Chỉ số CapEx là một trong những chỉ số phổ biến và thường được ứng dụng vào các dự án đầu tư mới. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đôi khi tỏ ra lúng túng khi nói về chỉ số này. Vậy CapEx là gì? Làm sao để tính chỉ số CapEx? Chỉ số CapEx bao nhiêu là tốt? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Chỉ số CapEx là gì?
Chỉ số CapEx hay phí phi vốn hoặc phí tài sản sản cố định, là khoản chi phí mà doanh nghiệp dùng để chi trả cho các hình thức dịch vụ và hàng hóa nhằm để phục vụ cho hoạt động phát triển, mở rộng kinh doanh của công ty để tạo ra lợi nhuận hoặc dùng để nâng cấp, bảo trì, sửa chữa hệ thống.
Trong kinh doanh, chỉ số CapEx thường được sử dụng để thực hiện những dự án đầu tư mới nào đó của công ty với mục đích duy trì hoặc gia tăng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
Chỉ số CapEx có tên tiếng Anh là Capital Expenditure. Từ “ CapEx” cũng được viết tắt từ tên gọi này.
Đặc điểm của chỉ số Capex
- Về mặt kế toán, dựa vào CapEx, nhà đầu tư có thể biết được tài sản của công ty thuộc diện nào: là loại tài sản mới mua hoặc dành cho những loại tài sản có giá trị sử dụng từ trên 1 năm. không chỉ vậy, số chi phí được dùng để giúp kéo dài tuổi thọ của tài sản cũng được thể hiện trên báo cáo thu nhập.
- Chỉ số CapEx còn cung cấp rõ ràng số vốn mà công ty cổ phần đã bỏ vào các tài sản cố định của mình. Từ đó, nhà đầu tư có thể xem xét cân nhắc xem doanh nghiệp này có phát triển hay duy trì các hoạt động kinh doanh hay không.
- Mối công ty sẽ có mức chi phí CapEx khác nhau. Thông qua chỉ số này, có thể thấy được để thấy những tài sản mà doanh nghiệp đang chi tiêu vốn hay những tài sản được mua vào có bị phụ thuộc vào ngành công nghiệp mà công ty đó chiếm hay không.
- Yêu cầu các công ty phải thực hiện việc phân bổ chi phí cho các chi phí theo vòng đời hữu ích của 1 tài sản. Tuy nhiên nếu chỉ số CapEx ở điều kiện hiện tại thì chi phí sẽ được khấu trừ hoàn toàn trong năm mà nó phát sinh.
Ý nghĩa chỉ số CapEx
Chỉ số CapEx có những ý nghĩa quan trọng sau đây:
- Giúp nhà đầu tư thấy được khả năng phát triển cũng như tiềm năng của công ty qua các năm. Từ đó, đưa ra đánh giá công ty có đủ tiềm lực để phát triển các dự án hay không.
- Việc so sánh chỉ số CapEx giữ công ty và doanh nghiệp với nhau, giúp lựa chọn doanh nghiệp phù hợp để đầu tư và an toàn sổ vốn.
Công thức để tính chỉ số Capex
Ta có, công thức tính chỉ số Capex: CAPEX = Δ PP & E + Khấu hao hiện tại
Trong đó:
- CAPEX được gọi là chi phí đầu tư
- Δ PP & E là sự thay đổi trong bất động sản, nhà máy và thiết bị
Nhà đầu tư cũng có thể căn cứ vào chỉ số này và tính toán ra chỉ số Capex và xác định chi phí tài sản cố định của công ty là bao nhiêu.
CAPEX = Δ PP & E + Khấu hao hiện tại
Tuy nhiên, để tính chỉ số Capex, trước tiên nhà đầu tư cần thực hiện các điều sau:
- Xác định số dư PP & E kỳ trước.
- Lấy tỷ số chênh lệch giữa 2 lần để xác định sự chuyển đổi trong số dư đó của công ty.
- Thêm sự thay đổi PP & E vào chi phí khấu hao và tính chỉ số Capex trong giai đoạn bạn muốn ở thời điểm hiện tại.
Ứng dụng của chỉ số CapEx trong đầu tư
Tính tỷ lệ CFO trên Capex
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên chi phí vốn được tính theo công thức:
CFO/Capex = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/ Capex
Về cơ bản, đây là được coi là 1 chỉ số rất quan trọng và. Ta có những trường hợp sau:
- CapEx/CFO > 1: Hoạt động kinh doanh của một công ty sẽ tạo ra 1 lượng tiền mặt và đủ để có thể chi tiêu. Việc này, đồng nghĩa tài trợ cho các hoạt động như sửa chữa, bảo dưỡng hay mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp.
- CapEx/CFO < 1: Hoạt động kinh doanh của một công ty không tạo ra đủ lợi nhuận để chi tiêu. Việc này, đồng nghĩa công ty cần thêm nguồn tài trợ cho các hoạt động như sửa chữa, bảo dưỡng hay mua sắm tài sản cố định.
Lưu ý: Một lời khuyên hữu ích cho các nhà đầu tư khi áp dụng chỉ số này, nhà đầu tư cần chú ý đến tỷ lệ cụ thể trong ngành. Đồng thời, trong quá trình so sánh, nên với tỷ lệ của 1 doanh nghiệp khác cũng lĩnh vực và có mức Capex tương tự nhau.
Ứng dụng Capex để tính toán dòng tiền tự do của công ty
Dòng tiền tự do là tạo ra từ hoạt động kinh doanh mà công ty đó thực hiện phân phối cho chủ nợ cùng chủ sở hữu sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính. Chỉ số CapEx còn được ứng dụng trong việc tính toán dòng tiền tự do của một doanh nghiệp. Ta có công thức tính dòng tiền tự do của doanh nghiệp như sau:
FCFF = EBIT x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi VLĐ
Capex được ứng dụng để tính toán dòng tiền thuần vốn của công ty
Tương tự như dòng tiền tự do, dòng tiền thuần vốn là dòng tiền dành riêng cho chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp khấu trừ thuế. Đây là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được phân phối cho chính chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi đã thực hiện trả lãi và vốn cho nhà đầu tư và chi trả những phí đầu tư mới và thay đổi về vốn lưu động.
Công thức để tính dòng tiền thuần vốn như sau:
FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi VLĐ + (Vay nợ mới – Trả nợ cũ)
Phân biệt Chi phí vốn (CAPEX) với Chi phí hoạt động (OPEX)
Về cơ bản, chi phí CapEx và chi phí hoạt động Opex hoàn toàn khác nhau. Song, nhà nhiều nhà đầu tư luôn nhầm lẫn giữa xhai chi phí này. Ta cần hiểu như sau:
- Opex là chi phí ngắn hạn và được sử dụng hết trong cùng kỳ kế toán mà họ đã mua, thường được công ty sử dụng điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày. Đây là mức chi phí đại diện cho các chi phí khác thuộc diện thiết yếu để duy trì hoạt động kinh doanh, bao gồm các khoản như chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí thuế tài sản… Còn CapEx là chi phí vốn, chi phí tài sản cố định khoảng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư một loại tài sản hay sử dụng nâng cấp, bảo trì hệ thống, hoặc phục vụ hoạt động sản xuất.
- Chi phí hoạt động (OPEX) có thể cắt giảm mà không làm giảm chất lượng hoặc sản lượng sản xuất. Ngược lại, chi phí CapEx, chi phí hoạt động được khấu trừ thuế hoàn toàn trong năm chúng được thực hiện.
Tuy nhiên, một mặt hàng thường có được thông qua CapEx có thể được gán Opex của công ty, nếu doanh nghiệp này không mua mà chỉ chọn thuê mặt hàng đó. Đây có thể là một lựa chọn hấp dẫn về mặt tài chính nếu công ty có dòng tiền hạn chế và muốn có thể khấu trừ tổng chi phí mặt hàng trong năm.
Kết luận
Nói tóm lại, chỉ số CapEx là một trong những chỉ số quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong kinh doanh, nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số này để đưa ra quyết định có tham gia đầu tư hay dự án của một công ty hay không. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin hiệu quả về chỉ số CapEx. Chúc các bạn giao dịch thành công.