Chỉ số IRR là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Vậy chỉ số IRR là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số này như thế nào. Hãy cùng giavang.com tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Chỉ số IRR là gì?
Chỉ số IRR (trong tiếng Anh là Internal Rate of Return) có nghĩa là tỷ suất hoàn vốn nội bộ hay tỷ suất lợi nhuận. Chỉ số này được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính nhằm ước tính khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Chỉ số IRR là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV (giá trị hiện tại ròng) của tất cả các dòng tiền bằng 0 trong phân tích dòng tiền chiết khấu.
Thường thì IRR sẽ được sử dụng trong vấn đề hoàn vốn nội bộ, và sẽ được tính toán không phụ thuộc vào một số yếu tố như chi phí vốn, lạm phát.
Ví dụ: Một khoản đầu tư có chỉ số IRR 10% đồng nghĩa với việc khoản đầu tư này sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận hàng năm 10% trong suốt vòng đời của nó.
Lưu ý: chỉ số IRR được tính toán nội bộ và sẽ không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài.
Tài khoản thấu chi là gì? Tài khoản thấu chi có chuyển khoản được không?
Công thức tính chỉ số IRR và ví dụ
Công thức tính IRR
IRR sẽ được tính dựa trên công thức tính NPV. Như đã đề cập ở phía trên, IRR được tính bằng cách cân bằng tổng giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai, sau đó trừ đi khoản đầu tư ban đầu và kết quả sẽ phải bằng 0. Do đó, công thức tính IRR sẽ như sau:
Trong đó:
- Co là Tổng chi phí đầu tư ban đầu (năm 0)
- Ct là Dòng tiền thuần tại thời điểm t (t chỉ là chỉ số biểu thị chung, thể hiện thời gian thực hiện dự án, nó sẽ được biểu thị theo từng năm: t=1, t=2. t=3,…)
- IRR là Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
- t là thời gian thực hiện dự án
- NPV là Giá trị hiện tại ròng
Nếu tỷ suất hoàn vốn nội bộ càng cao, thì khoản đầu tư sẽ càng được mong muốn thực hiện. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ có thể được sử dụng để xếp hạng nhiều khoản đầu tư hoặc dự án tiềm năng trên cơ sở tương đối đồng đều. Tóm lại khi so sánh các lựa chọn đầu tư thì khoản đầu tư nào có IRR cao nhất sẽ được coi là tốt nhất.
Lưu ý: Do bản chất của công thức nên IRR sẽ không dễ dàng để tính toán phân tích. Nhà đầu tư chỉ có thể thông qua phép thử và sai để tính bằng tay. Tức là tìm ra chỉ số IRR nào sẽ khiến giá trị hiện tại ròng (NPV) của một dự án là 0 đồng?
Ngoài ra thì nhà đầu tư có thể tính bằng cách sử dụng phần mềm được lập trình để tính IRR (tính bằng Excel)
Ví dụ
Nếu một khoản đầu tư có thể được đưa ra bởi trình tự của dòng tiền:
Năm đầu tư | Dòng tiền |
0 | -4000 |
1 | 1200 |
2 | 1410 |
3 | 1875 |
4 | 1050 |
Vậy IRR sẽ được tính theo công thức sau:
Kết luận trường hợp này, IRR sẽ là là 14,3%.
Ý nghĩa chỉ số IRR là gì?
Nhờ vào việc sử dụng IRR mà các nhà đầu tư có thể biết được những dự án tiềm năng cũng như khả năng sinh lời của dự án đó.
- IRR càng cao đồng nghĩa với khoản đầu tư càng có khả năng sinh lời cao. Dự án này sẽ là dự án mà nhà đầu tư nên tham gia.
- Để tính được chỉ số IRR cần phải căn cứ vào phép thử và sai số cho nên không thể tính toán nhanh chóng ngay lập tức. Các nhà đầu tư cần phải tính toán sao cho giá trị IRR Đạt khi NPV bằng 0. Tức là nhà đầu tư cần phải xác định được IRR tại thời điểm giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0.
- Nếu IRR có giá trị thấp thì khả năng sinh lời của dự án đó không cao, và khả năng thu hồi vốn cũng không khả quan, lời khuyên là nhà đầu tư không nên đầu tư vào dự án.
Những ưu và nhược điểm của chỉ số IRR
Có thể thấy IRR là một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư để phân tích khả năng đầu tư của một dự án. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì chỉ số này cũng có những mặt hạn chế nhất định. Cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của chỉ số này nhé!
Ưu điểm của tỷ suất hoàn vốn nội bộ
Một số ưu điểm của tỷ suất hoàn vốn nội bộ:
Chỉ số IRR có khả năng độc lập với tiền vốn
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ độc lập với tiền vốn và được quy ra đơn vị phần trăm nên nhà đầu tư có thể nhìn nhận nhanh chóng và đánh giá ngay lập tức, cũng không cần phải quy đổi về đơn vị tính khác.
Sử dụng IRR có thể dễ dàng so sánh và đánh giá
Đối với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường cũng có thể dễ dàng đánh giá được dự án nhờ vào IRR. Dựa vào việc tính toán IRR của nhiều dự án thì nhà đầu tư sẽ so sánh được các dự án.
Dễ dàng xác định được dự án có tiềm năng hay không
Dựa vào IRR nhà đầu tư có thể xác định được dự án có tiềm năng hay không? Bởi vì IRR là tỷ lệ thu hồi vốn, nếu tỷ lệ thu hồi vốn không cao thì khả năng đầu tư dự án sẽ giảm. Nhà đầu tư nên lựa chọn những dự án có IRR cao.
Nhược điểm của tỷ suất hoàn vốn nội bộ
Mặc dù tỷ suất hoàn vốn nội bộ có nhiều ưu điểm nhưng khả năng tính toán ra IRR chỉ có thể đo lường tương đối. Và sẽ không thể đo lường một cách chính xác cho khoản đầu tư bỏ ra hoặc khoản tiền lời thu về. Do đó nó có thể khiến cho quyết định của nhà đầu tư bị ảnh hưởng, họ sẽ có thể bỏ lỡ những dự án kinh doanh tốt.
Và IRR cũng không thể hiện được sự chính xác khi tính toán với những dự án có thời hạn dài. Đồng thời chỉ số này cũng không mang đến hiệu quả cao đối với những dự án có thời hạn quá ngắn, có dòng tiền bất ổn, tỷ lệ chiết khấu không ổn định, hoặc có sự tăng giảm âm dương liên tục.
Mối quan hệ giữa IRR và NPV
Điểm chung của chỉ số NPV và IRR
Cả hai chỉ số NPV và IRR đều được dùng để tính toán mức độ khả thi, tiềm năng của dự án. Từ đó giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra sự lựa chọn tham gia vào dự án hay không?
Điểm khác biệt giữa chỉ số NPV và IRR
Khi dùng chỉ số NPV, nhà đầu tư có thể nắm bắt được tính khả thi của dòng tiền, còn khi dùng chỉ số IRR nhà đầu tư sẽ nắm bắt được tính khả thi của dự án về mặt hồi vốn.
Và trên thực tế, chỉ số IRR sẽ được sử dụng nhiều hơn NPV bởi vì IRR có giá trị trực quan. IRR không phụ thuộc vào yếu tố nguồn vốn nên các nhà đầu tư sẽ dễ dàng tính toán nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp IRR thể hiện phân tích không đúng đối với dự án. Thì nhà đầu tư sẽ phải thực hiện phương thức thay thế thông qua NPV. Từ đó, nhà đầu tư có thể nhìn ra được dự án nào tiềm năng thông qua việc kết hợp cả hai chỉ số NPV và IRR.
Kết luận
Bài viết chia sẻ về chỉ số IRR, cách tính cũng như ý nghĩa của chỉ số này trong đầu tư tài chính. Hy vọng bài viết trên đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Saving Account là gì? Các đặc điểm nổi bật của tài khoản tiết kiệm
Giải ngân là gì? Quy trình giải ngân khi vay vốn mà bạn không nên bỏ lỡ
Checking Account là gì? Những đặc điểm khác biệt so với Saving Account