Với bài trên, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về chỉ số Pe. Chúc các bạn giao dịch thành công.