Chi phí lãi vay là một khoản mục chi phí quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vậy chi phí lãi vay là gì? Công thức tính chi phí lãi vay như thế nào? Khi quyết toán thuế TNDN chi phí lãi vay được trừ hay không được trừ? Giavang.com sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc của bạn trong bài viết dưới đây!
Mục Lục
Chi phí lãi vay là gì?
Chi phí lãi vay được định nghĩa là khoản tiền mà doanh nghiệp cần trả cho bên cho vay dựa trên số tiền đã vay, được tính theo mức lãi suất quy định nhân với số dư nợ gốc chưa thanh toán. Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí lãi vay được ghi nhận như khoản lãi phải trả phát sinh trong kỳ kê khai.
Chi phí lãi vay bao gồm:
- Lãi tiền vay ngắn hạn
- Lãi tiền vay dài hạn
- Lãi tiền vay trên các khoản thấu chi (hạn mức tín dụng)
- Lãi suất trái phiếu, nợ chuyển đổi (kể cả chi phí phát hành trái phiếu của trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi)
- Lãi suất từ các khoản vay khác.
Xem thêm:
- Chi phí chìm (Sunk Cost) là gì? 4 bước tránh bẫy chi phí chìm
- OPEX là gì? Đặc điểm và cách tính chi phí hoạt động
Đặc điểm của chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay có các đặc điểm sau:
- Chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ kế toán cần được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ đó, trừ trường hợp được vốn hóa theo quy định.
- Chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến sản xuất dở dang hoặc đầu tư xây dựng sẽ được tính vào giá trị của tài sản tương ứng khi đáp ứng đủ điều kiện.
- Chi phí lãi vay được vốn hóa khi doanh nghiệp có thể chắc chắn rằng sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Chi phí lãi vay biến động theo mức lãi suất chung của nền kinh tế. Trong thời kỳ lạm phát, chi phí lãi vay sẽ tăng cao hơn bình thường do các doanh nghiệp phải trả lãi suất cao cho các khoản vay.
Công thức tính chi phí lãi vay
Tính chi phí lãi vay ngân hàng
Lãi suất vay ngân hàng thường được áp dụng đồng đều cho tất cả các khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng công thức tính lãi suất vay theo phương thức dư nợ giảm dần, cụ thể như sau:
Lãi phải trả (Tháng) = (Dư nợ vay hiện tại x Dư nợ vay hiện tại x Số ngày thực tế duy trì dư nợ) / 365
Tính chi phí lãi vay cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác
Cách thức tính lãi vay có thể khác nhau tùy theo đối tượng vay vốn (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức). Tuy nhiên, nhìn chung, lãi vay sẽ được tính toán dựa trên ba yếu tố chính là: dư nợ, lãi suất vay và thời gian thực tế duy trì số nợ.
Công thức tính chung như sau:
Số lãi phải trả = Lãi trả theo tháng + Lãi trả lẻ ngày
Trong đó:
Lãi trả theo tháng = (Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay theo năm x Số ngày thực tế duy trì nợ) / 365 ngày
Lãi phải lẻ ngày = (Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay theo năm x Số ngày thực tế duy trì dư nợ hiện tại lẻ tháng) / 365
Xác định chi phí lãi vay hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN
Trừ những khoản chi lãi vay được liệt kê dưới đây, tất cả các khoản chi khác sẽ được xem là chi phí hợp lý của doanh nghiệp nếu có đầy đủ hồ sơ, hóa đơn và chứng từ hợp lệ.
Lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu
Theo Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, lãi suất tiền vay liên quan đến phần vốn điều lệ chưa được đăng ký (bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh) cũng không được phép khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ và trong quá trình kinh doanh phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Việc xác định số lãi vay không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế được quy định như sau:
– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu: Toàn bộ lãi tiền vay không được trừ khi tính thuế TNDN.
– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu:
- Nếu doanh nghiệp có nhiều khoản vay:
Khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ | = | Vốn điều lệ còn thiếu | = | Tổng số lãi vay |
- Nếu doanh nghiệp có một khoản vay duy nhất:
Khoản chi trả lãi vay không được trừ = Số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) Lãi suất của khoản vay nhân (x) Thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
Lãi vay vượt mức 150% lãi suất cơ bản
Theo quy định tại mục 2.17, khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC
“Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay” thì không được xem là chi phí được trừ hợp lý khi tính thuế TNDN.
Ví dụ:
- Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 8%/năm.
- Công ty A vay tiền của cá nhân ông Nguyễn Văn B với lãi suất 15%/năm.
Như vậy khi tính chi phí được trừ của tiền lãi vay thì chỉ phần lãi vay tương ứng lãi suất 8%*1,5=12%/năm là được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN. Phần chi lãi vay tương ứng 3%/năm vượt mức sẽ bị loại khỏi chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
Vốn hóa chi phí lãi vay
Đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư, khoản chi trả tiền vay phát sinh sẽ được hạch toán vào giá trị đầu tư thay vì chi phí trong kỳ. Điều này có nghĩa là chi phí lãi vay trong quá trình đầu tư sẽ được vốn hóa và thêm vào giá trị của tài sản hoặc công trình đầu tư.
Chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Chi phi lãi vay trong giao dịch liên kết được quy định theo Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 theo đó:
Cách hạch toán chi phí lãi vay
Hạch toán lãi vay khi vốn hóa/không được vốn hóa
Nếu chi phí vay vốn đã được vốn hóa và được tính vào giá trị đầu tư hoặc giá trị sản phẩm dở dang, kế toán sẽ thực hiện hạch toán như sau:
- Ghi Nợ các tài khoản 627, 211,…
- Ghi Có các tài khoản 111, 112, 242,…
Đối với các khoản vay không được vốn hóa, doanh nghiệp sẽ ghi nhận vào chi phí tài chính của kỳ đó bằng cách:
- Ghi Nợ tài khoản 635
- Ghi Có các tài khoản 111, 112, 242,…
Hạch toán lãi vay được trừ và không được trừ vào chi phí trong kỳ
Dù chi phí lãi vay có được trừ hay không thì đều hạch toán như sau:
Nếu trả lãi vay định kỳ:
- Ghi Nợ tài khoản 635
- Ghi Có các tài khoản 111, 112,…
Nếu phát sinh các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động vay:
- Ghi Nợ tài khoản 635
- Ghi Có các tài khoản 111, 112,…
Nếu trả lãi vay trước cho nhiều kỳ:
Khi trả lãi vay, ghi:
- Nợ tài khoản 242
- Có các tài khoản 111, 112
Khi phân bổ lãi vay vào chi phí tương ứng:
- Ghi Nợ tài khoản 635
- Ghi Có tài khoản 242
Hạch toán chi phí lãi vay trả sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay:
Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí:
- Ghi Nợ tài khoản 635
- Ghi Có tài khoản 335
Khi trả lãi vay sau khi hợp đồng vay kết thúc:
- Ghi Nợ tài khoản 335
- Ghi Có các tài khoản 111, 112
Hạch toán lãi thuê tài sản tài chính phải trả
Nếu doanh nghiệp nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính và thanh toán ngay:
- Ghi Nợ tài khoản 635
- Ghi Có các tài khoản 111, 112
Nếu doanh nghiệp nhận hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính nhưng chưa thanh toán ngay:
- Ghi Nợ tài khoản 635
- Ghi Có tài khoản 315
Hạch toán lãi trả chậm của tài sản mua theo phương thức trả chậm, trả góp
Lãi phải trả cho bên bán khi mua tài sản:
- Nợ TK 242
- Có TK 111, 112
Định kỳ phân bổ dần lãi trả chậm vào chi phí
- Nợ TK 635
- Có TK 242
Lời kết
Trong bài viết trên, giavang.com đã cập nhật cho bạn những kiến thức về chi phí lãi vay là gì cũng như cách thức để xác định chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN như thế nào. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ nắm rõ hơn về các quy định liên quan đến chi phí lãi vay, từ đó tận dụng hiệu quả các khoản vay vốn, tối ưu hóa vai trò đòn bẩy tài chính và lá chắn thuế cho doanh nghiệp.
Bài viết liên quan: