Chỉ số EV/EBITDA là một chỉ số tài chính được dùng để định giá doanh nghiệp cũng như phân tích hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn khá lạ lẫm đối với một vài nhà đầu tư. Vậy chỉ số EV/EBITDA là gì? Cách tính EV/EBITDA ra sao? Làm như thế nào để định giá cổ phiếu bằng EV/EBITDA? Tất tần tật mọi thắc mắc sẽ được Giavang.com giải đáp trong bài viết sau đây!
Mục Lục
Chỉ số EV/EBITDA là gì?
Trong lĩnh vực chứng khoán, EV/EBITDA được xem là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp. Bằng cách là nó sẽ so sánh tổng giá trị doanh nghiệp (EV) với lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA).
Dựa vào chỉ số EV/EBITDA, các nhà đầu tư chứng khoán từ đây sẽ không còn cần phải phụ thuộc vào giá cổ phiếu hiện có, hay là tình hình tài chính thực tế mà vẫn có thể định giá được chính xác giá trị thực của một doanh nghiệp bất kỳ.
- Chỉ số P/S là gì? P/S bao nhiêu là tốt? Cách sử dụng chỉ số P/S hiệu quả
- Chỉ số Peg trong chứng khoán là gì? Sử dụng chỉ số Peg ra sao cho hiệu quả?
- Chỉ số ROE là gì? Hướng dẫn xác định chỉ số ROE chuẩn xác
Các bộ phận cấu thành chỉ số EV/EBITDA
Chỉ số EV/EBITDA được cấu thành bởi 2 yếu tố, đó là: EV (ở tử số) và EBITDA (ở mẫu số). Vậy chỉ số EV là gì? EBITDA là gì? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết nhé.
Chỉ số EV
EV (viết tắt của Enterprise Value) được gọi là Giá trị doanh nghiệp. Đây là chỉ số được ứng dụng khá rộng rãi trong việc đánh giá giá trị của một doanh nghiệp và thay thế cho vốn hóa trên thị trường cổ phiếu. Nhờ vào chỉ số EV, các nhà đầu tư chứng khoán sẽ có được một cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp khi đã bao gồm cả khoản vốn của chủ sở hữu lẫn vốn vay của doanh nghiệp.
Chỉ số EV được xác định bằng công thức sau:
EV = Tổng nợ + Vốn hóa thị trường – Tiền và các khoản tương đương tiền
Trong đó:
- Vốn hóa = Giá cổ phiếu hiện tại của doanh nghiệp x Số lượng cổ phiếu đang được lưu hành
- Tổng nợ là các khoản nợ mà doanh nghiệp cần trả có lãi bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn.
Chỉ số EBITDA
EBITDA (viết tắt của Earning Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization) được hiểu là lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao.
Chỉ số tài chính này sẽ cho bạn biết về số tiền lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bất kỳ trước khi bị trừ đi các chi phí về thuế thu nhập, lãi từ khoản vay và khấu hao. Qua đó, giúp các nhà đầu tư chứng khoán tập trung hơn vào việc đánh giá lợi nhuận thực và hiệu suất kinh doanh của công ty để đưa ra được những quyết định sáng suốt.
Chỉ số EBITDA được xác định bằng công thức như sau:
EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay + Tổng khấu hao
Ý nghĩa của chỉ số EV/EBITDA
Chỉ số EV/EBITDA là một công cụ hữu ích hỗ trợ các nhà đầu tư chứng khoán có được một cái nhìn tổng thể nhất về khả năng thanh toán thu hồi vốn đầu tư, hiệu quả từ hoạt động kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp.
Đặc biệt, EV/EBITDA không bị ảnh hưởng hưởng bởi các yếu tố khách quan như chênh lệch cấu trúc tài chính, chính sách thuế, lãi suất của từng quốc gia tác động lên. Chính vì như vậy, toàn bộ các số liệu mà chỉ số này cung cấp thường có độ tin cậy rất cao.
Hơn nữa, chỉ số EV/EBITDA còn được ví như là một thước đo hiệu quả giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra nhận định về tính hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, những con số này thường sẽ luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các thông tin khác chứ không đứng độc lập.
Do đó, các nhà đầu tư sẽ cần phải xem xét và đối chiếu thêm với một vài chỉ số tài chính khác như P/E, P/B hay ROA để có thể thuận tiện hơn trong việc đưa ra quyết định đầu tư.
Cách tính chỉ số EV/EBITDA
Chỉ số EV/EBITDA sẽ được tính dựa trên công thức sau:
EV/EBITDA = Giá trị doanh nghiệp (EV) / Lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và khấu trừ (EBITDA)
Ví dụ thực tế:
Công ty ABC có giá trị doanh nghiệp (EV) là 100 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và khấu trừ (EBITDA) là 20 tỷ đồng. Như vậy, chỉ số EV/EBITDA của công ty ABC được tính như sau:
EV/EBITDA= 100 tỷ đồng/ 20 tỷ đồng = 5
Chỉ số EV/EBITDA bao nhiêu là tốt?
Thông thường, một EV/EBITDA được cho là “tốt” sẽ nằm ở mức dưới 10. Tuy nhiên, cần lưu ý một vài điều quan trọng như sau:
- Việc so sánh giữa 2 công ty trong cùng một ngành sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn khách quan và chính xác nhất, tránh việc bạn đánh giá một cách máy móc.
- Khi chỉ số EV/EBITDA cao, điều này có thể là do công ty được định giá quá cao. Hoặc là cũng có thể do hoạt động kinh doanh có chất lượng tốt, tăng trưởng ổn định.
- Khi EV/EBITDA thấp, có thể là do công ty được định giá thấp hoặc cũng có thể có chất lượng kém, rủi ro cao.
- Trong trường hợp các yếu tố khác tương đương nhau, lúc này nếu chỉ số EV/EBITDA càng thấp sẽ càng tốt, đặc biệt khi được phân tích song song với các yếu tố định giá khác.
Định giá cổ phiếu bằng chỉ số EV/EBITDA như thế nào?
Trong việc định giá cổ phiếu, cách phổ biến nhất để sử dụng chỉ số EV/EBITDA này là đặt chúng vào trong quan điểm giữa các doanh nghiệp trong ngành. Trường hợp EV/EBITDA ở mức quá thấp hoặc so với mức trung bình của ngành hoặc các cổ phiếu khác, điều này chứng tỏ một điều rằng loại cổ phiếu đó đang bị định giá thấp.
Và khi chỉ số này ngày càng thấp, đây là tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang bị định giá thấp hơn so với các công ty đối thủ. Đây chính là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư mua vào.
Mặt khác, chỉ số EV/EBITDA có một điểm trừ là chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố dòng tiền hoặc chênh lệch lãi suất. Hơn nữa, trên các bản báo cáo tài chính thì chất lượng lợi nhuận chưa chắc đã phản ánh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh. Điều này dẫn đến sự thiếu tính chính xác tuyệt đối trong kết quả kinh doanh của chỉ số EV/EBITDA.
Vì thế, để có cái nhìn tổng thể và toàn diện về công ty và cổ phiếu, các nhà đầu tư nên kết hợp thêm với phương pháp định giá hoặc là các phương pháp phân tích, dự báo khác.
Bên trên là toàn bộ thông tin về chỉ số EV/EBITDA mà Giavang.com đã tìm hiểu và muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng những chia sẻ vừa rồi đã mang lại cho các bạn các kiến thức hữu ích để có thể áp dụng hiệu quả vào trong quá trình đầu tư của mình. Đừng quên đón đọc các bài viết khác của chúng tôi tại đây nhé!
Tham khảo thêm: